Bị viêm gan B có uống được thuốc tẩy giun không?

Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm thường gặp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng gan. Khi mắc phải bệnh lý này, viêm gan B có uống được thuốc tẩy giun không là một trong những thắc mắc phổ biến của nhiều bệnh nhân.

1. Những thông tin quan trọng cần biết về thuốc tẩy giun

Trước khi tìm hiểu bị viêm gan B có nên tẩy giun, chúng ta cần hiểu rõ về các loại thuốc tẩy giun có mặt trên thị trường hiện nay.

Theo các chuyên gia, thuốc tẩy giun là những sản phẩm có chứa hoạt chất giúp tiêu diệt các loại giun, sán ký sinh trong đường ruột. Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn cản nguồn dinh dưỡng đến nuôi dưỡng giun sán để từ đây khiến chúng chết đi hoặc làm tê liệu chúng. Cụ thể:

Sản phẩm tẩy giun có chứa hoạt chất mebendazole, albendazole, thiabendazole cho khả năng ngăn hoạt động hấp thu dinh dưỡng từ các loại đường của các loại giun, sán. Nhờ đó, tác dụng của thuốc là tiêu diệt giun, sán trưởng thành nhưng điểm trừ là không thể giết được ấu trùng giun sán.

Sản phẩm tẩy giun có chứa hoạt chất praziquantel, pyrantel, ivermectin có tác dụng làm tê liệt giun sán, từ đây cơ thể sẽ đào thải các loại ký sinh trùng này ra khỏi đường ruột nhanh chóng qua phân.

Theo khuyến cáo của Bộ y tế, các loại thuốc tẩy giun được chỉ định sử dụng ngoài cộng đồng là mebendazole và albendazole và phù hợp với các đối tượng từ 1 tuổi trở lên.

2. Người bị viêm gan B có nên uống thuốc tẩy giun hay không?

Hiện nay, trên thị trường có các loại thuốc tẩy giun phổ biến gồm có Zentel, Fugacar... với khả năng loại bỏ các loại giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc...

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Fugacar không dùng cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan. Do đó, bệnh nhân được chỉ định mắc viêm gan B cần thận trọng khi dùng, chỉ sử dụng khi chưa ảnh hưởng chức năng gan hoặc virus HBV đang ở trong thể ngủ. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Trong khi đó, thuốc Zentel có chứa thành phần là Albendazol cho khả năng loại bỏ giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn và sán dây... Tuy nhiên, điểm trừ của thuốc này là làm tăng men gan. Tuy nhiên, chỉ cần bệnh nhân ngưng thuốc thì men gan sẽ giảm. Do đó, người bệnh mắc viêm gan B trước khi dùng thuốc tẩy giun cần thực hiện các xét nghiệm đánh giá lại chức năng gan trước khi sử dụng thuốc Zentel.

Hiện nay, có một loại thuốc tẩy giun được sử dụng phổ biến trên thị trường nữa là Mebendazol. Do đây là thuốc tẩy giun chuyển hóa qua gan nên nếu người bệnh mắc viêm gan B muốn sử dụng sẽ cần có xác nhận của chuyên gia y tế. Nếu người bệnh bị viêm gan B dẫn đến suy gan nặng, lúc này khi đưa thuốc vào cơ thể sẽ gây tồn đọng do gan mất chức năng chuyển hóa. Điều này sẽ gia tăng nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể.

Vậy nên chọn thuốc tẩy giun cho người viêm gan B thế nào? Trước khi lựa chọn và sử dụng, người bệnh cần khám để xét nghiệm đánh giá lại chức năng gan. Sau đó, bệnh nhân hãy chọn và sử dụng thuốc tẩy giun theo chỉ định của bác sĩ.

3. Lưu ý khi dùng thuốc tẩy giun cho người bị viêm gan B

Với người bị viêm gan B, khi có ý định sử dụng thuốc tẩy giun cần lưu ý những điều sau đây:

  • Khi bị viêm gan B, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia y tế kỹ lưỡng nếu muốn tẩy giun bằng thuốc.
  • Giữ thói quen sống lành mạnh, ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ để hạn chế giun, ký sinh trùng xuất hiện trong cơ thể.
  • Tuyệt đối không ăn các loại thịt động vật bị ốm, bệnh hoặc tiết canh, các món tái, gỏi, nem sống.
  • Khi ăn rau sống cần phải rửa sạch và ngâm kỹ bằng nước muối trước khi ăn bởi đây là nhóm thực phẩm tiềm ẩn rất nhiều giun sán.
  • Thức ăn đã nấu chín cần đậy kỹ, tuyệt đối không để ruồi muỗi bâu vào thức ăn vì chúng có thể là vật trung gian gây giun sán.

Việc bị viêm gan B có nên uống thuốc tẩy giun không còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như loại thuốc mà bạn lựa chọn. Do đó khi mắc phải bệnh lý này và muốn tẩy giun, bạn hãy liên hệ chuyên gia y tế để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan