Nguyên nhân gây đau mỏi khớp háng

Đau mỏi khớp háng là triệu chứng của một số tình trạng, bao gồm viêm khớp, chấn thương ở hông, viêm bao hoạt dịch... Tình trạng đau mỏi khớp háng thường được điều trị bằng cách nghỉ ngơi và vật lý trị liệu.

1. Vai trò của khớp háng

Khớp háng là một khớp rất ổn định và mạnh mẽ. Nó được gọi là khớp dạng lồi cầu và ổ cối. Điều này là do phần trên của xương đùi có hình dạng giống như một quả bóng, nằm bên trong một hốc rỗng trong xương chậu (ổ cối) của bạn. Khớp lồi cầu - ổ cối tạo ra nhiều chuyển động nhất trong tất cả các loại khớp khác nhau trong cơ thể.

Khớp háng được giữ với nhau bằng một lớp cơ được cố định vào xương gọi là gân. Các cơ và gân này tạo thành một bao quanh khớp và hỗ trợ các cử động của khớp. Chúng giúp di chuyển khớp, hỗ trợ chuyển động của chân và phần thân trên của bạn.

Với tất cả sự hỗ trợ này, việc khớp háng bị trật khớp là điều bất thường, ngay cả sau một chấn thương do tác động mạnh.

2. Triệu chứng của đau mỏi khớp háng

Các triệu chứng đau khớp háng bao gồm:

  • Đau ở háng, xuống phía trước của chân và ở đầu gối.
  • Đôi khi đau đầu gối là dấu hiệu duy nhất của vấn đề về khớp háng – đây được gọi là đau quy chiếu hoặc đau lan tỏa và khá phổ biến.
  • Bạn có thể cảm thấy đau ở bên ngoài hông hoặc ở mông, mặc dù điều này cũng có thể do các vấn đề ở lưng dưới của bạn gây ra.

3. Nguyên nhân của đau mỏi khớp háng

Nhiều tình trạng và chấn thương có thể gây đau mỏi khớp háng. Một số nguyên nhân đau mỏi khớp háng phổ biến có thể bao gồm:

  • Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau mỏi khớp háng ở người lớn. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp ở ngón tay, đầu gối và khớp háng.

Khớp háng của bạn có thể trở nên đau, sưng và cứng vì thoái hóa khớp làm mỏng sụn khiến xương của bạn không cọ xát với nhau, hình thành gai xương trên xương của khớp. Bạn có thể cảm thấy rất đau do viêm xương khớp hông hạn chế cử động và đôi khi khiến bạn đi khập khiễng.

Thoái hóa khớp háng có thể gây ra rất nhiều đau đớn, trong những trường hợp nặng, chân có thể trở nên ngắn hơn và hông có thể bị cố định ở tư thế cong, khiến việc di chuyển trở nên khó khăn.

  • Bệnh Paget xương

Bệnh Paget ảnh hưởng đến cách xương phát triển và tự làm mới, khiến xương trở nên yếu hơn. Nó thường ảnh hưởng đến xương chậu, khiến nó phát triển không theo hình dạng. Điều này thường có thể dẫn đến đau mỏi khớp háng.

  • Các loại viêm khớp khác

Các tình trạng viêm, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến và viêm cột sống dính khớp đều có thể gây đau hông.

  • Gãy xương khớp háng

Nếu bạn bị ngã và bị thương ở hông, hãy đến gặp bác sĩ vì gãy xương quanh hông rất phổ biến, đặc biệt là ở những người cao tuổi bị loãng xương.

  • Hoại tử vô mạch (hoại tử xương)

Hoại tử vô mạch là một tình trạng hiếm gặp và gây đau đớn, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể ở người trưởng thành từ trẻ đến trung niên. Nó xảy ra ở khớp háng khi lượng máu cung cấp cho lồi cầu ở phần cuối của xương đùi bị mất. Điều này làm cho xương chết và lồi cầu xẹp xuống, dẫn đến viêm khớp.

Đây có thể là tình trạng mất lưu lượng máu vĩnh viễn hoặc tạm thời. Đôi khi điều trị bằng steroid, đối với các bệnh như ung thư hoặc hen suyễn, có thể gây ra tác dụng phụ là hoại tử vô mạch. Ngoài ra, bạn có thể bị gãy xương nghiêm trọng ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến phần cuối của xương. Việc mất lưu lượng máu này khiến xương và mô xung quanh dần dần chết đi – thay đổi hình dạng của quả bóng ở phần cuối của xương và khiến khớp háng của bạn bị đau, cứng. Nó có thể khiến lồi cầu trong khớp bị xẹp xuống, dẫn đến viêm khớp.

  • Hội chứng chạm khớp háng

Là tình trạng mà lồi cầu và ổ cối không di chuyển tự do trong phạm vi chuyển động bình thường của chúng. Điều này có thể là do đỉnh của lồi cầu không tròn hoàn toàn hoặc do ổ cối quá sâu. Nguyên nhân chưa hoàn toàn được lý giải tại sao điều này xảy ra, trong hầu hết các trường hợp không cần điều trị cụ thể.

  • Viêm bao hoạt dịch quanh mấu chuyển

Túi hoạt dịch là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng, hoạt động giống như đệm để giảm ma sát khi các bộ phận của cơ thể di chuyển lên nhau, ví dụ như khi gân hoặc dây chằng đi qua xương. Nếu bạn bị đau ở phần xương của khớp háng, bạn có thể bị viêm bao hoạt dịch.

Viêm bao hoạt dịch quanh mấu chuyển thường xảy ra ở cả hai bên hông. Nó thường cải thiện khi nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau và vật lý trị liệu.

  • Viêm gân chậu

Viêm gân cơ chậu là tình trạng viêm gân cơ chậu chạy qua mép xương chậu, cơ giúp bạn gập chân lên. Tình trạng này thường tự khỏi không cần điều trị.

  • Khớp háng bật

Là tình trạng mà gân gấp khớp háng bị đứt nhưng thường không gây đau hông. Nếu bác sĩ cho rằng bạn mắc phải tình trạng này, họ thường khuyên bạn nên nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau cho đến khi tình trạng ổn định. Các xét nghiệm và phẫu thuật hiếm khi cần thiết.

  • Rách sụn viền ổ cối

Sụn viền ổ cối là một vòng sụn dày xung quanh hốc hông. Nó có thể bị rách nếu lồi cầu hoặc ổ cối bị biến dạng. Đây có thể là kết quả của các vấn đề về hông trong thời thơ ấu hoặc thay đổi hình dạng của hông khi nó phát triển, nhưng trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân là không rõ.

Nếu bác sĩ của bạn cho rằng bạn bị sụn viền ổ cối, họ có thể khuyên bạn nên tiến hành kiểm tra khớp. Một lượng nhỏ thuốc nhuộm được tiêm vào khớp hông trước khi chụp MRI hoặc CT. Điều này cho hình ảnh rõ ràng về bề mặt của xương, mô mềm và sụn trong khớp.

4. Điều trị đau mỏi khớp háng

Nếu cơn đau hông của bạn không cải thiện khi dùng các loại thuốc như Paracetamol và Ibuprofen, kết hợp nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm. Họ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc NSAID mạnh hơn, chẳng hạn như Diclofenac, Naproxen hoặc liều cao hơn của Ibuprofen để giúp giảm đau. Giống như tất cả các loại thuốc, NSAID đôi khi có thể có tác dụng phụ. Nếu bạn đang dùng NSAID theo toa, bác sĩ của bạn sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc các bệnh này.

  • Bisphosphonate

Được sử dụng để điều trị bệnh Paget xương và loãng xương. Chúng hoạt động bằng cách làm chậm quá trình mất xương, giúp giảm nguy cơ gãy xương hông.

  • Vật lý trị liệu

Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn một loạt các bài tập và hoạt động vận động nhẹ nhàng giúp giảm đau hông.

  • Lao động trị liệu

Nếu bạn cho rằng công việc hoặc một số hoạt động nhất định có thể là nguyên nhân chính gây ra cơn đau của mình, bạn nên thảo luận vấn đề này với chuyên gia trị liệu cơ năng.

  • Tiêm steroid

Nếu cơn đau của bạn là do viêm bao hoạt dịch hoặc viêm trong hoặc xung quanh khớp háng, việc tiêm steroid có thể giúp ích. Tiêm thuốc gây tê cục bộ làm tê khu vực để giảm đau khi tiêm. Chúng thường rất hữu ích trong việc điều trị các tình trạng ảnh hưởng đến vùng mấu chuyển ở bên ngoài khớp háng.

  • Phẫu thuật

Không phải ai bị đau mỏi khớp háng cũng cần phẫu thuật. Tuy nhiên, gãy xương khớp háng hầu như luôn cần phẫu thuật để ổn định xương. Việc thay lồi cầu cũng có thể cần thiết.

  • Phẫu thuật thay khớp háng

Nếu cơn đau hông của bạn là do viêm khớp và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ có thể trao đổi với bạn về phẫu thuật thay khớp háng. Các kỹ thuật hiện đại được sử dụng trong thay khớp háng tạo nên sự đột biến như: Hơn 90% người thay khớp háng thấy giảm đau rõ rệt và một khớp háng nhân tạo hiện đại sẽ tồn tại ít nhất 15 năm.

  • Phẫu thuật rách sụn viền ổ cối

Phẫu thuật định hình lại hông có thể cải thiện khả năng cử động khớp và giảm đau cũng như cứng khớp. Trong một số trường hợp, quy trình này được thực hiện bằng phẫu thuật lỗ khóa.

Đau hông dai dẳng có thể là dấu hiệu của viêm khớp hoặc chấn thương nghiêm trọng. Đến khám bác sĩ ngay nếu cơn đau khiến bạn khó đi lại hoặc di chuyển. Nếu bạn bị đau hông sau khi bị ngã hoặc tai nạn xe hơi, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Rocalcic 100
    Công dụng thuốc Rocalcic 100

    Rocalcic 100 với thành phần chính là Calcitonin ( dưới dạng Calcitonin salmon), có tác dụng điều trị các bệnh lý xương khớp. Rocalcic 100 bào chế dạng dung dịch tiêm 1ml với hàm lượng mỗi lọ chứa 100UI/ml Calcitonin.

    Đọc thêm
  • tổn thương tiền ung thư da
    Tổn thương da tiền ung thư và ung thư da

    Ung thư da được xem là loại bệnh phổ biến và có xu hướng phát triển tại các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đối với những tổn thương tiền ung thư da được biểu hiện bởi ...

    Đọc thêm
  • ribometa
    Công dụng thuốc Ribometa 4mg/5ml

    Thuốc Ribometa 4mg/5ml (Axit zoledronic) là một bisphosphonate, hoạt động chủ yếu trên xương. Thuốc là chất ức chế tiêu xương qua trung gian hủy cốt bào. Bài viết dưới đây cho bạn đọc biết rõ về tác dụng của ...

    Đọc thêm
  • Trật khớp háng bẩm sinh kèm đau mỏi khớp háng
    Trật khớp háng bẩm sinh kèm đau mỏi khớp háng điều trị thế nào?

    Em bị trật khớp háng bẩm sinh bên trái, giờ có dấu hiệu hơi đau mỏi, đi lại hơi khó khăn. Vậy bác sĩ cho em hỏi trật khớp háng bẩm sinh kèm đau mỏi khớp háng điều trị thế ...

    Đọc thêm
  • Azubin
    Công dụng thuốc Azubin

    Azubin thuộc nhóm thuốc không steroid, chứa thành phần chính là Risedronat, thường được dùng để điều trị các bệnh xương, giảm khả năng gãy xương và chống hủy xương. Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi ...

    Đọc thêm