Công dụng thuốc Naprofar

Naprofar thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) dẫn xuất từ acid propionic, có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm. Naprofar là thuốc kê đơn nên để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng, người dùng cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về thuốc Naprofar trong bài viết dưới đây.

1. Công dụng thuốc Naprofar là gì?

1.1. Thuốc Naprofar là thuốc gì?

Naprofar thuộc nhóm giảm đau, chống viêm. Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic và lưu hành ở Việt Nam. Có số được đăng ký SĐK VD-19337-13.

  • Thuốc Naprofar được bào chế dạng: Viên.
  • Đóng gói: Hộp có 10 vỉ x 10 viên mỗi vỉ.
  • Có thành phần chính là Naproxen natrium 550mg, các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng 1 viên thuốc nhà cung sản xuất cung cấp.

1.2. Thuốc Naprofar có tác dụng gì?

  • Thuốc Naprofar có thành phần Naproxen là thuốc chống viêm phi steroid có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm, thuộc nhóm giảm đau không gây nghiện, có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa như: Đau do chấn thương, đau bụng kinh, bị viêm khớp và các tình trạng cơ xương khác.
  • Làm giảm các cơn đau từ nhẹ đến trung bình và kể cả đau sau khi sinh, sau khi đặt vòng tránh thai, hậu phẫu, đau do phẫu thuật chỉnh hình, đau bụng kinh nguyên phát, giảm các cơn đau nửa đầu. Naproxene cũng được chỉ định dùng trong điều trị những dấu hiệu từ nhẹ đến trung bình, cấp hay mãn tính của những chứng bệnh viêm cơ xương, viêm mô mềm và bệnh gout cấp.
  • Tuân thủ dùng thuốc Naprofar theo đúng sự chỉ định (về công dụng, hoặc chức năng cho từng đối tượng nào) đã ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Naprofar hoặc đơn thuốc của bác sĩ.

Chống chỉ định dùng thuốc:

  • Người mẫn cảm với thuốc Naprofar.
  • Vì có khả năng gây phản ứng chéo, không nên dùng thuốc Naprofar ở những người bệnh vốn đã sử dụng Aspirin, hay thuốc kháng viêm không steroid khác mà dẫn đến hội chứng suyễn hoặc viêm mũi hay nổi mề đay.

2. Cách sử dụng của thuốc Naprofar

2.1. Cách dùng thuốc Naprofar

  • Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn dùng thuốc Naprofar đã ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, người bệnh không được tự ý dùng thuốc Naprofar theo các đường dùng khác không ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng.
  • Thuốc Naprofar là thuốc có dạng viên nên dùng bằng đường uống. Không nên bẻ hay nghiền nát viên thuốc khi uống.
  • Người bệnh chỉ dùng Naprofar khi có sự chỉ định của bác sĩ.

2.2. Liều dùng của thuốc Naprofar

  • Bệnh viêm thấp khớp, và thoái hóa: Liều tấn công và trong các cơn cấp tính dùng 1100mg/ ngày. Liều duy trì 550 đến 1100mg/ ngày, tùy theo cường độ đau.
  • Bệnh thấp ngoài khớp, bị đau sau phẫu thuật và sau chấn thương: Thông thường dùng liều hàng ngày là 1100mg là có hiệu quả. Liều lượng này cần phải được đánh giá lại tùy ở từng trường hợp, nhưng không được vượt quá 1375mg/ ngày. Liều hàng ngày người bệnh có thể dùng một lần duy nhất hoặc chia làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.
  • Ðau bụng kinh: Liều khuyến cáo dùng khởi đầu là 550mg, sau đó là 275mg mỗi 6 đến 8 giờ, trong 3 đến 4 ngày.
  • Bệnh gout: Liều khởi đầu dùng là 825mg, sau đó là 275mg mỗi 8 giờ cho đến khi cơn đau cấp được giảm.
  • Ðề phòng đau nhức nửa đầu: Liều khuyến cáo dùng là 550mg, 2 lần/ ngày. Nếu dùng thuốc trong vòng 4 đến 6 tuần mà bệnh không được thuyên giảm, nên ngưng dùng.
  • Trường hợp dùng đau sau khi sinh: Dùng liều duy nhất là 550mg.
  • Trường hợp bị viêm cơ xương hay mô mềm từ nhẹ đến trung bình, trường hợp cấp hay mãn: Dùng liều khuyến cáo khởi đầu cho người lớn là 275mg, 2 lần/ ngày (sáng và tối hay 275mg buổi sáng, 550mg buổi tối). Trong thời gian điều trị lâu dài, liều lượng tăng hay giảm còn tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng của người bệnh.

Xử lý khi quên liều:

  • Thông thường các loại thuốc có thể uống trong khoảng 1đến 2 giờ so với quy định có trong đơn thuốc. Trừ khi thuốc có quy định nghiêm ngặt về thời gian dùng thì người bệnh có thể uống sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá gần thời điểm cần uống liều tiếp theo thì không nên uống bù vì có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi người bệnh quyết định bù liều.

Xử trí khi quá liều:

  • Những biểu hiện bất thường khi quá liều thuốc Naprofar cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Naprofar có các biểu hiện cần phải cấp cứu thì hãy gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà của người bệnh nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc, lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán, điều trị

3. Lưu ý khi dùng thuốc Naprofar

  • Do chưa có những nghiên cứu đầy đủ về hiệu quả và độ an toàn nên thuốc Naprofar không nên dùng ở trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Thuốc Naprofar không được sử dụng ở những người bệnh đang bị loét dạ dày và tá tràng tiến triển. Người có tiền sử bệnh về đường tiêu hóa nên theo dõi chặt chẽ khi dùng thuốc Naprofar.
  • Những phản ứng phụ trên đường tiêu hóa có thể sẽ xảy ra bất cứ lúc nào với người bệnh điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid.
  • Cho tới nay, những nghiên cứu đều chưa xác định được thời điểm phát triển nguy cơ loét dạ dày- tá tràng và xuất huyết, tuy nhiên ở những người bệnh cao tuổi và suy yếu, khả năng dung nạp sự loét, chảy máu ở đường tiêu hóa kém hơn ở những người khác.
  • Thuốc Naprofar làm giảm đi kết tập tiểu cầu và kéo dài thời gian chảy máu. Khi dùng các loại thuốc này, người bệnh cần phải theo dõi các kết quả xét nghiệm về chức năng gan và hạn chế sử dụng muối sodium.
  • Đối với bệnh nhân suy thận, vì thuốc Naprofar và chất chuyển hóa của nó bị thải trừ chủ yếu (95%) bằng đường thận, qua lọc tiểu cầu thận, do đó không được dùng lâu dài ở những người bệnh có độ thanh thải créatinine nhỏ hơn 20ml trên phút.
  • Ở những trường hợp đặc biệt như người bệnh bị mất nhiều nước ngoại bào, xơ gan, đang kiêng muối sodium, suy gan sung huyết và người bệnh mắc bệnh thận trước đó, cần phải đánh giá chức năng thận trước, trong khi điều trị bằng Naproxene.
  • Ðối với người bệnh cao tuổi, chức năng thận vốn đã suy yếu nên cũng cần phải thận trọng giống như các trường hợp trên. Ðối với tất cả những người bệnh này, việc giảm liều Naproxene điều trị hàng ngày cần phải được xem xét để tránh sự tích tụ thái quá chất chuyển hóa của Naproxene trong cơ thể.
  • Ở người bệnh bị bệnh gan mạn do rượu và có thể còn ở những dạng khác của bệnh xơ gan nữa, nồng độ tổng quát của thuốc Naprofar trong huyết tương giảm, nhưng nồng độ Naprofar không gắn kết lại tăng. Do đó, tốt nhất chỉ nên sử dụng Naprofar ở liều thấp nhất có hiệu quả.
  • Không nên dùng thuốc Naprofar trong quý 1 và quý 2 của thai kỳ, chỉ trừ khi thật cần thiết. Chống chỉ định thuốc Naprofar ở quý 3 của thai kỳ do có thể gây ức chế sự co bóp tử cung và đóng sớm ống động mạch.
  • Phụ nữ cho con bú để tránh ảnh hưởng đến trẻ không nên dùng Naprofar. Vì thuốc Naprofar được bài tiết nhiều qua sữa mẹ (nồng độ: khoảng 1% nồng độ có trong huyết tương) Hoặc ngưng cho trẻ bú trong thời gian dùng thuốc.

4. Tác dụng phụ của thuốc Naprofar

Các tác dụng phụ thông thường nhất:

  • Rối loạn đường tiêu hóa như đau thượng vị, bị nhức đầu, buồn nôn và phù ngoại vi nhẹ, ù tai, chóng mặt.

Nhưng phản ứng phụ hiếm khi xảy ra nhưng đã được ghi nhận:

  • Rụng tóc hay phản ứng sốc phản vệ, phù mạch, thiếu máu không tái tạo hoặc thiếu máu tan huyết.
  • Bị viêm màng não vô khuẩn hoặc loạn chức năng nhận thức.
  • Viêm phổi tăng bạch cầu ưa eosin, hoại tử biểu bì và ban đỏ đa dạng.
  • Bệnh viêm gan, xuất huyết dạ dày/tá tràng hoặc thủng dạ dày-tá tràng, bệnh giảm bạch cầu hạt, giảm thính lực, tiểu ra máu.
  • Mất khả năng tập trung hoặc mất ngủ, vàng da, bị bệnh thận, loét dạ dày-tá tràng và loét đường tiêu hóa.
  • Viêm da do có nhạy cảm với ánh sáng, bị nổi ban hoặc hội chứng Stevens-Johnson.
  • Giảm lượng tiểu cầu, bệnh viêm bao tử có loét, viêm mạch, rối loạn thị lực và buồn nôn.
  • Mặc dù chưa có 1 nghiên cứu nào về sự giữ muối Na đã được ghi nhận, nhưng với người bệnh có tiền sử về bệnh tim có thể có những nguy cơ cao khi dùng Naprofar.

Thông thường thì những tác dụng phụ hay sẽ mất đi khi ngưng sử dụng thuốc. Nếu người bệnh thấy có những tác dụng phụ hiếm gặp, mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.

5. Tương tác thuốc Naprofar

Naproxen có thể tương tác với các thuốc khác. Nói với bác sĩ về tất cả các thuốc mà bạn đang dùng, đặc biệt là các thuốc sau:

  • Naproxen kết hợp với các thuốc chống viêm không steroid khác sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu và gây loét dạ dày – tá tràng.
  • Thuốc chống đông máu đường uống, heparin và ticlopidin: tăng nguy cơ chảy máu do ức chế kết tập tiểu cầu.
  • Dụng cụ tránh thai trong tử cung: Giảm tác dụng tránh thai.
  • Lithi: Giảm thải trừ lithi qua thận, do đó có thể gây ngộ độc.
  • Methotrexat: Do giảm thanh thải và cạnh tranh ở protein làm tăng methotrexat trong máu có thể gây tăng độc tính trên hệ tạo máu.
  • Thuốc chống đái tháo đường dẫn xuất sulfonylure: Naproxen cạnh tranh trên vị trí gắn ở protein huyết nên làm tăng tác dụng hạ glucose máu.
  • Thuốc lợi niệu và thuốc chống tăng huyết áp: Naproxen làm giảm tác dụng do ức chế tác dụng gây giãn mạch prostaglandin.
  • Probenecid: Probenecid làm tăng nồng độ trong huyết tương và nửa đời thải trừ của naproxen do ức chế sự liên hợp, thanh thải qua thận.

6. Cách bảo quản thuốc Naprofar

  • Thời gian bảo quản thuốc Naprofar là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Bảo quản thuốc Naprofar ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng, môi trường có tính acid.
  • Để xa tầm tay của trẻ nhỏ và vật nuôi trong nhà.
  • Trước khi dùng Naprofar nên xem kỹ hạn dùng của thuốc. Tuyệt đối không dùng thuốc Naprofar khi đã hết hạn sử dụng được in trên bao bì.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Naprofar và chỉ mang tính chất tham khảo. Vì đây là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

207 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan