Nguyên nhân gây nên chậm kinh là gì?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Vào ngày 26/3, con hết kinh nguyệt. Đến ngày 1/4, con lại có kinh và hết kinh vào ngày 5/4. Đến bây giờ là ngày 6/5, con bị chậm kinh. Vào ngày 19/4, con có dùng thuốc dị ứng vì mặt con bị dị ứng mỹ phẩm khoảng 4-5 hôm rồi ngưng. Mấy ngày nay, con có bị stress nữa. Bác sĩ cho con hỏi, nguyên nhân gây nên chậm kinh là gì?

Uyên (2000)

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Thanh Hà - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Nguyên nhân gây nên chậm kinh là gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Chậm kinh (hay trễ kinh) là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ, là hiện tượng khi đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Thông thường, nếu quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì gọi là chậm kinh. Mặt khác, khi chị em lỡ mất ít nhất ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp thì được xem là vô kinh.

Các nguyên nhân gây chậm kinh thường gặp ở phụ nữ bao gồm: có thai, tăng cân - giảm cân quá mức, vận động quá mức, stress, tác dụng phụ của thuốc (chống trầm cảm, nội tiết, thuốc tránh thai, chống dị ứng,...), bệnh lý phụ khoa, rối loạn nội tiết. Trường hợp của bạn có thể do thuốc chống dị ứng và stress gây ra. Bạn có thể kiểm tra thêm bằng que thử thai để loại trừ việc có thai, tiếp tục theo dõi và khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nếu chậm kinh kéo dài 1 tháng.

Nếu bạn còn thắc mắc về chậm kinh, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

546 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Lohatidin
    Công dụng thuốc Lohatidin

    Thuốc Lohatidin có thành phần chính là Loratadin, đây là thuốc thuộc nhóm chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. Để sử dụng thuốc hiệu quả, độc giải có thể tham khảo thông tin trong bài ...

    Đọc thêm
  • allex
    Công dụng thuốc Allex

    Thuốc dị ứng Allex có thành phần chính là Artinidia Arguta Extract, có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm các triệu chứng của dị ứng. Thuốc Allex thường được dùng trong các trường hợp hen, viêm xoang, viêm ...

    Đọc thêm
  • Eurodora
    Công dụng thuốc Eurodora

    Thuốc EuroDora được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng từng đợt hoặc dai dẳng, giảm các triệu chứng mày đay tự phát mãn tính (ngứa, phát ban). Vậy cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc ...

    Đọc thêm
  • Antinaus
    Công dụng thuốc Antinaus 50

    Thuốc Antinaus 50mg thường được sử dụng để giảm hoặc ngăn ngừa một số loại dị ứng bằng cách ngăn chặn tác động của histamin. Tuy nhiên thuốc không được sử dụng ở bệnh nhi dưới 2 tuổi ,vì nguy ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Acedexphen 25
    Công dụng thuốc Acedexphen 25

    Acedexphen 25 là thuốc thuộc nhóm kháng Histamin, được sử dụng phổ biến trong điều trị dị ứng. Để biết công dụng, liều dùng và hướng dẫn sử dụng thuốc hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo thông tin ...

    Đọc thêm