Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể gặp

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phổ biến nhiều người mắc phải. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị căn bệnh này, tuy nhiên dù đã có nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhưng vẫn có không ít người gặp phải các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm.

1. Chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm trong trường hợp nào?

Số lượng bệnh nhân mắc phải thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng. Tuy nhiên không phải lúc nào bệnh nhân cũng được chỉ định mổ để điều trị. Do vậy, bác sĩ cần thực hiện thăm khám để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

Mổ thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng gì không là vấn đề nhiều người quan tâm. Thực tế, mỗi người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Với những bệnh nhân ở giai đoạn đầu thì các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm không được ưu tiên. Nếu bệnh nhân phát hiện muộn, bệnh nghiêm trọng bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới phù hợp nhất để đảm bảo hiệu quả.

Trường hợp chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm thường là phương án cuối cùng không thể áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị ít xâm lấn nào khác. Đặc biệt là người bệnh đã thất bại ở những phương pháp không yêu cầu phẫu thuật trước đó. Bạn có thể được chỉ định mổ thoát vị trong các trường hợp cụ thể như:

  • Bệnh nhân đã điều trị không xâm lấn kéo dài 5 - 8 tuần. Quá trình theo dõi không nhận được hiệu quả hay người bệnh có xu hướng đau hoặc bệnh nặng dần thêm
  • Cơn đau thoát vị chuyển đến giai đoạn đau nhiều hơn
  • Bệnh nhân rách bao xơ làm nhầy đĩa đệm tràn ra chèn ép dây thần kinh gây đau đớn nghiêm trọng.

Nhìn chung mổ thoát vị đĩa đệm gần như là phương án điều trị cuối cùng. Sau khi mổ có thể người bệnh sẽ khỏi nhưng một số trường hợp bệnh nhân sẽ xuất hiện biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự hồi phục.

2. Một số biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm phổ biến

Trong các nghiên cứu và số liệu thực tế, có 3 biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm thường gặp đó là nhiễm trùng, thoái hóa cột sống và tái phát bệnh.

2.1 Nhiễm trùng vùng mổ hoặc lan rộng

Nhiễm trùng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm là điều đầu tiên được các chuyên gia quan tâm. Tuy nhiên mức đó nặng và nhẹ sẽ còn do quy trình thực hiện và khả năng hồi phục ở mỗi bệnh nhân quyết định.

Thực tế, nhiễm trùng là một biến chứng phổ biến có thể lường trước được. Chính vì vậy, khi phẫu thuật mổ hở các bác sĩ rất chú ý vấn đề này. Thông thường, vết mổ có hiện tượng chảy máu và vùng rỉ máu càng rộng thì tỷ lệ nhiễm trùng sẽ tăng cao hơn khoảng 5%.

Để giảm nhiễm trùng trong mổ hở trên da, một số trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ kê thêm kháng sinh chống viêm. Thông thường bệnh nhân sẽ hồi phục và giảm viêm trong 7 - 10 ngày. Tuy nhiên những nhiễm trùng sâu dưới biểu bì thì rất khó kiểm soát và đây mới thực sự là nguyên nhân gây biến chứng nghiêm trọng.

Nếu nhiễm trùng từ bên trong không phải trên da, có thể sẽ cần thực hiện lại ca mổ để xử lý. Nếu bệnh nhân nhiễm trùng sâu không kịp thời phát hiện sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

2.2 Xuất hiện nguy cơ thoái hóa cột sống

Cho đến nay, những ca mổ thoát vị đĩa đệm đã ghi nhận, nguy cơ thoái hóa cột sống của bệnh nhân từng mắc cao hơn người bình thường. Tuy rằng, thoái hóa cột sống là một căn bệnh tuổi tác nhưng bạn không nên chủ quan vì đĩa đệm đã có tiền sử tổn thương nên vùng liền kề cũng chịu ảnh hưởng nhất định.

Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm sẽ xuất hiện nếu tổn thương bệnh gây lan rộng đến cột sống. Vì thế sự ảnh hưởng này sẽ khiến cột sống nhạy cảm và nhanh chóng yếu dần đi theo thời gian.

2.3 Tái phát bệnh sau khi đã mổ và tình trạng trở nặng hơn

Trong số các ca bệnh mổ phẫu thuật có đến 15% có nguy cơ tái phát lại bệnh. Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm bản chất là lấy đi lớp nhân nhầy đã tràn ra. Vì thế, tình trạng này có thể hồi phục như cũ hoặc tiếp tục tràn dịch sau một thời gian mổ lấy dịch.

Ở người đã từng mắc thoát vị đĩa đệm bao xơ cũng có nguy cơ rách nên sẽ tăng khả năng biến chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm. Vấn đề này được y học lý giải là do dịch nhầy cột sống thất thoát khiến các hoạt động kém đi dẫn đến có nguy cơ chấn thương cao hơn.

3. Hạn chế một số hoạt động và thói quen để giảm biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Biến chứng có thể do nguyên nhân khách quan hoặc do bản thân người bệnh không chăm sóc tốt sau điều trị. Do đó, bạn nên chủ động với hoạt động sinh hoạt sau khi phẫu thuật để tránh biến chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm.

  • Nghỉ ngơi kết hợp vận động nhẹ nhàng để cơ thể phục hồi tốt
  • Tăng cường bổ sung vitamin, canxi, protein... trong khẩu phần ăn để giúp cơ xương khớp tái tạo tốt. Đồng thời tăng khả năng hồi phục cho mô sụn đã tổn thương trước đó
  • Tránh thực phẩm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chất kích thích, đồ cay nóng
  • Thường xuyên theo dõi khám sức khỏe định kỳ và trao đổi cùng bác sĩ.

Ngoài ra, để giảm biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm bạn nên ưu tiên lựa chọn các phương pháp không xâm lấn khi chưa phải mổ điều trị. Trong y học đã nghiên cứu ra nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới không chỉ giúp tăng nhanh khả năng hồi phục, giảm tê chân sau mổ thoát vị đĩa đệm mà còn hạn chế được biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm. Hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và lựa chọn điều trị tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan