Các tác dụng phụ của thuốc Parocontin F

Thuốc Parocontin F có thành phần chính Paracetamol và Methocarbamol. Thuốc Parocontin F có tác dụng giảm đau trong trường hợp bong gân, căng cơ, chấn thương, viêm cơ, hội chứng Whiplash,... Ngoài công dụng, bài viết dưới đây lưu ý các tác dụng phụ của thuốc Parocontin F.

1. Thuốc Parocontin F là thuốc gì?

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Tipharco.

Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.

Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

Thành phần

Mỗi viên có chứa:

  • Paracetamol 500mg.
  • Methocarbamol 400mg.
  • Tá dược vừa đủ 1 viên.

2. Tác dụng của thuốc Parocontin F

Tác dụng của các thành phần

Paracetamol: Giúp giảm đau với các cơn vừa và nhẹ, hiệu quả nhất với nguyên nhân không do nội tạng. Không làm thay đổi cân bằng Acid-base, ít tác động đến hệ tim mạch. Không ảnh hưởng tới tiểu cầu, thời gian chảy máu. Đồng thời không gây kích ứng, chảy máu dạ dày.

Methocarbamol: Thuộc nhóm ức chế hệ thần kinh trung ương, có hoạt tính làm giãn cơ - xương, làm dịu thần kinh. Cơ chế: Làm giảm dẫn truyền thần kinh cơ, thần kinh, kích thích cơ.

Kết hợp 2 thành phần giúp ức chế đường dẫn truyền thần kinh cảm giác đau, ngăn chặn dẫn truyền cảm giác đau đến não.

Chỉ định:

Thuốc được dùng để giảm đau liên quan đến co thắt cơ - xương trong những trường hợp sau:

  • Đau cấp và mạn tính do bong gân, căng cơ, chấn thương, viêm cơ, hội chứng Whiplash.
  • Đau và co thắt liên quan đến viêm khớp, bong gân khớp, vẹo cổ, đau lưng dưới có nguyên nhân rõ ràng, viêm túi chất nhờn Bursa.

3. Cách dùng - Liều dùng thuốc Parocontin F

Cách dùng:

Cách sử dụng

  • Sử dụng đường uống.
  • Uống nguyên viên với một ly nước khoảng 200ml.
  • Thời điểm dùng: Sau ăn.

Liều dùng:

Theo chỉ định của bác sĩ hoặc tham khảo liều như sau:

  • Người lớn, trẻ em trên 12 tuổi: 2 viên/lần x 4 lần/ngày.
  • Liều khuyến cáo Methocarbamol: 3,2 - 4,8 g/ngày, Paracetamol: không quá 4g/ngày.

4. Cách xử trí khi quên liều, quá liều

Quên liều:

+ Dùng liều đó ngay khi nhớ ra.

+ Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, uống liều tiếp theo như dự định.

+ Không uống gấp đôi liều.

Quá liều:

+ Triệu chứng:

Quá liều Methocarbamol khi dùng chung với rượu, thuốc ức chế thần kinh trung ương khác với biểu hiện buồn ngủ, buồn nôn, huyết áp thấp.

Quá liều Paracetamol với một lượng rất lớn 7,5-10g/ngày trong 1-2 ngày hoặc thời gian dài gây hoại tử gan phụ thuộc liều, nôn, buồn nôn, đau bụng, xanh tím da, móng tay, niêm mạc, suy thận cấp,...

+ Nếu lỡ dùng quá liều và xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, đến ngay trung tâm y tế để được xử lý kịp thời. Phải rửa dạ dày trong mọi trường hợp.

5. Chống chỉ định

Thuốc Parocontin F không được sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong công thức.
  • Hôn mê, tiền hôn mê, nhược cơ, tổn thương não, tiền sử động kinh.
  • Nhiều lần thiếu máu.
  • Thiếu hụt Glucose - 6 - Phosphat dehydro - genase.
  • Có bệnh phổi, tim, thận, gan.

6. Các tác dụng phụ của thuốc Parocontin F

Giống như các thuốc khác, Mioxel có thể gây tác dụng không mong muốn, mặc dù không phải xảy ra với tất cả bệnh nhân dùng thuốc. Tác dụng không mong muốn hiếm gặp (tỉ lệ ≥ 1/10.000 bệnh nhân) hoặc rất hiếm gặp (tỉ lệ < 1/10.000 bệnh nhân).

Tác dụng không mong muốn bao gồm:

  • Rối loạn chung và rối loạn tại nơi dùng thuốc:

+ Hiếm gặp: Mệt mỏi, yếu, ngứa.

+ Chưa được biết: Sốt.

  • Rối loạn miễn dịch:

+ Chưa được biết: Phù mạch thần kinh (phản ứng gây sưng mặt hoặc cổ, cũng như gây khó thở) và sốc phản vệ (một phản ứng dị ứng rất nặng).

+ Hiếm gặp: Tiêu chảy, rối loạn vị giác.

+ Chưa được biết: khó tiêu (đầy bụng khó tiêu, nóng bụng, đau bụng, trướng bụng) nôn, buồn nôn.

+ Rất hiếm gặp: Nhiễm độc gan (gan bị nhiễm độc) và vàng da (xuất hiện những ô màu cá vàng trên da và niêm mạc).

  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng:

+ Rất hiếm gặp: Hạ đường huyết (giảm lượng glucose trong máu)

  • Rối loạn máu và bạch huyết:

+ Rất hiếm gặp: Giảm tiểu cầu (giảm số lượng tiểu cầu), mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính (giảm bạch cầu có thể dẫn đến nhiễm trùng, loét đường tiêu hóa) và thiếu máu tan huyết (giảm số lượng hồng cầu).

  • Rối loạn hệ thần kinh:

+ Chưa được biết: hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ (khó ngủ), mệt mỏi, lo âu, lẫn lộn, choáng váng, mất trí nhớ, giật nhãn cầu (chuyển động của mắt bất thường), run, co giật và đau đầu.

  • Rối loạn mắt:

+ Chưa được biết: đỏ mắt

  • Rối loạn mạch:

+ Chưa được biết: hạ huyết áp (giảm áp lực máu), chóng mặt, choáng.

  • Rối loạn tim:

+ Chưa được biết: chậm nhịp tim (tim đập chậm).

  • Rối loạn thận và đường tiết niệu:

+ Rất hiếm gặp: đái ra mủ (nước tiểu sậm màu), các phản ứng có hại cho thận.

  • Rối loạn da và tổ chức dưới da:

+ Rất hiếm gặp: phản ứng viêm da (phản ứng dị ứng, ngứa da, mày đay (sưng đỏ trên da kèm theo ngứa).

  • Các phản ứng khác (thử nghiệm trong phòng thí nghiệm).

+ Hiếm gặp: tăng men gan (tăng transaminase)

Nếu gặp bất cứ tác dụng không mong muốn nào ở trên với mức độ nghiêm trọng hoặc nếu gặp những tác dụng không mong muốn không được mô tả ở trên, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

7. Lưu ý khi dùng thuốc Parocontin F

Dùng thuốc thận trọng trong những trường hợp sau:

  • Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Người nghiện rượu không nên dùng quá 2g paracetamol/ngày. Việc dùng Paracetamol ở những bệnh nhân thường xuyên uống rượu có thể gây tổn thương gan.
  • Ở những bệnh nhân suy gan và/hoặc suy thận, thiếu máu và mắc bệnh tim hoặc phổi: tránh dùng thuốc này kéo dài.
  • Những bệnh nhân bị hen, dị ứng với acid acetylsalicylic (aspirin).
  • Bệnh nhân phải làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu: vì thuốc này làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Lái xe và vận hành máy móc:

Thuốc này gây buồn ngủ. Do đó không lái xe hoặc vận hành máy móc cho tới khi chắc chắn là thuốc không còn ảnh hưởng tới cơ thể.

  • Thuốc có chứa glycerol, chất này có thể gây đau đầu, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.

Bảo quản:

  • Nhiệt độ dưới 30 độ C.
  • Tránh ánh sáng.
  • Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.
  • Không sử dụng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

40.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan