Công dụng thuốc Dorodipin

Dorodipin thuộc nhóm thuốc chẹn kênh Canxi, tác dụng hạ huyết áp, giảm tần suất của các cơn đau thắt ngực và triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do cao huyết áp gây ra.

1. Thuốc Dorodipin là gì?

Dorodipin chứa thành phần chính Amlodipin 10mg, là một chất đối kháng calci thuộc nhóm Dihydropyridin. Thuốc ngăn chặn kênh calci qua màng tế bào cơ tim và cơ trơn mạch máu. Nhờ tác dụng của thuốc mà trương lực cơ trơn của các mạch máu (các tiểu động mạch) giảm. Sự giãn mạch làm tăng cung cấp oxy cho tim, giảm huyết áp.

Ở bệnh nhân bị đau thắt ngực, việc sử dụng Dorodipin làm tăng thời gian gắng sức tổng cộng, thời gian khởi đầu cơn đau thắt ngực và thời gian cho đến lúc ức chế đoạn 1 mm ST (trên điện tâm đồ), làm giảm cả tần số cơn đau thắt ngực và giảm sử dụng viên nén nitroglycerin (điều trị cơn đau thắt ngực). Ngăn ngừa các biến cố tim mạch liên quan đến bệnh mạch vành.

Sau khi uống Dorodipin được hấp thu chậm và gần như hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Thuốc được chuyển hóa trong gan và bài tiết chậm qua đường nước tiểu. Sự thải trừ thuốc chậm dẫn đến tác dụng kéo dài, nên Dorodipin thích hợp cho liều dùng một lần/ngày.

2. Chỉ định của thuốc Dorodipin

Dorodipin được sử dụng trong các trường hợp sau:

3. Chống chỉ định của thuốc Dorodipin

Dorodipin chống chỉ định sử dụng trên các bệnh nhân sau:

  • Dị ứng với các dẫn chất dihydropyridin, amlodipin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Hạ huyết áp nghiêm trọng, chưa rõ nguyên nhân;
  • Bệnh nhân trong tình trạng shock (bao gồm shock tim);
  • Hẹp động mạch chủ nặng làm tắc nghẽn mạch ở thất trái;
  • Nhồi máu cơ tim cấp gây suy tim sung huyết.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Dorodipin

  • Sử dụng ở bệnh nhân suy tim: Một số nghiên cứu chứng minh sử dụng Dorodipin có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ phù phổi. Cần cân nhắc lợi ích trước khi dùng;
  • Sử dụng ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan: thời gian bán thải của Dorodipin ở bệnh nhân suy gan bị kéo dài, nên cần điều chỉnh liều trên đối tượng này;
  • Chưa có báo cáo cụ thể chứng minh độc tính của thuốc ở phôi thai và trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, vẫn nên cân nhắc sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.

5. Liều dùng và cách sử dụng thuốc

Cách dùng thuốc Dorodipin:

  • Dùng bằng đường uống với lượng nước vừa đủ

Liều dùng ở người lớn:

  • Liều khởi đầu: 5mg Amlodipine (1⁄2 viên Dorodipin)/ ngày uống một lần;
  • Liều tối đa: 10 mg/ ngày;
  • Ở bệnh nhân bị tăng huyết áp, Dorodipin được sử dụng phối hợp với một hoặc nhiều nhóm thuốc lợi tiểu thiazid, chẹn alpha và beta hoặc thuốc ức chế men chuyển;
  • Đối với đau thắt ngực, Dorodipin có thể được sử dụng đơn độc hay phối hợp với các dẫn chất nitrat hoặc các liều thuốc chẹn beta thích hợp.

Liều dùng đối với người cao tuổi:

  • Liều tương tự như với người lớn.

Bệnh nhân suy giảm chức năng gan:

  • Nên bắt đầu dùng Dorodipin từ liều thấp nhất và tăng chậm ở bệnh nhân suy gan nặng do thuốc đào thải chậm có thể gây độc tính cho gan.

Liều dùng ở trẻ em và thiếu niên từ 6 - 17 tuổi bị tăng huyết áp:

  • Liều khởi đầu: 2,5 mg/ ngày;
  • Liều tối đa: 5mg/ ngày.

6. Tác dụng phụ của thuốc Dorodipin

Các tác dụng không mong muốn khi dùng Dorodipin đó là:

Thường gặp:

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ;
  • Hồi hộp, đánh trống ngực;
  • Đỏ phừng mặt;
  • Đau bụng, buồn nôn;
  • Phù ngoại biên, mệt mỏi.

Ít gặp:

  • Giảm các dòng máu bạch cầu, giảm tiểu cầu;
  • Đường huyết tăng cao hoặc vừa;
  • Trương lực cơ tăng, cảm giác dị cảm;
  • Rối loạn vị giác;
  • Suy giảm thị giác;
  • Ù tai;
  • Hạ huyết áp, viêm mạch máu;
  • Ho, khó thở, viêm mũi;
  • Khô miệng, cảm giác khó tiêu, viêm tụy, nôn mửa;
  • Tăng tiết mồ hôi;
  • Nổi mày đay, hồng ban, ban xuất huyết trên da;
  • Đau nhức các khớp, đau mỏi cơ;
  • Rối loạn tiểu tiện;
  • Chứng vú to ở nam giới, rối loạn cương dương.

Hiếm gặp:

  • Ngứa, nổi ban da, phù mạch;
  • Viêm gan, vàng da và tăng men gan.

Trên đây là công dụng,, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Dorodipin. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan