Dinh dưỡng, tập thể dục và điều trị ung thư vú

Dù bạn đang ở độ tuổi nào, việc duy trì thói quen giữ gìn một bộ ngực khoẻ mạnh là vô cùng quan trọng. Điều đó nghĩa là bạn cần học cách tìm hiểu xem điều gì là bình thường và điều gì là không bình thường xảy ra với bộ ngực của bạn. Thói quen đó sẽ giúp bạn sớm nhận biết bất kỳ một sự thay đổi nào mà có khả năng là dấu hiệu của một sự bất thường.

1. Thói quen tự kiểm tra vú là gì?

Giống như bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, bạn cần hiểu xem bạn đang kỳ vọng điều gì ở những giai đoạn khác nhau của cuộc đời, bằng cách làm quen với việc bộ ngực của bạn trông như thế nào và cảm giác thế nào sẽ giúp bạn nhận biết điều gì đang trở nên bất thường. Pamela Peeke, MD, tác giả của Body for Life for Women nói “Cũng như là cái cách bạn để ý tới làn da của bạn và nhận ra bất kỳ nốt ruồi mới nào, bạn cũng nên lưu ý đến bộ ngực của bạn như vậy”.

Bác sĩ của bạn có thể giúp bạn kiểm tra vú định kỳ, và cũng có thể hướng dẫn bạn tự kiểm tra vú tại nhà. Các nghiên cứu khoa học không chỉ ra rằng việc kiểm tra vú thường xuyên giúp cứu sống hay phát hiện ung thư sớm hơn, nhưng rất nhiều Bác sĩ vẫn đưa ra lời khuyên về việc thường xuyên kiểm tra vú. Điều này là một việc tốt khi bạn nhận thức được cơ thể bạn và báo cho Bác sĩ nếu bạn phát hiện bất kỳ điều gì bất thường.

2. Điều gì là bình thường, điều gì là không bình thường?

Bạn thi thoảng có thể lo lắng rằng, bộ ngực của bạn nhìn không được bình thường lắm. Hầu hết những lo lắng về vấn đề này của phụ nữ thực ra lại chẳng phải là điều gì bất thường, Peeke nói. Ví dụ, nó là hoàn toàn bình thường nếu:

  • Ngực của bạn có kích thước hơi khác nhau một chút giữa hai bên;
  • Một bên vú thấp hơn một chút so với bên còn lại;
  • Bạn có lông xung quanh núm vú;
  • Ngực của bạn bị đau hoặc cảm thấy mềm trước và trong kỳ kinh nguyệt;
  • Hãy báo cho bác sĩ của bạn nếu bạn thấy bất kỳ thay đổi bất thường.
Ngực đau và căng tức
Một bên ngực thấp hơn là dấu hiệu cần được thăm khám

Hãy hẹn gặp Bác sĩ nếu bạn thấy:

  • Một cục cứng mà bạn chưa bao giờ cảm thấy trước đây;
  • Sưng quanh vú, xương đòn hoặc nách của bạn;
  • Da khô, nứt, đỏ hoặc dày (như vỏ cam) quanh núm vú của bạn;
  • Máu hoặc chất lỏng (không phải là sữa) rỉ ra từ núm vú của bạn;
  • Có cảm giác ấm hoặc ngứa ở ngực.

Những triệu chứng này không phải lúc nào cũng có nghĩa là một tình trạng bất thường nhưng điều quan trọng là chúng cần được bác sĩ kiểm tra. Chúng có thể là những thay đổi vô hại, hoặc chúng có thể được gây ra bởi một sự kích ứng hoặc nhiễm trùng cần điều trị. Rất hiếm khi chúng là dấu hiệu của bệnh ung thư.

Bạn có thể cần gặp bác sĩ nếu núm vú của bạn trông giống như bị tụt vào. Nhưng có thế đó chỉ là một sự thay đổi tự nhiên về hình dạng của vú, Erin Hofstatter, MD, trợ lý giáo sư ung thư y học tại Trường Y Yale nói. "Khoảng 10% phụ nữ có núm vú đảo ngược tự nhiên", cô nói. Đó không phải là vấn đề nếu ngực của bạn tự nhiên đã có hình dạng như vậy.

3. Hiểu rõ về nguy cơ ung thư vú của bạn

Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về những yếu tố có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ví dụ, nguy cơ của bạn có thể tăng lên nếu bạn hút thuốc, uống rượu hoặc có tiền sử gia đình bị ung thư vú.

Các nguy cơ làm tăng ung thư vú:

  • Phụ nữ không có con, hoặc có con sau 30 tuổi;
  • Phụ nữ có kỳ kinh nguyệt đầu tiên trước 12 tuổi;
  • Trải qua thời kỳ mãn kinh muộn hơn bình thường hoặc dùng một số loại thuốc nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh dài hơn 5 năm;
  • Uống thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tốt nhất hãy thảo luận với bác sĩ về tất cả những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe trước khi bạn quyết định sử dụng loại biện pháp tránh thai nào.
mãn kinh sớm
Một số phụ nữ có yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn bình thường

4. Những thay đổi mang thai hoặc cho con bú

Khi bạn mang thai, việc ngực của bạn trở nên to và mềm hơn là điều bình thường, núm vú của bạn có thể trở nên sẫm màu, các mạch máu trở nên rõ hơn và mô vú của bạn to hơn.

Các u nang (các túi chứa đầy chất lỏng) và các khối u không phải ung thư khác có thể hình thành hoặc tăng về kích thước trong thai kỳ. "Phần lớn các khối u được phát hiện trong thời kỳ mang thai đều không phải là ung thư", Peeke nói. "Nhưng bạn không thể chắc chắn về điều này, vì vậy bạn vẫn nên trao đổi chúng với bác sĩ của mình."

Ngực của bạn có thể sẽ sưng lên và chứa đầy sữa sau một vài ngày sau khi bạn sinh con khiến bạn cảm thấy ngực bị cứng. Nhưng khi bạn cho con bú thì cảm giác này sẽ dịu đi. Trong trường hợp bạn chọn cho bé bú bình, ngực của bạn sẽ ngừng tạo sữa sau một vài ngày.

Nếu bạn đang cho con bú, bạn có thể bị đau, nứt núm vú hoặc tắc ống dẫn sữa. Tắc ống dẫn sữa có thể dẫn đến một nhiễm trùng đau đớn gọi là tắc tia sữa hoặc viêm vú, cần được điều trị bằng kháng sinh

5. Tình trạng của vú ở độ tuổi 40 trở lên

Bạn sẽ nhận thấy những thay đổi về mặt thể chất khi bạn già đi. Trong thời kỳ mãn kinh hoặc gần mãn kinh, các tuyến tạo sữa co lại. Chúng được thay thế bằng mô mỡ mới, vì vậy kích cỡ áo ngực của bạn có thể tăng lên và ngực của bạn cũng có thể bắt đầu chảy xệ nhiều hơn.

Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú tăng lên khi bạn già đi, vì vậy hãy thảo luận với bác sĩ về thời điểm bạn nên bắt đầu làm các xét nghiệm sàng lọc ung thư vú định kỳ được gọi là chụp X-quang tuyến vú. Nhiều tổ chức y tế khuyên nên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ung thư vú từ 1 đến 2 năm một lần đối với phụ nữ từ 50 đến 74 tuổi. Tuy nhiên một số chuyên gia y tế khác thì gợi ý bạn nên bắt đầu ở độ tuổi 40 hoặc 45.

Sàng lọc ung thư vú
Thăm khám sàng lọc ung thư vú giúp phụ nữ phát hiện sớm ung thư vú

6. Duy trì các thói quen lành mạnh để phòng ung thư vú ở mọi lứa tuổi

Bất kể ở độ tuổi nào, bạn có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú nếu bạn hạn chế chỉ uống một ly rượu mỗi ngày hoặc ít hơn. Hãy bỏ hút thuốc nếu bạn đang có thói quen này, và cố gắng giữ cân nặng của mình ở trạng thái khỏe mạnh. Điều quan trọng nữa là tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần kèm với ăn nhiều trái cây và rau.

Hãy nhớ không bao giờ là quá sớm để bắt đầu suy nghĩ làm thế nào để có bộ ngực khỏe mạnh trong suốt cuộc đời - hoặc không bao giờ là quá muộn để thay đổi trở nên tốt hơn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang triển khai 4 gói khám tầm soát sàng lọc ung thư Vú cho nhiều đối tượng. Các gói khám gồm: Gói cơ bản, gói tiêu chuẩn, gói nâng cao và gói chuyên sâu, phân cấp theo từng nhóm đối tượng với nguy cơ mắc ung thư vú tăng dần. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán có độ chính xác cao về vấn đề sức khỏe mình đang gặp phải và nhận được lời khuyên tốt nhất trong việc phòng ngừa, điều trị bệnh.

Quý khách hàng quan tâm đến gói tầm soát và sàng lọc ung thư vú có thể trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

274 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan