Gốc tự do là gì và ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào?

Gốc tự do được hình thành trong quá trình sinh sống của cơ thể, chúng rất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu hình thành quá nhiều cũng gây ra những tác động xấu, tăng nguy cơ bệnh tật.

1. Gốc tự do là gì?

Gốc tự do là phân tử, ion hay một nguyên tử có số một electron hay có số electron lẻ nên thường không ổn định dễ dàng phản ứng với các phân tử khác trong tế bào.

Gốc tự do có thể mang điện tích dương, âm hoặc không mang điện và chúng đều giữ vai trò quan trọng trong hệ thống sinh học. Chúng có lớp điện tử ngoài cùng chứa một điện tử không ghép cặp (hay gọi là điện tử đơn độc), do có điện tử không ghép cặp ở lớp ngoài cùng nên gốc tự do rất không ổn định, chúng luôn có xu hướng cướp điện tử của các nguyên tử hay phân tử khác để trở về trạng thái ổn định, nhưng lại biến các nguyên tử hoặc các phân tử này trở thành gốc tự do, làm cho cấu trúc tế bào bị thay đổi và bị phá vỡ. Các gốc tự do được sinh ra trong cơ thể chủ yếu từ hai nguồn:

  • Nguồn gốc nội sinh được tạo ra thường xuyên do chuỗi hô hấp tế bào. Chuỗi hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng cho sự hoạt động của các tế bào, năng lượng được chuyển đổi chủ yếu từ carbohydrate.
  • Nguồn ngoại sinh: Do các tác nhân phóng xạ, phản ứng viêm, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, thuốc lá, ô nhiễm môi trường và một số tác nhân khác.

Các gốc tự do có hoạt tính rất mạnh nếu tăng quá mức sẽ gây ra những tổn thương đến tế bào, làm tăng nguy cơ bệnh tật.

Một số loại gốc tự do nguy hiểm gây hại cho cơ thể như: Superoxide, ozone, hydrogen peroxide, peroxy lipid, hydroxyl radical gây ra nhiều tổn thương tế bào.

Hút thuốc lá
Thuốc lá là một trong những nguồn ngoại sinh khiến các gốc tự do hình thành

2. Những ảnh hưởng của gốc tự do đối với cơ thể

Gốc tự do có thể dễ dàng phản ứng với các thành phần của tế bào, qua đó các gốc tự do gây ra sự rối loạn hoạt động bình thường của tế bào, phá hủy tế bào và đẩy nhanh quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.

Nhiều nghiên cứu thấy sự liên quan của các gốc tự do đối với sự hình thành một số bệnh lý gồm:

  • Bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương như: Alzheimer, các chứng mất trí nhớ, bệnh parkinson.
  • Bệnh lý tim mạch do tắc động mạch gây ra.
  • Rối loạn viêm và hệ thống miễn dịch: Các bệnh tự miễn thường gặp như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ.
  • Gốc tự do là tác nhân gây đột biến gen khi tấn công vào các ADN và tấn công vào các tổ chức màng, các chất sinh học trong tế bào góp phần làm tăng nguy cơ ung thư và làm cho bệnh cảnh ung thư nặng nề thêm.
  • Đục thủy tinh thể và chứng suy giảm thị lực liên quan đến tuổi tác
  • Thay đổi về ngoại hình do sự lão hóa gây ra như da mất độ căng bóng, đàn hồi, xuất hiện nhiều nếp nhăn, tóc bạc, rụng tóc, móng tay yếu.
  • Liên quan tới bệnh lý đái tháo đường ở người già.

Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể thì sự hình thành các gốc tự do nội sinh cũng rất cần thiết cho cơ thể, giúp cho quá trình tổng hợp và phân hủy các chất trong quá trình chuyển hóa tế bào.

Tiểu đường ở người cao tuổi
Gốc tự do cũng có liên quan tới bệnh lý đái tháo đường ở người già

3. Làm sao để hạn chế các gốc tự do trong cơ thể

Để tránh sự gia tăng quá mức của gốc tự do gây hại cho tế bào và cân bằng lại sự hình thành gốc tự do thì cơ thể cũng có những cơ chế gây phá hủy các gốc tự do, đó là những enzym có sẵn trong tế bào (glutathione reductase, glutathione peroxidase...) hay các chất chống oxy hóa không có bản chất enzym như vitamin A, E, C, coenzyme Q, beta caroten, selen...

Tuy nhiên, nếu vì nhiều nguyên nhân mà có quá nhiều gốc tự do được tạo ra và tồn tại trong cơ thể, thì những cơ chế chống gốc tự do trong chúng ta không thể tự loại bỏ hết được làm ảnh hưởng tới cơ thể. Một số biện pháp giúp phòng ngừa và loại bỏ gốc tự do gồm:

  • Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có tác dụng chống oxy hóa như vitamin A, vitamin E, vitamin C, beta caroten, selen... các chất có nhiều trong hoa quả mọng, rau xanh.... Tránh xa các chất không tốt cho cơ thể như đồ ăn có nhiều dầu mỡ, bia rượu, nước uống có gas...
  • Tránh căng thẳng stress: Hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, lo âu... tập thể dục giúp giảm stress như yoga, đi bộ, học cách suy nghĩ tích cực yêu đời để tránh hình thành gốc tự do.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ từ 7-8 giờ mỗi ngày, giúp hạn chế nguy cơ hình thành các gốc tự do.
  • Tránh tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc hại, ô nhiễm, môi trường có nhiễm phóng xạ.
  • Có thể thông qua việc bổ sung một số thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa trong cơ thể để giảm những gốc tự do gây hại cho cơ thể.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ từ 7-8 giờ mỗi ngày, giúp hạn chế nguy cơ hình thành các gốc tự do

Khi các gốc tự do tăng nhiều trong cơ thể sẽ gây hại cho tế bào, tăng nguy cơ gây nhiều bệnh lý phức tạp. Chế độ ăn uống sinh hoạt cũng góp phần ảnh hưởng tới sự hình thành các gốc tự do. Chính vì vậy, một lối sống sinh hoạt khoa học, bổ sung đầy đủ các chất chống oxy hóa giúp hạn chế hình thành gốc tự do.

Khách hàng có thể truy cập website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để tham khảo thêm nhiều thông tin được chia sẻ trực tiếp từ các bác sĩ, chuyên gia về cách chăm sóc, chế độ ăn uống cho từng lứa tuổi.

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

107.9K

Relating articles
  • heparos
    Uses of Heparos

    Heparos belongs to a group of other health-promoting products used for certain conditions. So what does Heparos drug work and what disease does it treat?

    Readmore
  • Lượng calo trong nấm Truffle
    Calories in Truffles

    Nấm truffle là một loại nấm hoặc nấm thuộc chi Tuber. Nó phát triển dưới lòng đất, thường gần hoặc ngay bên dưới rễ cây, đặc biệt là sồi, bạch dương và cây thông.

    Readmore
  • Tác hại của mất cân bằng oxy hóa và cách dự phòng
    The harmful effects of oxidative stress and how to prevent it

    Gốc tự do được hình thành trong quá trình sống của cơ thể, giúp cho quá trình tổng hợp và phân hủy các chất trong quá trình chuyển hóa tế bào. Tuy nhiên nếu hình thành quá nhiều cũng gây ...

    Readmore
  • Uống vitamin C có nóng không?
    Is taking vitamin C hot?

    Vitamin C is a popular vitamin that many people know and actively supplement in daily life. However, many people still wonder what is the effect of taking vitamin C, is it hot to drink vitamin C?

    Readmore
  • syhepa
    Uses of Syhepa

    Thuốc Syhepa được bào chế dưới dạng viên nang, có thành phần chính là Silymarin. Thuốc được sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, xơ gan.

    Readmore