Công dụng thuốc Calisamin

Thuốc Calisamin được bào chế dưới dạng thuốc bột uống, có thành phần chính là Glucosamin. Thuốc được sử dụng trong giảm đau, kháng viêm, điều trị bệnh xương khớp,...

1. Công dụng của thuốc Calisamin

Calisamin là thuốc gì? Thuốc Calisamin có thành phần chính là Glucosamin hàm lượng 1,25g. Glucosamin là nguyên liệu tổng hợp proteoglycan, bảo vệ sụn nhờ khả năng ức chế enzyme phá hủy sụn. Bên cạnh đó, thành phần này còn làm chậm quá trình mất canxi của xương và tham gia vào quá trình tạo mô xương.

Chỉ định sử dụng thuốc Calisamin:

  • Giảm đau và bảo vệ sụn cho bệnh nhân bị viêm thấp khớp và viêm khớp thoái hóa;
  • Giảm đau ở người bị chấn thương sụn;
  • Điều trị viêm cứng khớp.

Chỉ định sử dụng thuốc Calisamin:

  • Người có tiền sử mẫn cảm/dị ứng với thành phần có trong thuốc;
  • Phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú;
  • Trẻ em dưới 18 tuổi.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Calisamin

Cách dùng: Đường uống. Thuốc được uống 15 phút trước khi ăn, hòa 1 gói thuốc với 1 ly nước và uống ngay.

Liều dùng: 1 gói/ngày trong vòng 6 - 8 tuần. Nếu người bệnh có bệnh mạn tính cần dùng thuốc kéo dài như bệnh dị ứng, bệnh tim mạch,... thì nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn, thay đổi liều dùng nếu cần thiết.

  • Quá liều: Khi dùng thuốc Calisamin quá liều, người bệnh thường có triệu chứng là những biểu hiện nặng hơn của tác dụng phụ. Đôi khi, các triệu chứng lạ và nguy hiểm hơn cũng xuất hiện. Vì vậy, khi sử dụng thuốc quá liều, cần theo dõi sát sao bệnh nhân để đề phòng nguy cơ xảy ra những biến chứng khó lường. Nếu có biểu hiện bất thường, nên đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.
  • Quên liều: Có thể uống thuốc Calisamin nếu quá giờ sử dụng 1 - 2 giờ. Nếu đã quên liều quá lâu thì bỏ qua liều đã quên, uống liều tiếp theo đúng như kế hoạch. Người bệnh chú ý không nên bỏ quên quá 2 liều dùng thuốc Calisamin liên tiếp.

3. Tác dụng phụ của thuốc Calisamin

Một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Calisamin là: Buồn nôn, chán ăn, khó tiêu, táo bón hoặc đau dạ dày - thực quản. Khi nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào như buồn nôn, nôn ói, đau bụng hoặc biểu hiện ở da, hệ thần kinh,... thì người bệnh nên ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ ngay.

Các phản ứng bất lợi nhẹ thường tự biến mất khi ngừng thuốc. Với trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần được điều trị hỗ trợ như giữ thoáng khí, dùng epinephrin, thở oxygen, sử dụng thuốc kháng histamin, corticoid,...

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Calisamin

Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi sử dụng thuốc Calisamin:

  • Thuốc Calisamin thường có tác dụng sau 1 tuần sử dụng. Vì vậy, nếu bị đau nhiều, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm trong những ngày đầu;
  • Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với hải sản (đặc biệt là tôm, cua) cần thận trọng khi dùng thuốc Calisamin;
  • Khi dùng thuốc Calisamin ở bệnh nhân tiểu đường, cần thường xuyên theo dõi đường huyết;
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú: Không nên sử dụng thuốc Calisamin;
  • Người lái xe và vận hành máy móc hoặc lao động nặng nên thận trọng với các tác dụng phụ của thuốc Calisamin;
  • Trong quá trình điều trị với thuốc Calisamin, bệnh nhân nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm lượng thuốc uống;
  • Trong thời gian dùng thuốc Calisamin, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn hoặc đồ uống chứa cồn, chất kích thích.

5. Tương tác thuốc Calisamin

Một số tương tác thuốc của Calisamin gồm:

  • Thuốc Calisamin làm giảm hiệu quả của một số kháng sinh như: Chloramphenicol, penicillin,...;
  • Thuốc Calisamin làm tăng hiệu quả hấp thu và tác dụng của Tetracyclines;
  • Thuốc Calisamin làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc điều trị ung thư như: Etoposide, teniposide,...

Trong thời gian sử dụng thuốc Calisamin, người bệnh nên hạn chế đồ uống có cồn hoặc có ga. Đồng thời, người bệnh nên liệt kê các loại thuốc mình đang sử dụng để bác sĩ tư vấn, tránh nguy cơ tương tác thuốc.

Thuốc Calisamin được bào chế dưới dạng thuốc bột uống, có thành phần chính là Glucosamin. Thuốc được sử dụng trong giảm đau, kháng viêm, điều trị bệnh xương khớp,...Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

910 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan