Chỉ định của các thuốc giãn cơ trơn bàng quang

Thuốc giãn cơ trơn bàng quang được chỉ định cho các đối tượng bị bàng quang tăng hoạt, rối loạn co thắt cơ trơn bàng quang hoặc tiểu không tự chủ... Để dùng thuốc an toàn, hiệu quả, cùng Vinmec tìm hiểu rõ hơn về chỉ định của các thuốc giãn cơ trơn bàng quang ngay sau đây.

1. Thuốc giãn cơ trơn bàng quang là gì?

Thuốc giãn cơ bàng quang là nhóm thuốc được chỉ định với mục đích giảm các triệu chứng tiểu không tự chủ, hoặc người mắc các bệnh lý ở bàng quang như:

Thuốc giãn cơ trơn bàng quang không phải là một loại thuốc cụ thể mà nó gồm nhiều loại thuốc khác nhau.

2. Các thuốc giãn cơ bàng quang

Các thuốc giãn cơ trơn bàng quang gồm các thuốc sau:

2.1 Thuốc kháng cholinergic

Thuốc kháng cholinergic – là một nhóm thuốc thuộc nhóm các thuốc giãn cơ trơn bàng quang. Công dụng của thuốc kháng Cholinergic là giúp ngăn chặn sự xuất hiện các cơn co thắt bất thường ở bàng quang.

Các cơn co thắt này chính là căn nguyên xuất hiện các triệu chứng:

Các thuốc thuộc nhóm kháng Cholinergic phải kể đến như:

  • Oxybutynin;
  • Tolterodine;
  • Darifenacin;
  • Solifenacin;
  • Trospium;
  • Fesoterodine;

Hầu hết các thuốc kháng Cholinergic – thuốc giãn cơ trơn bàng quang kể trên đều dùng bằng đường uống. Riêng thuốc Oxybutynin dùng ở dạng thuốc dán thẩm thấu qua da.

2.2 Mirabegron – thuốc giãn cơ trơn bàng quang

Với cơ chế làm các giãn cơ xung quanh bàng quang, thuốc Mirabegron cũng là một thuốc giãn cơ trơn bàng quang rất có hiệu quả trong việc giảm các vấn đề liên quan đến tiểu không tự chủ, tiểu gấp.

Các cơ xung quanh giãn ra, tăng thêm sức chứa cho bàng quang, từ đó làm giảm nhu cầu tiểu tiện. Ngoài ra, thuốc giãn cơ trơn bàng quang này còn giúp tăng lượng nước tiểu thải ra mỗi lần đi tiểu, giúp làm rỗng bàng quang hiệu quả.

Mirabegron – thuốc giãn cơ trơn bàng quang thường không có hiệu quả ngay mà phải sau vài tiếng uống và cũng phải mất vài tuần để thuốc phát huy hết công dụng. Khi sử dụng thuốc giãn cơ trơn bàng quang này, bạn cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ khác. Do đó, bạn cần theo dõi, phát hiện và thông báo cho bác sĩ để được xử trí hiệu quả.

2.3 Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng cũng là các thuốc giãn cơ trơn bàng quang được sử dụng. Thuốc đã được nghiên cứu là có hiệu quả giảm các triệu chứng tiểu không tự chủ, tiểu gấp. Một số thuốc chống trầm cảm 3 vòng được sử dụng làm giãn cơ trơn bàng quang như:

  • Imipramine: Không chỉ làm giãn cơ trơn bàng quang mà nó còn giúp cổ bàng quang co lại, giảm thiểu tình trạng tiểu không tự chủ. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc giãn cơ trơn bàng quang này là gây buồn ngủ;
  • Duloxetine: Có công dụng làm giãn cơ vòng ở niệu đạo, giúp cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ. Nữ giới nếu gặp các vấn đề về tiểu không tự chủ, kèm theo trầm cảm thì dùng thuốc này đặc biệt có hiệu quả;

2.4 Estrogen

Thuốc giãn cơ trơn bàng quang dạng estrogen cũng được sử dụng, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh. Theo đó, ở nhóm đối tượng này, lượng estrogen sản xuất ra ít hơn, dẫn đến thiếu hụt. Điều này khiến cho các mô nâng đỡ xung quanh niệu đạo, âm đạo bị yếu dần đi. Tình trạng này gây ra các vấn đề về tiểu không tự chủ, bàng quang tăng hoạt...

Do đó, sử dụng một số biện pháp estrogen tại chỗ liều thấp cũng có hiệu quả như thuốc giãn cơ trơn bàng quang giúp trẻ hoá các mô đang bị lão hoá... Từ đó, cải thiện các vấn đề tiểu không tự chủ một cách có hiệu quả.

2.5 Thuốc tiêm (Botox)

Onabotulinum toxin A hay Botox – thuốc giãn cơ trơn bàng quang có khả năng ngăn cản hoạt động gây tê liệt cơ bàng quang của chất acetylcholin.

Tuy nhiên, loại thuốc giãn cơ trơn bàng quang này thường gây ra các tác dụng phụ là nhiễm trùng đường tiết niệu và bí tiểu.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đưa ra một số cảnh báo về nguy cơ ngừng hô hấp và tử vong sau khi sử dụng Botox. Do đó, loại thuốc giãn cơ trơn bàng quang này cần được xem xét.

Như vậy, bài viết đã đưa ra một số thông tin giúp bạn giải đáp về chỉ định của các thuốc giãn cơ trơn bàng quang. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các thuốc giãn cơ trơn bàng quang trên đều phải dùng dưới sự kê đơn và theo dõi của bác sĩ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan