Bé 7 tháng tuổi bị viêm phế quản sau uống thuốc ho và nôn tăng có phải bệnh nặng hơn không?

Hỏi

Chào bác sĩ!

Con em nay được 7 tháng tuổi, đi khám chẩn đoán viêm phế quản và có cho uống thuốc ạ. Trước đó bé hay ho đêm kèm nôn sau khi uống thuốc bé ho cả ban ngày và vẫn nôn. Vậy bác sĩ cho em hỏi bé 7 tháng tuổi bị viêm phế quản sau uống thuốc ho và nôn tăng có phải bệnh nặng hơn không?

Rất mong bác sĩ tư vấn, em cảm ơn!

Hoàng Bích Phương (1995)

Trả lời

Chào bạn!

Với câu hỏi “Bé 7 tháng tuổi bị viêm phế quản sau uống thuốc ho và nôn tăng có phải bệnh nặng hơn không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Viêm phế quản là hội chứng lâm sàng xảy ra do tình trạng viêm cấp của khí quản và các phế quản lớn. Viêm phế quản cấp ở trẻ em thường do nhiễm virus (virus hợp bào hô hấp, virus cúm, Adenovirus,...hoặc nhiễm vi khuẩn (phế cầu, Hemophilus influenzae, Moraxella,...) ở hệ hô hấp, ngoài ra còn do dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản hoặc do nấm gây ra.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh là sốt, ho có đờm, khò khè, chảy mũi, nghe phổi có ran phế quản. Khi bị viêm phế quản, trẻ cần uống nhiều nước hơn bình thường, dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, long đờm. Trẻ cần được khám để tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp (chỉ định thuốc kháng sinh - khi có nhiễm trùng, thuốc giãn phế quản - khi có co thắt phế quản,...). Cần cho trẻ tái khám ngay nếu sau 3 đến 5 ngày dùng thuốc trẻ vẫn còn ho hoặc xuất hiện các dấu hiệu năng như thở nhanh, khó thở, sốt cao khó hạ, không uống được hoặc nôn nhiều, hoặc có các biểu hiện bệnh nặng khác.

Trường hợp con của bạn 7 tháng tuổi, trước đó bé hay nôn và ho về đêm. Nếu sau khi uống thuốc bé không đỡ vẫn còn ho và nôn tăng hơn. Bạn cần cho bé đến khám lại và làm các xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang ngực, siêu âm tìm luồng trào ngược dạ dày thực quản, kiểm tra tai mũi họng,... để tìm nguyên nhân và điều trị

Nếu bạn còn thắc mắc về bé 7 tháng tuổi bị viêm phế quản sau uống thuốc ho và nôn tăng có phải bệnh nặng hơn không, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Vân Hạnh - Bác sĩ Nội nhi - Trung tâm Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

68 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • miraoflo
    Công dụng thuốc Miraoflo

    Thuốc Miraoflo được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính là Ofloxacin BP. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh có nguyên nhân từ vi khuẩn.

    Đọc thêm
  • Eufaclor 250
    Công dụng thuốc Eufaclor 250

    Thuốc Eufaclor 250 chứa hoạt chất chính là Cefaclor, một kháng sinh Cephalosporin thế hệ 2 dùng đường uống. Cơ chế tác dụng của thuốc là gắn vào các protein gắn với penicilin và ức chế quá trình tổng hợp ...

    Đọc thêm
  • tafurex
    Công dụng thuốc Tafurex

    Thuốc Tafurex thường được sử dụng để điều trị cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc xảy ra các biến chứng, điển hình như viêm màng não, viêm phổi, viêm phế quản,... Để thuốc Tafurex phát huy đầy đủ ...

    Đọc thêm
  • opeambrox 0,3%
    Công dụng thuốc Opeambrox 0,3%

    Opeambrox 0,3% thuộc nhóm thuốc có tác dụng trên đường hô hấp, dạng bào chế siro. Thuốc có chứa thành phần chính là Ambroxol HCl 15mg, đóng gói hộp 1 chai 60ml hoặc 1 chai 90ml. Người bệnh có thể ...

    Đọc thêm
  • medfalin
    Công dụng thuốc Medfalin

    Thuốc Medfalin được sử dụng điều trị những vấn đề do nhiễm khuẩn. Đây là thuốc bào chế dạng tiêm nên người sử dụng cần có chỉ định từ bác sĩ. Sau đây là một số thông tin chia sẻ ...

    Đọc thêm