Công dụng thuốc Clyodas 300

Thuốc Clyodas 300 là thuốc kháng sinh kê đơn, dùng điều trị và phòng ngừa viêm màng trong tim, người bị dị ứng hoặc điều trị dài ngày bằng Penicilin. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Clyodas 300, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

1. Thuốc Clyodas 300 công dụng là gì?

1.1. Thuốc Clyodas 300 là thuốc gì?

Thuốc Clyodas 300 thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm; có số đăng ký VD-21632-14, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Bidiphar 1 sản xuất.

Thuốc được bào chế dạng viên nén, vỉ 10 viên x hộp 10 vỉ, 2 vỉ hoặc lọ 100 viên, lọ 500 viên. Với các thành phần:

  • Hoạt chất chính: Clindamycin hydroclorid tương đương với Clindamycin 300 mg.
  • Tá dược: Bột Talc, Magnesi stearat, Eratab.

Thuốc Clyodas 300 khuyến cáo sử dụng cho người trưởng thành.

1.2. Thuốc Clyodas 300 có tác dụng gì?

Thuốc Clyodas 300 được bác sĩ kê đơn chỉ định điều trị những bệnh nhiễm vi khuẩn nhạy cảm với Clindamycin như Staphylococcus aureus và Bacteroides fragilis, đặc biệt thuốc được dùng điều trị cho những người bệnh bị dị ứng với Penicilin. Cụ thể gồm:

  • Phòng ngừa bệnh viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn do phẫu thuật cấy ghép cho người bệnh dị ứng với Penicillin hoặc những bệnh nhân đã được điều trị bằng Penicilin từ lâu.
  • Viêm phổi sặc, áp xe phổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng do các vi khuẩn ky khí.
  • Nhiễm khuẩn bên trong ổ bụng.
  • Nhiễm khuẩn vết thương mưng mủ (phẫu thuật hoặc chấn thương).
  • Nhiễm khuẩn máu.
  • Sốt sản (đường sinh dục), nhiễm khuẩn nặng vùng chậu hông và đường sinh dục nữ như: viêm màng trong tử cung, áp xe vòi trứng không do lậu cầu, viêm tế bảo chậu hông, nhiễm khuẩn bàng quang ở âm đạo sau khi phẫu thuật do vi khuẩn ky khí.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần hoạt chất chính Clindamycin hay bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc.

2. Cách sử dụng của thuốc Clyodas 300

2.1. Cách dùng thuốc Clyodas 300

  • Thuốc Clyodas 300 dùng đường uống, uống nguyên viên thuốc với cốc nước đầy, không nghiền nát hay trộn với dung dịch hoặc hỗn hợp nào. Khuyến cáo nên uống thuốc sau các bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày.
  • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không thêm bớt liều uống được chỉ định.

2.2. Liều dùng của thuốc Clyodas 300

Trong các nhiễm khuẩn do các Streptococcus tan máu beta nhóm A, điều trị Clindamycin phải tiếp tục ít nhất 10 ngày. Trong các nhiễm khuẩn nặng như viêm mảng trong tim hoặc viêm xương tủy, phải điều trị ít nhất là 6 tuần.

  • Liều thường dùng: 150 - 300 mg Clindamycin, 6 giờ một lần. Liều 450mg, 6 giờ một lần nếu nhiễm khuẩn nặng.
  • Liều uống đối với trẻ em là 3 - 6 mg/ kg thể trọng, 6 giờ một lần. Trẻ em dưới 1 tuổi hoặc cân nặng dưới 10 kg dùng 37.5 mg, 8 giờ một lần.
  • Để phòng ngừa viêm màng trong tim hoặc nhiễm khuẩn do phẫu thuật cấy ghép mô: Clindamycin 600 mg (10 mg/ kg đối với người lớn) uống 1 - 2 giờ trước khi phẫu thuật, và uống 300 mg (5 mg/ g) 6 giờ sau khi phẫu thuật.
  • Sốt sản (nhiễm trùng đường sinh dục): Uống clindamycin 300 mg, cứ 8 giờ một lần cho đến khi hết sốt hoặc uống 500 mg erythromycin.

Xử trí khi quên liều:

  • Để thuốc Cinnarizin 25 mg phát huy tác dụng điều trị triệu chứng hiệu quả, cố gắng để không quên liều. Nếu lỡ một liều thì cần uống ngay khi nhớ ra, hai liều uống nên cách xa nhau tối thiểu 6 tiếng.
  • Không được uống cùng một lúc 2 liều kháng sinh.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Clyodas 300

  • Không dùng thuốc Clyodas 300 khi đã hết hạn sử dụng, thuốc có mùi lạ, đổi màu, bị nấm mốc, bao bì bị rách hở.
  • Thận trọng khi dùng Clyodas 300 cho bệnh nhân cao tuổi, có bệnh về đường tiêu hoá, tiền sử viêm đại tràng.
  • Nếu phải điều trị kéo dài, nên theo dõi chức năng gan, thận và xét nghiệm công thức máu thường xuyên. Sử dụng kháng sinh clindamycin có thể dẫn đến tình trạng tăng sinh quá mức các các loại sinh vật không nhạy cảm, đặc biệt là nấm men.
  • Viêm đại tràng giả mạc được báo cáo đối với hầu hết các loại thuốc kháng sinh bao gồm cả clindamycin với mức độ từ nhẹ đến nặng thậm chí đe dọa tính mạng. Do vậy, điều quan trọng là cần lưu ý chẩn đoán trên các bệnh nhân có các dấu hiệu của tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh.
  • Clyodas 300 có thể phát huy hiệu quả nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ thể, cơ địa của mỗi người.
  • Phụ nữ có thai chỉ dùng Clyodas 300 khi thật cần thiết và phải cân nhắc nguy cơ và lợi ích trước khi dùng.
  • Phụ nữ cho con bú cần tránh cho trẻ bú trong khi điều trị thuốc này, do thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ.

4. Tác dụng phụ của thuốc Clyodas 300

  • Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng:
    • Thường gặp: Viêm đại tràng giả mạc.
    • Chưa biết: viêm đại tràng do clostridium difficile, nhiễm khuẩn âm đạo.
  • Rối loạn máu và hệ bạch huyết:
    • Thường gặp: Tăng bạch cầu ưa eosin.
    • Chưa biết: mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: sốc phản vệ, phản ứng dạng phản vệ, phản ứng phản vệ, quá mẫn.
  • Rối loạn hệ thần kinh: Ít gặp triệu chứng như rối loạn vị giác.
  • Rối loạn tim: Ít gặp triệu chứng như ngừng tim - hô hấp.
  • Rối loạn mạch máu:
    • Thường gặp: viêm tắc tĩnh mạch.
    • Ít gặp: giảm huyết áp.
  • Rối loạn hệ tiêu hóa:
    • Thường gặp: tiêu chảy.
    • Ít gặp: đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
    • Chưa biết: viêm thực quản, loét thực quản.
  • Rối loạn gan mật: Ít gặp triệu chứng như vàng da.
  • Rối loạn da và mô dưới da:
    • Thường gặp: ban sần.
    • Ít gặp: mề đay.
    • Hiếm gặp: hồng ban đa dạng, ngứa.
    • Chưa biết: hoại tử biểu bì do nhiễm độc (TEN), hội chứng Stevens - Johnson (SJS), phản ứng do thuốc kèm tăng bạch cầu ưa eosin và những triệu chứng toàn thân (DRESS), ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP), phù mạch, viêm da, tróc vảy, viêm da bọng nước, ban dạng sởi.

5. Tương tác thuốc Clyodas 300

  • Tác dụng đối kháng đã được thấy giữa clindamycin và erythromycin được nhận thấy trong nghiên cứu in vitro. Do có ý nghĩa đáng kể về lâm sàng, không nên dùng 2 thuốc này đồng thời.
  • Clindamycin được chuyển hóa chủ yếu bởi CYP3A4, một phần bởi CYP3A5 tạo ra chất chuyển hóa chính là clindamycin sulfoxide, một phần nhỏ chất chuyển hóa N Desmethyl Clindamycin. Vì vậy, các chất ức chế CYP3A4 và CYP3A5 có thể làm giảm độ thanh thải clindamycin, các chất cảm ứng isoenzym này có thể làm tăng độ thanh thải clindamycin. Cần theo dõi sự giảm hiệu lực thuốc khi có mặt các chất cảm ứng CYP3A4 mạnh như là rifampicin.
  • Các nghiên cứu trên in vitro đã chỉ ra clindamycin không ức chế CYP1A2, CYP2C9, CYP2C19, CYP2E1 hay CYP2D6 và chỉ ức chế CYP3A4 ở mức độ vừa phải. Vì vậy, không chắc chắn là có tương tác quan trọng trên lâm sàng giữa clindamycin và các thuốc được chuyển hóa bởi các enzym này khi dùng đồng thời.
  • Các thuốc chống đông máu vitamin K: Thời gian đông máu tăng trong các xét nghiệm đông máu (PT/INR) và/ hoặc chảy máu đã được báo cáo ở các bệnh nhân được điều trị bằng clindamycin kết hợp với một thuốc chống đông kháng vitamin K (ví dụ như warfarin, acenocoumarol và fluindione). Vì vậy, cần tiến hành định kỳ các xét nghiệm đông máu ở những bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc chống đông kháng vitamin K.

6. Cách bảo quản thuốc Clyodas 300

  • Thời gian bảo quản thuốc Clyodas 300 mg là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Bảo quản Clyodas 300 trong bao bì gốc ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C, tại những nơi khô ráo thoáng mát, tránh khỏi ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, tránh xa các nguồn nhiệt như lò nướng, tủ lạnh hay tivi và những nơi ẩm thấp như trong nhà tắm.
  • Để thuốc ở nơi trẻ không với tay tới được.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan