Công dụng thuốc Diaphyllin Venosum

Thuốc Diaphyllin Venosum công dụng lên đường hô hấp, và được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị hen viêm phế quản, cơn khó thở kịch phát, đau tức ngực xảy ra khi gắng sức...Vậy để tìm hiểu cụ thể xem thuốc Diaphyllin venosum công dụng là gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về thuốc Diaphyllin Venosum qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Diaphyllin venosum công dụng là gì?

Diaphyllin venosum là thuốc được Công ty Gedeon Richter Plc sản xuất. Nó có thành phần chính là theophylline ethylenediamine. Thuốc có tác dụng dùng trong việc điều trị các bệnh về hen tim và hen phế quản, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản mạn tính, suy tim mất bù và khó thở kịch phát ban đêm, đau thắt ngực khi cố gắng sức, bloc nhĩ thất kháng với atropin phát triển trên cơ sở của thiếu máu cục bộ, nó làm tạm ngừng tác dụng của dipyridamol, phù, rối loạn tuần hoàn não do vữa xơ động mạch, rối loạn vi tuần hoàn do cao huyết áp, chứng đi tập tễnh cách hồi.

Diaphyllin Venosum chứa hoạt chất theophylline là loại thuốc được bào chế ở dạng dung dịch tiêm, đóng gói theo quy cách mỗi ống chứa 5 ml, 1 hộp có 5 ống. Thuốc được pha truyền hoặc sử dụng với bơm tiêm điện để lượng thuốc đưa vào cơ thể với tốc độ chậm nhất.

Thuốc Aminophylline là loại một phức chất của theophylin và ethylendiamin. Tác động chính ở mức độ tế bào: Theophylin là loại thuốc sẽ làm giảm các ion calci nội bào, nó còn ngăn chặn các thụ thể adenosin.

Thời gian bán thải kéo dài ở những bệnh nhân phù phổi, bệnh tim phổi, bệnh gan, suy giáp trạng, và nhiễm khuẩn, cũng như ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Cường giáp và tình trạng sốt làm rút ngắn thời gian bán thải của theophylin.

Điều trị block nhĩ-thất kháng với atropin phát triển trên cơ sở thiếu máu cục bộ, làm tạm ngừng tác dụng của dipyridamol, tình trạng phù, rối loạn tuần hoàn não do vữa xơ động mạch, rối loạn vi tuần hoàn do cao huyết áp, chứng đi tập tễnh cách hồi.

2. Cách sử dụng của thuốc Diaphyllin venosum

2.1. Cách dùng thuốc Diaphyllin venosum:

Diaphyllin venosum thường thải trừ chậm ở những bệnh nhân suy tim, giảm oxygen máu và gan, viêm phổi, nhiễm virus (đặc biệt là virus cúm) và ở những người cao tuổi. Thuốc dùng cùng thời điểm có thể làm tăng hoặc giảm đi độ thanh thải theophylin

Phải xem xét, có điều trị bằng aminophylin hoặc theophylin trước đó hay không (nhất là những chế phẩm có tác dụng kéo dài).

Dùng khi: Tiêm tĩnh mạch chậm (trong ít nhất là 5 phút) cho bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa. Bệnh nhân phải nằm thêm một lúc nữa sau khi tiêm dưới sự giám sát của người có chuyên môn.

Pha hàm lương của ống tiêm vào 250-500 ml nước muối sinh lý hoặc dung dịch glucose 5% để có được dịch truyền tĩnh mạch nhỏ giọt.

Không được pha thuốc với bất kỳ dung dịch thuốc nào khác. Thuốc diaphyllin venosum tiêm này chỉ được tiêm hoặc truyền dịch tĩnh mạch.

Sự tăng đột ngột nồng độ theophylin trong huyết thanh có thể gây ra những phản ứng bất lợi, nên phải giám sát nồng độ huyết tương.

2.2. Liều dùng của thuốc Diaphyllin venosum:

  • Trong cấp cứu: Tiêm tĩnh mạch chậm (trong ít nhất là 5 phút) 240 mg aminophylin (1 ống) một lần hoặc hai lần mỗi ngày.
  • Nếu nồng độ theophylin huyết tương thấp hơn 3 mcg/ml, nên tiêm tĩnh mạch bolus 5-7 mg/kg cho đến khi đạt được nồng độ huyết tương 10mcg/ml, rồi tiếp tục bằng truyền dịch tĩnh mạch nhỏ giọt. (Nếu nồng độ theophylin huyết tương cao hơn 3 mcg/ml, dùng liều 1 mg/kg thể trọng sẽ làm tăng nồng độ huyết tương 2 mcg/ml).
  • Liều dùng: nếu bệnh nhân hiện tại chưa dùng aminophylin hoặc theophylin, dùng liều 5,7 mg/kg, tiêm tĩnh mạch chậm, tốc độ không vượt quá 25 mg/phút.

Điều trị duy trì bằng truyền dịch nhỏ giọt:

  • Nếu độ thanh thải theophylin bình thường: 0,5 mg/kg/giờ
  • Trẻ em từ 6 tháng đến 9 tuổi: 1 mg/kg/giờ
  • Trẻ em từ 10-16 tuổi hoặc người trẻ hút thuốc lá: 0,8 mg/kg/giờ
  • Người bệnh cao tuổi: 0,3 mg/kg/giờ
  • Nếu độ thanh thải giảm (ví dụ ở những bệnh nhân suy tim hoặc gan/thận): 0,3 mg/kg/giờ.
  • Sử dụng ở những bệnh nhân hiện tại đang dùng các dạng của theophylin

Với những bệnh nhân hiện đang dùng các dạng của thuốc aminophylline, thời gian, đường dùng và liều dùng lần cuối của bệnh nhân dùng để xác định và xem xét liều nạp. Liều nạp dựa trên dự tính 0,5 mg/kg (trọng lượng cơ thể) của theophylin sẽ dẫn tới tăng 1 mcg/ml nồng độ theophylin trong huyết thanh. Vì vậy, với các bệnh nhân đang dùng các dạng của thuốc aminophylline, liều nạp nên trì hoãn cho đến khi nồng độ theophylin trong huyết thanh có thể đạt được hoặc các bác sĩ cần lựa chọn liều cẩn thận dựa trên những lợi ích và rủi ro tiềm tàng.

Sau đó, liều duy trì aminophylline theo đường tĩnh mạch như mô tả bên trên có thể được xem xét.

  • Làm gì khi dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

  • Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

3. Chống chỉ định của thuốc Diaphyllin venosum

Chống chỉ định thuốc Diaphyllin venosum trong các trường hợp sau:

  • Vừa mới xảy ra nhồi máu cơ tim, nhịp tim loạn, bệnh viêm loét,...
  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Thận trọng khi phối hợp thuốc Diaphyllin venosum với: Thuốc aminophylline hay purine có dẫn xuất khác (có thể gây ra những phản ứng không mong muốn) như: Các loại thuốc chống bệnh cao huyết áp, các thuốc xanthine khác (dùng song song có thể làm tăng độc tính của thuốc).
Các loại thuốc phong bế thụ thể H2 làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương. Diaphyllin venosum có thể làm ngừng tác dụng của diazepam.
Thuốc diaphyllin venosum có tương kỵ hóa học với các hợp chất sau: Cephalothin, chlorpromazine, codeine, corticotropin, dimenhydrinate, doxapram, dihydralazine, tetracyclin dùng trong vòng một giờ, pethidine, phenytoin, prochlorperazine esilate, promazine hydrochloride, promethazine hydrochloride, vancomycin.
Thận trọng khi sử dụng:

Hàm lượng điều trị của diaphyllin venosum trong huyết tương là 5 - 20 mg/ml. Do tác dụng trực tiếp kích thích tim và thần kinh, Diaphyllin chỉ có thể dùng đường tiêm tĩnh mạch, nhưng phải tiêm rất chậm.

Trong trường hợp thiểu niệu, nên giảm liều. Trong thời gian dùng thuốc, khoảng thời gian ngủ có thể giảm. Nếu tiêm ra ngoài tĩnh mạch hay tiêm trong động mạch, thuốc có thể làm hư hại trầm trọng, thậm chí hoại tử. Trong trường hợp rung nhĩ mạn tính, việc dùng thuốc phải được theo dõi thận trong do có nguy cơ nghẽn mạch. Trong trường hợp người có huyết áp không ổn định, nên dùng Diaphyllin dưới dạng truyền dịch chậm, nhưng phải kiểm soát huyết áp.

4. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Diaphyllin venosum

Bị co thắt động mạch vành, đau thắt ngực thể không ổn định (đau thắt ngực tăng khi hoạt động thể chất);

Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn (HOCM, một bệnh cơ tim trong đó cơ tim trở nên dày bất thường); Thường xuyên bị nhịp tim nhanh, tăng huyết áp nặng, cường giáp, loét dạ dày hay tá tràng, bệnh gan hay bệnh thận tiến triển, rối loạn chuyển hóa sắc tố máu gây đau bụng, lú lẫn về tâm thần, rất mẫn cảm với ánh sáng, động kinh.

