Đau sau khi té xe có phải gãy xương không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Cháu bị té xe cũng được một tháng rồi. Cháu có chụp X-quang ở bệnh viện khác thì họ bảo bị đau xương khớp bong gân, mà hiện giờ cháu thấy vẫn chưa lành. Cháu lo sợ bị gãy xương. Bác sĩ cho cháu hỏi đau sau khi té xe có phải gãy xương không? Cháu cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Chào bạn,

Với câu hỏi “Đau sau khi té xe có phải gãy xương không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Sau té xe, bạn đã chụp X-quang không thấy tổn thương xương khớp, bạn được chẩn đoán bong gân, nay vẫn còn đau thì thông thường không phải là bị gãy xương (đôi khi gãy xương bán phần, kín đáo thì chụp X-quang không phát hiện được mà phải chụp cắt lớp vi tính thường quy), có thể bạn bị bong gân. Tuy nhiên, bạn chưa cung cấp cho bác sĩ biết vị trí chấn thương của bạn: Vai, khuỷu tay, cổ tay, bàn ngón tay, háng, gối, cổ chân, bàn ngón chân và cách điều trị như thế nào. Nhưng nhìn chung điều trị bong gân sẽ mất từ 1-4 tuần thậm chí 6-8 tuần tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ. Vì vây, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng của bạn và hướng điều trị thích hợp.

Nếu bạn còn thắc mắc về đau sau khi té xe, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Văn Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • kimoral s
    Công dụng thuốc Kimoral S

    Kimoral S là thuốc được sử dụng để điều trị vấn đề do viêm nhiễm. Trước khi sử dụng thuốc bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về thuốc để tránh ảnh hưởng không mong muốn. Sau đây là một ...

    Đọc thêm
  • Musbamol 750
    Công dụng thuốc Musbamol 750

    Thuốc Musbamol 750 là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị các triệu chứng do viêm cơ xương cấp kết hợp với đau do co thắt cơ gây ra. Vậy cách sử dụng thuốc Musbamol như thế nào? Cần lưu ...

    Đọc thêm
  • Antiflex
    Công dụng thuốc Antiflex

    Thuốc Antiflex có thành phần chính là Orphenadrine được sử dụng để giãn cơ và giảm cứng đau, khó chịu do căng thẳng, bong gân hoặc tổng thương cơ bắp. Tuy nhiên tên thương hiệu Antiflex đã ngừng tại Mỹ, ...

    Đọc thêm
  • Gmdiacetyl 20
    Công dụng thuốc Gmdiacetyl 20

    Gmdiacetyl 20 được chỉ định trong điều trị triệu chứng của một số bệnh liên quan đến xương khớp. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính là Tenoxicam 20 mg.

    Đọc thêm
  • Dutalpha
    Công dụng thuốc Dutalpha

    Dutalpha là thuốc giảm đau, hạ sốt, thuộc nhóm chống viêm không Steroid, có thành phần chính là Alphachymotrypsin. Bệnh nhân nên tuân thủ đúng chỉ định, liều dùng thuốc Dutalpha sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và ...

    Đọc thêm