Vì sao phụ nữ hay bị đau đầu sau sinh?

Đau đầu là tình trạng thường thấy ở phụ nữ sau sinh, tình trạng này có thể tự khỏi hoặc cũng có thể trở thành cơn đau đầu mãn tính gây nguy hiểm cho người bệnh. Bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về nguyên nhân và cách chữa chứng đau đầu ở phụ nữ sau sinh như thế nào.

1. Nguyên nhân gây đau đầu sau sinh

Tình trạng đau đầu sau khi sinh thường do một số nguyên nhân như:

  • Do thiếu máu: Thời kỳ mang thai và sinh con sản phụ bị mất nhiều máu, cơ thể chưa kịp thích nghi với tình trạng này và đây là nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đau đầu sau khi sinh ở các sản phụ..
  • Căng thẳng thần kinh: Áp lực khi chăm sóc con nhỏ, thức đêm để chăm con khi giờ giấc sinh học của trẻ sơ sinh chưa được ổn định. người mẹ mất ngủ nhiều ngày gây ra tình trạng đau đầu.
  • Thay đổi nồng độ Hormone: Lượng hormon Estrogen trong máu sản phụ sau khi sinh có sự sụt giảm đột ngột khiến cho áp lực lên thành mạch máu tăng cao và là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Đối với các bà mẹ sau khi sinh mổ, có thể gặp phải tác dụng phụ của thuốc gây tê tủy sống, thời gian sản phụ đau đầu do nguyên nhân này thường chỉ kéo dài từ 5 ngày đến 1 tuần.
  • Sự phát triển của các gốc tự do: Các gốc tự do phát triển liên tục ở não bộ do các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, khi tâm lý stress, căng thẳng, môi trường sống thay đổi... Các gốc tự do này tấn công vào lớp nội mạc mạch máu, và hình thành nên các mảng xơ vữa, những mảng xơ vữa này ngăn chặn dòng máu lên não và gây ra triệu chứng đau đầu ở người bệnh.
  • Đối với những phụ nữ ngoài độ tuổi 35, hoặc những phụ nữ đã có tiền sử đau đầu mãn tính, rối loạn tiền đình trước đó sau khi sinh con sẽ dễ xuất hiện tình trạng đau đầu hơn so với người bình thường khác.
  • Các nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng đau đầu như: Mất nước, uống ít nước, không gian sống bí bách, rối loạn thăng bằng điện giải và ăn uống không đủ chất cũng có thể gây ra tình trạng đau đầu.

2. Đau đầu sau sinh có thể uống thuốc gì?

Đối với sản phụ đang cho con bú không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau vì các thuốc có thể đi qua sữa mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi. Chỉ nên dùng thuốc đối với những bà mẹ không cho con bú, hoặc ngừng cho con bú trong thời gian sử dụng thuốc. Tuy nhiên, để chắc chắn “tình trạng của người bệnh có nguy hiểm không, nên dùng thuốc gì là an toàn nhất?” thì các mẹ nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia.

3. Đau đầu sau sinh mổ sau bao lâu thì khỏi?

Các chuyên gia cho biết, hầu hết các cơn đau đầu sau khi sinh giảm dần và biến mất trong 6 tuần. Tuy nhiên, tình trạng đau đầu thứ phát có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn vì tình trạng này cần phải được điều trị đúng cách và cơ thể sản phụ sau sinh cũng cần thời gian để hồi phục.

Lưu ý: Nếu sản phụ xuất hiện triệu chứng đau đầu kèm theo các triệu chứng khác đi kèm như sốt cao, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, méo miệng hoặc tê yếu nửa người thì cần đến ngay bệnh viện khám để được chẩn đoán và xử trí kịp thời, bởi vì đây có thể là những triệu chứng cảnh báo những bệnh lý về nội sọ, nguy hiểm cho người bệnh mà người bệnh không nên xem nhẹ.

4. Các cách giảm đau đầu sau sinh hiệu quả

Sản phụ có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây giúp giảm đau đầu sau sinh:

  • Dùng túi chườm nóng: Đây có thể là cách chữa chứng đau đầu sau khi sinh thường được sử dụng và có hiệu quả cao. Sản phụ có thể để túi chườm ở trán, 2 bên thái dương và vùng cổ vai gáy sẽ phần nào giúp cơn đau đầu dịu đi đáng kể.
  • Hít thở sâu: Khi bị đau đầu, sản phụ hãy nghỉ ngơi, thư giãn và hít thở thật sâu để đưa oxy lên não giúp đầu óc được tỉnh táo hơn, giảm triệu chứng đau đầu.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Mất nước là nguyên nhân gây ra cơn đau đầu. Do đó để cải thiện được tình trạng đau đầu do mất nước này, các sản phụ nên uống khoảng 1,5 – 2 lít nước/ ngày, có thể uống nước ép từ trái cây hoặc ăn bổ sung các loại hoa quả mọng chứa nhiều nước. Lưu ý sử dụng vị ngọt tự nhiên của trái cây, tránh dùng đường tinh luyện quá nhiều vì có thể tác động không tốt tới chuyển hóa của cơ thể.
  • Ngồi thiền hoặc tập yoga: Đây là các phương pháp tập luyện hiệu quả với các động tác massage nhẹ nhàng sẽ giúp cho cơ thể được thư giãn, thoải mái, dễ chịu hơn, các nhóm cơ được giãn ra, máu trong tuần hoàn được di chuyển nhanh hơn, đặc biệt là đưa được máu lên não, đem oxy và chất dinh dưỡng tới các tế bào não, giúp xoa dịu những cơn đau đầu.
  • Cải thiện chất lượng bữa ăn: Để điều trị được chứng đau đầu ở phụ nữ sau khi sinh, các bà mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, protein, canxi, thực phẩm nhiều sắt (thành phần cấu thành nên hồng cầu- tế bào máu)...Tránh dùng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm sống, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cafein...vì sẽ gây ra cơn đau đầu trầm trọng hơn.
  • Cải thiện nơi ở: Nơi ở thoáng mát, sạch sẽ khiến cho tinh thần của sản phụ được thoải mái hơn, đẩy lùi được chứng đau đầu sau khi sinh.
  • Tránh các vấn đề sang chấn tâm lý, cãi vã, buồn bực: Các bà mẹ có thể chia sẻ công việc, cảm xúc với chồng hoặc người thân trong gia đình về các vấn đề của bản thân, không nên ôm đồm, chịu đựng một mình sẽ làm cho tinh thần trở nên căng thẳng và bùng phát bất cứ lúc nào.
  • Ngủ đủ giấc: Khi nuôi con nhỏ, việc thức khuya để chăm con là điều không thể tránh khỏi. Do đó, các mẹ có thể tranh thủ lúc bé ngủ để nghỉ ngơi, ngủ bù để hồi phục sức khỏe.

Đau đầu là tình trạng thường thấy ở phụ nữ sau khi sinh khiến cho các chị em đều cảm thấy rất mệt mỏi và khó chịu. Để tránh được những nguy cơ bệnh tiến triển xấu hoặc trở thành bệnh đau đầu mãn tính, các bà mẹ nên có những biện pháp nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, tập luyện đúng cách để bảo vệ sức khỏe của bản thân 1 cách tốt nhất. Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và các cách giúp hỗ trợ giảm đau đầu ở phụ nữ sau sinh, hy vọng sản phụ sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho mình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

131 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • pregobin 75mg
    Công dụng thuốc Pregobin 75mg

    Pregobin là thuốc thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần với thành phần chính là Pregabalin hàm lượng 75mg. Thuốc được chỉ định điều trị một số bệnh lý thần kinh. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được ...

    Đọc thêm
  • Người cao tuổi
    Chóng mặt, mất cân bằng cảnh báo bệnh lý gì? Điều trị như thế nào?

    Chào bác sĩ! Hai hôm nay tôi bị chóng mặt và mất cân bằng. Khi nằm ngủ xoay người từ trái qua phải hoặc ngược lại đều cảm thấy như đang bị té và khoảng 30 giây sau thì hết. ...

    Đọc thêm
  • Công dụngthuốc Nariz
    Công dụngthuốc Nariz

    Thuốc Nariz 5 thường được chỉ định để điều trị tình trạng đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ, hoa mắt chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, co cứng khi đi bộ và nhiều trường hợp khác. Cùng tìm hiểu ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Vertiflam
    Công dụng thuốc Vertiflam

    Vertiflam thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, có thành phần chủ yếu là Cinnarizine. Thuốc được dùng để điều trị các bệnh rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não,... Để biết thêm thông tin chi tiết thuốc Vertiflam, ...

    Đọc thêm
  • etnadin
    Công dụng thuốc Etnadin

    Etnadin là thuốc gì? Thuốc Etnadin được dùng để chỉ định điều trị bệnh đau nửa đầu, chóng mặt do rối loạn tiền đình. Trong bài viết này, xin gửi đến quý bạn đọc công dụng, chỉ định và cách ...

    Đọc thêm