Nguyên nhân tiểu buốt là do đâu?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Ngày 15/3/2021, tôi bị tiểu buốt nên đi khám tại bệnh viện, bác sĩ cho uống kháng sinh nhưng không khỏi. Ngày 25/3 thì tôi nhập viện và xuất viện ngày 5/4. Nhưng sau 6 ngày xuất viện thì tôi bị tiểu buốt trở lại kèm theo bị bí tiểu. Mỗi lần đi tiểu lâu, đau buốt, dòng tiểu nhỏ, có khi nhỏ giọt. Bác sĩ cho uống kháng sinh Fudcime nhưng không đỡ. Từ trước khi bị bệnh, tôi vẫn uống thuốc tiền liệt tuyến là Flotral và Tadimax, kích thước hầu như không thay đổi, kích thước là 45*41*47mm, V= 44ml và trước đó tôi cũng không bị bí tiểu hay tiểu buốt. Bác sĩ tư vấn giúp tôi nguyên nhân tiểu buốt là do đâu và điều trị như nào?

Cù Ngọc Ánh (1946)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Lê Phúc Liên - Bác sĩ Ngoại tiết niệu - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Chào bạn,

Với câu hỏi “Nguyên nhân tiểu buốt là do đâu?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Nếu bí tiểu nhiều lần, hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu nhiều lần trên bệnh nhân có bướu lành tuyến tiền liệt cần được đánh giá mức độ ảnh hưởng của bướu để quyết định có chỉ định phẫu thuật hay không. Bạn cần đi khám tại những bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm đánh giá mức độ bế tắc đường tiểu và sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.

Phải biết được nguyên nhân gây tiểu buốt và bí tiểu thì mới có thuốc để điều trị. Tuy nhiên nếu đã điều trị nội khoa về bướu lành tuyến tiền liệt mà bạn vẫn không giảm thì cần phải phẫu thuật. Bạn hãy đến hệ thống bệnh viện Vinmec trên toàn quốc để được kiểm tra tình trạng bệnh và điều trị hiệu quả nhé.

Nếu bạn còn thắc mắc về tiểu buốt, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

559 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cao thông thảo ý dĩ lợi sữa
    Dược liệu thông thảo có tác dụng gì?

    Theo Y Học Cổ Truyền, thông thảo dược liệu có vị ngọt nhạt, tính hàn, đi vào kinh phế và vị. Dược liệu này có tác dụng tả phế lợi thủy và dùng để điều trị các chứng lâm, thấp ...

    Đọc thêm
  • hoa mào gà
    Cây hoa mào gà chữa bệnh gì?

    Hoa mào gà là một cây thuộc họ dền, có thân mềm sống lâu năm. Được trồng nhiều tại nước ta với mục đích chữa bệnh và làm cảnh. Cây mào gà là một vị thuốc đông y được sử ...

    Đọc thêm
  • quả tầm xuân
    Tác dụng của cây và quả tầm xuân

    Cây tầm xuân được sử dụng phổ biến trong Y Học Cổ Truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau như trị táo bón, nhọt độc, bỏng, chảy máu cam, khó tiêu, nôn ra máu,... Bộ phận có thể ...

    Đọc thêm
  • Dị vật bàng quang
    Dị vật bàng quang có nguy hiểm?

    Dị vật ở bàng quang là các vật hữu hình do nguyên nhân chủ quan hay khách quan đưa các vật đó vào nằm trong bàng quang, đây là bệnh lý rất hiếm gặp.

    Đọc thêm
  • Thuốc Dutasvitae 0,5mg
    Công dụng thuốc Dutasvitae 0,5mg

    Dutasvitae 0,5mg là thuốc thuộc nhóm hỗ trợ trong điều trị bệnh đường tiết niệu. Thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt lành tính.

    Đọc thêm