Nhiễm khuẩn đường tiết niệu kèm viêm đài bể thận có gây sốt và nguy hiểm không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Mẹ cháu 50 tuổi bị đau bụng kèm sốt, nhập bệnh viện huyện siêu âm chụp X-quang điện tim nhưng không có vấn đề gì. Sau khi xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ chẩn đoán mẹ cháu bị viêm đường tiết niệu. Mẹ cháu được tiêm truyền uống thuốc 4 ngày nên không còn đau bụng nhưng vẫn sốt cao kèm đau đầu chóng mặt. Bệnh viện huyện chuyển mẹ cháu lên tỉnh. Siêu âm X-quang tại đây kết quả mẹ cháu bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm đài bể thận. Cháu muốn hỏi nhiễm khuẩn đường tiết niệu kèm viêm đài bể thận có gây sốt và nguy hiểm không ạ? Cháu xin cảm ơn.

Vũ Hồng Duyên (1994)

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quốc Tuấn - Trưởng Đơn nguyên Nội Thận - Lọc Máu, Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Nhiễm khuẩn đường tiết niệu kèm viêm đài bể thận có gây sốt và nguy hiểm không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Nhiễm khuẩn tiết niệu khi vượt ra ngoài giới hạn bàng quang (trong đó có viêm đài bể thận) thường kèm với sốt. Bệnh điều trị chủ yếu bằng kháng sinh, tuy nhiên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu hiện nay tỉ lệ kháng thuốc cao vì vậy khi điều trị cần cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ. Viêm đài bể thận nếu không khống chế được tình trạng nhiễm khuẩn có thể đưa đến nhiễm khuẩn huyết (urosepsis) hoặc áp xe thận - quanh thận. Sau 48h điều trị bằng kháng sinh thích hợp nếu không cải thiện triệu chứng cần hội chẩn lại với bác sĩ chuyên khoa ngoại tiết niệu.

Nếu bạn còn thắc mắc về nhiễm khuẩn đường tiết niệu kèm viêm đài bể thận, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

124 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Bệnh thận trong thai nghén
    Bệnh thận ảnh hưởng tới thai kỳ thế nào?

    Phụ nữ đã mắc bệnh thận cần cân nhắc thận trọng trước khi mang thai bởi bệnh thận trong thai nghén có thể tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

    Đọc thêm
  • BỆNH THẬN ĐA NANG
    BỆNH THẬN ĐA NANG (Polycystic kidney disease - PKD)

    Bệnh thận đa nang là một bệnh di truyền có thể tác động tiêu cực đến thận, tim, não. Việc nhận biết triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp người bệnh kiểm soát và điều trị bệnh sớm. Từ ...

    Đọc thêm
  • Sulamcin 750
    Công dụng thuốc Sulamcin 750

    Sulamcin 750 thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc Sulamcin 750 có thành phần chính là Sultamicillin (dưới dạng Sultamicillin tosylate dihydrate) 750mg thuộc công ty Dược phẩm TW1 - VIỆT NAM. ...

    Đọc thêm
  • Tiểu máu ở người lớn
    Tiểu máu ở người lớn

    Tiểu máu ở người lớn là tình trạng thường gặp và cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để điều trị tiểu máu ở người lớn hiệu quả thì bác sĩ cần dựa vào nguyên nhân ...

    Đọc thêm
  • Farisul
    Công dụng thuốc Farisul

    Farisul là một loại kháng sinh đường uống, sau khi vào cơ thể thuốc được thủy phân thành Ampicillin và Sulbactam. Với 2 thành phần kết hợp này, thuốc có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, tăng phổ kháng ...

    Đọc thêm