Công dụng thuốc Chloraseptic

Chloraseptic là thuốc gì? Thuốc Chloraseptic có thành phần chính là benzocaine, được phân loại vào nhóm thuốc ho và cảm. Thuốc thường được sử dụng trong các trường hợp đau, lở miệng, ... Trên thị trường có các chế phẩm thuốc Chloraseptic được bào chế dưới dạng viên ngậm.

1. Công dụng thuốc Chloraseptic

Thuốc Chloraseptic được sử dụng để điều trị lở miệng, vết loét ở miệng, kích ứng miệng, giảm đau miệng và cổ họng.

Không dùng Chloraseptic cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc và các trường hợp khác theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Chloraseptic

Liều lượng: 1 viên mỗi 2 giờ, tối đa 12 viên/ngày.

Người bệnh sử dụng thuốc Chloraseptic dạng viên ngậm theo chỉ định của bác sĩ, không nhai, phá vỡ hoặc nghiền nát, không nuốt toàn bộ viên thuốc. Không ngậm thường xuyên hơn so với chỉ định của bác sĩ. Không ăn hoặc uống ít nhất 1 giờ sau khi sử dụng Chloraseptic.

Nếu bạn quên liều, hãy dùng một liều thuốc khác ngay khi bạn nhớ ra. Nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và quay lại thời gian dùng thuốc bình thường. Không dùng 2 liều cùng lúc hoặc thêm liều để bù liều đã quên.

Khi nghi ngờ quá liều, người bệnh cần đến ngay trung tâm cấp cứu gần nhất để được xử trí kịp thời. Mang theo tất cả các thuốc đã sử dụng trước đó, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, ... để hỗ trợ trong việc chẩn đoán được nhanh chóng, chính xác.

3. Tác dụng không mong muốn

Mặc dù có thể hiếm gặp, nhưng một số người có thể gặp các tác dụng phụ rất nặng và đôi khi gây nguy hiểm đến tính mạng khi dùng thuốc. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào sau đây vì có thể liên quan đến tác dụng phụ rất xấu:

  • Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng như nổi mày đay, phát ban, ngứa da, đỏ da, phồng rộp, thở khò khè, khó thở, khó nuốt, khó nói chuyện, khàn giọng, phù mặt, môi, lưỡi, cổ họng, ...
  • Các dấu hiệu của Methemoglobinemia như môi tím tái, rối loạn nhịp tim, co giật, chóng mặt, ngất, nhức đầu, buồn ngủ, mệt mỏi, yếu người, thở gấp. Hội chứng này hiếm khi xảy ra nhưng có thể gây chết người.

Ngoài ra, thuốc Chloraseptic còn gây ra một số tác dụng phụ khác như kích ứng cổ họng, ngứa miệng, ... Để đảm bảo an toàn, bạn cần liên hệ với bác sĩ khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng Chloraseptic.

4. Tương tác thuốc

Khi phải điều trị với nhiều loại thuốc khác nhau, có thể xảy ra hiện tượng tương tác giữa các thuốc và ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong cơ thể, tác dụng, tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, một số loại thuốc không nên được sử dụng trong hoặc xung quanh thời điểm ăn uống vì có thể xảy ra tương tác. Sử dụng rượu hoặc thuốc lá trong khi dùng một số loại thuốc cũng có thể gây ra tương tác. Vì vậy để đảm bảo an toàn, cần liệt kê và thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, đồng thời nói chuyện về việc sử dụng thuốc cùng với thức ăn, rượu, chất kích thích hoặc thuốc lá. Một số thuốc có thể tương tác với thuốc Chloraseptic như:

  • Aspirin
  • Acetaminophen
  • Diphenhydramine
  • Loratadin
  • Metformin
  • Fluticasone
  • Multivitamin
  • Ibuprofen
  • Polyethylene glycol 3350
  • Guaifenesin

5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Chloraseptic

  • Trước khi sử dụng thuốc Chloraseptic, hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn có các tình trạng sau: Nhiễm trùng miệng, trẻ em dưới 2 tuổi, trẻ mọc răng
  • Một vấn đề nghiêm trọng về máu được gọi là methemoglobin huyết có thể xảy ra khi dùng Chloraseptic. Nguy cơ mắc methemoglobin có thể tăng lên ở những người bị thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD), các vấn đề về tim phổi, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và dùng một số loại thuốc khác. Thông báo với bác sĩ biết nếu bạn đã từng bị methemoglobin huyết.
  • Không ăn khi miệng đang tê vì bạn có thể cắn phải lưỡi của mình.
  • Nếu bạn mắc tiểu đường, hãy kiểm tra nhãn cẩn thận thành phần của thuốc, một số sản phẩm có thể chứa đường.
  • Cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai, đang cho con bú hoặc dự định có thai. Bạn sẽ cần được biết về những lợi ích và rủi ro đối với bạn và em bé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan