Các tác dụng phụ của thuốc điều trị tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể, do đó mỗi yếu tố bất thường của tuyến giáp đều là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị tuyến giáp thường để lại một số tác dụng phụ không mong muốn, bệnh nhân nên lưu ý để đảm bảo cho tình trạng sức khỏe của bản thân.

1. Một số bệnh lý tuyến giáp ở người bệnh

Bệnh suy giáp

Là bệnh lý do không tiết đủ hormone thyroxine gây nên sự hoạt động kém hiệu quả của tuyến giáp. Biểu hiện của bệnh hết sức mơ hồ và không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Trong trường hợp không phát hiện sớm để điều trị sẽ gây nhiều biến chứng tiêu cực cho sức khỏe. Nếu được điều trị đúng cách thì có nhiều trường hợp bình phục, nhưng trong một số trường hợp phải sống chung với bệnh cả đời.

Bệnh cường giáp

Nguyên nhân gây nên bệnh cường giáp là sự tăng các hormone thyroxine, triiodothyronine. Đây cũng là căn bệnh lành tính nếu phát hiện và điều trị sớm, kéo dài bệnh không hề có lợi cho sức khỏe của bạn.

Cường giáp thai kỳ
Người có bệnh lý cường giáp cần được điều trị sớm

Ung thư tuyến giáp

Căn bệnh tuyến giáp ác tính với biểu hiện như tuyến giáp to lên trong thời gian ngắn, xung quanh có nhiều hạch nổi lên bất thường. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà bệnh nhân sẽ được điều trị theo các phương pháp khác nhau như hóa xạ trị hoặc phẫu thuật.

Bướu lành tuyến giáp

Bệnh lành tính nhất của tuyến giáp, rất khó phát hiện do triệu chứng của bệnh không hề rõ ràng và không làm ảnh hưởng đến đời sống của bệnh nhân.

2. Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị suy giáp

Thuốc dùng để điều trị suy giáp là levothyroxine, được sử dụng với mọi nguyên nhân gây suy giáp, có thể dùng cho mọi đối tượng kể cả phụ nữ có thai. Chỉ trừ một trường hợp duy nhất đó là tình trạng suy giáp nhất thời do đang trong thời kỳ viêm giáp bán cấp. Levothyroxine còn được sử dụng trong điều trị bướu cổ đơn thuần, ngăn ngừa sự phát triển kích thước bướu. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng khi bệnh nhân bị nhiễm độc giáp để ngăn ngừa suy giáp.

Sử dụng thuốc Levothyroxine thì phải hết sức cẩn thận với một số đối tượng sau:

Sử dụng thuốc levothyroxine theo hướng dẫn của bác sĩ để kết quả điều trị được tốt nhất. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc sẽ gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn.

Levothyroxine
Hình ảnh thuốc Levothyroxine được sử dụng trong điều trị bệnh suy giáp

Một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc:

  • Nổi phát ban, khó thở, sưng môi/mặt/lưỡi/họng.
  • Khó thở, mệt mỏi, đau ngực, nhịp tim không đều, tăng huyết áp, buồn nôn, sốt, không dung nạp nhiệt.
  • Hoa mắt, mờ mắt chóng mặt, đau hông/đầu gối, nhức đầu dữ dội, co giật.
  • Đau bụng, thay đổi khẩu vị, hoang tưởng, trầm cảm, lo lắng bồn chồn, tăng sụt cân bất thường.

3. Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị cường giáp

Thuốc kháng giáp được sử dụng phổ biến khi điều trị cường giáp, đặc biệt trong điều trị rối loạn tự miễn basedow. Trước lúc cân nhắc sử dụng iod phóng xạ hoặc phẫu thuật người bệnh sẽ được điều trị tích cực bằng thuốc kháng giáp. Ở Mỹ có 2 loại thuốc được sử dụng để điều trị cường giáp là PTU (propylthiouracil) và Tapazole (methimazole). Bên cạnh việc ngăn ngừa tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thì thuốc còn để lại một số tác dụng phụ không mong muốn.

Sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp có ưu điểm ngăn chặn tình trạng cường giáp mà không phá hủy tuyến giáp. Đại đa số các trường hợp sẽ đáp ứng tốt với thuốc và sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

Tuy nhiên hai loại thuốc điều trị cường giáp như trên thường gây một số tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe. Tổn thương gan có thể xảy ra, tuy rất hiếm nhưng người bệnh không thể chủ quan và coi thường.

PTU là thuốc gây tổn hại nghiêm trọng nhất do đó thuốc chỉ được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không dung nạp tapazole. Sử dụng PTU còn một lưu ý là ưu tiên đối với những người không có bệnh lý về gan thận. Bên cạnh đó cả hai loại thuốc trên đều gây tăng nguy cơ nhiễm trùng.

uống thuốc
Người bệnh cần thông báo đến bác sĩ điều trị khi gặp tác dụng phụ của thuốc

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc điều trị cường giáp:

  • Biểu hiện ngứa, phát ban, sốt và rụng tóc.
  • Sưng tê, đau đầu, đau cơ, đau khớp, ợ nóng, buồn nôn.

Đây cũng là nguyên nhân không nên sử dụng thuốc điều trị cường giáp quá 18 tháng. Nếu sử dụng thuốc mà không đem lại hiệu quả sẽ xem xét đến các phương pháp khác như trị xạ hoặc phẫu thuật.

Điều trị cường giáp và suy giáp bằng thuốc là biện pháp phổ biến nhất, chỉ khi không có hiệu quả mới sử dụng đến những liệu pháp khác. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng các thuốc điều trị tuyến giáp sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra, bệnh nhân không nên quá lo lắng mà cần bình tĩnh xử lý.

Đối với các tác dụng phụ do thuốc điều trị tuyến giáp gây ra bệnh nhân nên báo cáo với bác sĩ để nhận được tư vấn và cách giải quyết hợp lý nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

75.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan