Công dụng thuốc Cetrazone

Cetrazone là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng trên nhiều chủng vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Thuốc được chỉ định trong các nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa và dự phòng nhiễm khuẩn trước mổ,...

1. Cetrazone là thuốc gì?

Cetrazone có thành phần chính là Ceftriaxone, một kháng sinh bán tổng hợp nhóm Cephalosporin thế hệ 3.

Cetrazone kháng khuẩn thông qua cơ chế ức chế tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn bằng cách gắn vào các protein trên vách tế bào của vi khuẩn, ngăn cản sự nhân lên của vi khuẩn. Thuốc có phổ tác dụng rộng trên nhiều chủng vi khuẩn Gram âm và Gram dương gây bệnh thông thường kể cả các chủng vi khuẩn nhóm beta - lactamase.

Thành phần Ceftriaxone hấp thu kém qua đường tiêu hóa nên chỉ được sử dụng bằng đường tiêm, truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Sau khi vào cơ thể thuốc phân bố khắp các mô và dịch cơ thể, xâm nhập vào dịch não tủy, nhau thai và sữa mẹ. Cetrazone chuyển hóa ở gan và thải trừ chủ yếu qua thận.

2. Chỉ định của thuốc Cetrazone

Cetrazone được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng sau:

3. Chống chỉ định thuốc Cetrazone

Thuốc Cetrazone không chỉ định sử dụng trong các trường hợp bệnh lý sau:

  • Dị ứng với Ceftriaxone, kháng sinh nhóm Cephalosporin, Penicillin hay bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng.
  • Bệnh nhân suy thận nặng.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Cetrazone

  • Bệnh nhân dị ứng với Penicillin có thể xảy ra phản ứng dị ứng chéo với Cetrazone.
  • Theo dõi chức năng gan và thận trước và trong khi dùng thuốc Cetrazone. Không dùng liều vượt quá 2g/ ngày.
  • Trẻ sơ sinh đặc biệt là sơ sinh thiếu tháng dùng thuốc làm tăng bilirubin máu.
  • Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ nên cân nhắc lợi ích trước khi sử dụng Cetrazone ở phụ nữ có thai và cho con bú.

5. Tương tác thuốc của Cetrazone

Một số tương tác có thể xảy ra khi dùng thuốc Cetrazone với các thuốc khác:

  • Dùng liều cao Probenecid có thể làm nồng độ Cetrazone tăng cao trong máu, kéo dài tác dụng của thuốc.
  • Phối hợp Cetrazone với các thuốc lợi tiểu mạnh làm tăng nguy cơ nhiễm độc cho thận.
  • Rượu bia, thuốc lá, thực phẩm có cồn khi đang uống thuốc có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc.

6. Liều dùng và cách dùng

Cách dùng:

  • Cetrazone được bào chế dưới dạng bột pha tiêm. Hòa tan thuốc với lượng dung môi thích hợp, sử dụng tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch.
  • Sử dụng thuốc ngay sau khi pha.

Liều dùng:

  • Nhiễm khuẩn thông thường ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 - 2g/ngày chia làm 2 lần tiêm; Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Liều tối đa: 4g/ ngày.
  • Nhiễm khuẩn thông thường ở trẻ em từ 15 ngày tuổi đến 12 tuổi: 20 - 80 mg/kg chia làm 2 lần tiêm. Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Nhiễm khuẩn thông thường trẻ sơ sinh dưới 14 ngày: 20 - 50 mg/kg/ngày chia làm 2 lần tiêm. Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Viêm màng não: 100mg/ kg/ ngày. Liều tối đa 4g/ ngày. Tiêm tĩnh mạch
  • Nhiễm lậu cầu: Tiêm bắp liều duy nhất 250mg/ lần.
  • Dự phòng trước phẫu thuật: 1 - 2 g/ lần; Tiêm tĩnh mạch 30 - 90 phút trước mổ.

7. Tác dụng phụ của thuốc Cetrazone

Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi dùng thuốc Cetrazone:

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Tiêu chảy, đau bụng.
  • Phản ứng dị ứng, ngứa, nổi ban đỏ.

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Sốt.
  • Viêm tĩnh mạch, phù mạch.
  • Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

Tác dụng phụ hiếm gặp

Như vậy, Cetrazone là kháng sinh có phổ tác dụng rộng, chỉ định trong nhiều trường hợp nhiễm khuẩn từ nặng đến vừa. Thuốc cần được chỉ định và theo dõi của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ hoặc biến chứng bội nhiễm, kháng khuẩn có thể xảy ra.

131 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan