Kim đâm vào hậu môn có gây nhiễm trùng máu không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Bạn cháu bị kim đâm vào hậu môn. Bác sĩ cho cháu hỏi là kim đâm vào hậu môn có gây nhiễm trùng máu không? Cháu cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Hoàng Bảo Minh (2005)

Trả lời

Chào bạn,

Với câu hỏi “Kim đâm vào hậu môn có gây nhiễm trùng máu không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Nhiễm trùng máu là một phản ứng miễn dịch lớn nhất của cả cơ thể đối với sự hiện diện của vi khuẩn xâm nhập vào máu. Đây được xem là một tình trạng cấp cứu do thường dẫn đến suy tạng nhanh chóng, tỷ lệ tử vong cao. Các triệu chứng của nhiễm trùng máu đôi khi khó phát hiện sớm và có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác.

Các triệu chứng ban đầu cần nghi ngờ đến nhiễm trùng máu là:

  • Sốt cao hay đôi khi thân nhiệt bị hạ thấp;
  • Cảm giác ớn lạnh và run rẩy;
  • Da lạnh, vã mồ hôi;
  • Da mát và nhợt nhạt, nổi bông ở tứ chi, báo hiệu tưới máu mô kém;
  • Huyết áp thấp hoặc tụt huyết áp;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Tăng nhịp thở;
  • Thở mệt, thở co kéo;
  • Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn ói;
  • Lượng nước tiểu ít hay có thể không đi tiểu cả ngày;
  • Chóng mặt hoặc cảm giác lừ đừ, đuối sức;
  • Lú lẫn hoặc có bất kỳ thay đổi bất thường nào khác về trạng thái tinh thần, như bất lực, sợ hãi về cái chết;
  • Mất ý thức.

Bạn của bạn bị kim đâm vào hậu môn, nếu vết thương nhỏ, gọn và tổn thương cơ thắt, thành trực tràng ít phức tạp thì bạn cần được cầm máu, cắt lọc sạch vết thương, khâu hậu môn - trực tràng để hở da. Nếu vết thương phức tạp thì cần cầm máu, cắt lọc vết thương, tạo hình thực hiện sau. Chính vì vậy, nếu vết thương hậu môn trực tràng có kèm theo tổn thương quan trọng, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, cần được xử trí sớm và kịp thời. Bạn nên thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được tư vấn chính xác nhất.

Nếu bạn còn thắc mắc về kim đâm vào hậu môn có gây nhiễm trùng máu không, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

165 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Haboxime
    Công dụng thuốc Haboxime

    Thuốc Haboxime thường được bác sĩ kê đơn sử dụng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, da – mô mềm, nhiễm trùng máu,... Trong quá trình sử dụng Haboxime, bệnh nhân nên tuân thủ theo ...

    Đọc thêm
  • kilazo
    Công dụng thuốc Kilazo 1g

    Kilazo 1g thuộc danh mục thuốc điều trị chống viêm nhiễm. Khi dùng thuốc Kilazo 1g, bạn nên kiểm tra kỹ hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Sau đây là 1 vài chia sẻ giúp bạn đọc học rõ ...

    Đọc thêm
  • Klotacef
    Công dụng thuốc Klotacef

    Klotacef là thuốc kháng sinh, được sử dụng phổ biến để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn trong cơ thể như viêm mũi, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn da hay ổ bụng, nhiễm khuẩn thận và nhiễm khuẩn đường tiết ...

    Đọc thêm
  • Kukjetrona
    Công dụng thuốc Kukjetrona

    Kukjetrona là thuốc thường được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến đường tiết niệu, hệ tuần hoàn và đường máu. Bên cạnh đó, thuốc cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh lý ...

    Đọc thêm
  • Jincetaxime 1g Inj
    Công dụng thuốc Jincetaxime 1g Inj

    Jincetaxime 1g là thuốc trị ký sinh trùng, kháng virus, kháng nấm và chống nhiễm khuẩn. Thuốc có thành phần chính là Cefotaxim natri 1g, dạng bào chế bột pha tiêm. Sử dụng thuốc Jincetaxime có thể gây ra một ...

    Đọc thêm