Liều dùng của thuốc diaphyllin venosum cần phải được điều chỉnh theo từng trường hợp hoặc bệnh lý đi kèm sau:

Tuổi: sơ sinh, trẻ nhỏ và người già (trên 60 tuổi); Các bệnh mắc kèm như : suy tim sung huyết, cường giáp, bệnh gan (xơ gan, viêm gan cấp), suy thận, choáng nhiễm trùng; phù phổi cấp; bệnh tim phổi, sốt cao, vừa mới cai thuốc, béo phì, đang dùng chế độ ăn giàu protein, đang sử dụng cafein và uống rượu.

Lái xe và vận hành máy móc:

Trước khi dùng thuốc phải xin hướng dẫn của bác sĩ điều trị khi tham gia giao thông hoặc các hoạt động có nguy cơ khác.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Thời kỳ mang thai: Cũng như với bất kỳ thuốc nào khác, chỉ dùng thuốc trong khi mang thai khi lợi ích vượt hẳn nguy cơ.

Thời kỳ cho con bú: Hoạt chất của thuốc được tiết vào sữa mẹ. Do đó, chỉ nên dùng thuốc này sau khi cho con bú xong và phải giám sát kỹ trẻ bú mẹ. Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng bất kỳ thuốc nào.

5. Tác dụng phụ của thuốc Diaphyllin venosum

Các tác dụng phụ không mong muốn cũng giống cafein xảy ra ở nồng độ điều trị thường nhẹ và thoáng qua; Tuy nhiên, những phản ứng này có thể gặp với tỷ lệ 50% người bệnh điều trị nếu khởi đầu bằng liều cao. Các tác động về tần suất không mong muốn có thể giảm khi tiếp tục điều trị và ít hơn nếu điều trị liều thấp. Ở một số rất ít người bệnh, các tác động bất lợi giống như caffeine sẽ kéo dài trong suốt thời gian điều trị aminophylin.

Nồng độ huyết tương theophylin trên 20 mcg/ml thương kèm theo những tác động bất lợi trầm trọng như động kinh, giảm mạnh huyết áp, loạn nhịp thất và biến chứng tiêu hóa nặng.

Các tác dụng không mong muốn sau đây được liệt kê theo tần suất:

Rất hay gặp (> 1/10); Hay gặp (>l /100 đến <1/10); Ít gặp (>1/1,000 đến <1/100); Hiếm gặp (>l /10,000 đến <1/1,000); Rất hiếm (<1/10,000),

Rối loạn hệ miễn dịch: Hiếm gặp: phản ứng dị ứng

Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Hay gặp: tăng kali máu, tăng calci máu, hạ kali máu, tăng acid uric máu, tăng nồng độ creatinin huyết thanh, ít gặp: hạ natri máu, hạ phosphat máu

Rối loạn tâm thần: Hay gặp: kích thích, bồn chồn, mất ngủ

Hiếm gặp: loạn tâm thần, suy giảm trí nhớ, tăng động (ỏ trẻ em), trầm cảm

Rối loạn hệ thần kinh: Hay gặp: run tứ chi, đau đầu

Rối loạn tim1; Hay gặp: loạn nhịp thất

Hiếm gặp: loạn nhịp nhanh, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực

Rối loạn mạch: Hay gặp: hạ huyết áp

Hiếm gặp: hạ huyết áp đột ngột (nồng độ huyết thanh trên 25 mcg/ml)

Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, làm tình trạng trào ngược thực quản vốn có nặng thêm

Hiếm gặp: biến chứng tiêu hóa nặng (ví dụ: xuất huyết – nồng độ huyết thanh trên 25 mcg/ml)

Rối loạn da và mô dưới da: Ít gặp: mày đay, ngoại ban, bong da, đỏ da, ngứa

Rối loạn cơ xương và mô liên kết: Hiếm gặp: động kinh/co thắt (nồng độ huyết thanh trên 25mcg/nnl)

Rối loạn thận và tiết niệu: Hiếm gặp: tăng bài niệu.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi người bệnh sử dụng thuốc.

6. Cách bảo quản thuốc Diaphyllin venosum

Đọc kỹ thông tin bảo quản và hạn sử dụng thuốc được ghi trên vỏ sản phẩm và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Thông thường các thuốc được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng. Bảo quản thuốc diaphyllin venosum ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30°c

Khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng nên tham khảo với bác sĩ, dược sĩ hoặc đơn vị xử lý rác để có cách tiêu hủy thuốc đúng và an toàn. Không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu.

Lưu ý không để thuốc Diaphyllin Venosum ở tầm với của trẻ em, tránh xa vật nuôi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

22.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan