Công dụng thuốc Ethambutol 400

Thuốc Ethambutol 400 được sử dụng điều trị bệnh lao phổi, theo đơn kê của bác sĩ. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dòng thuốc Ethambutol 400 này qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Ethambutol 400 là gì?

Thuốc Ethambutol 400mg có thành phần chính Ethambutol hydrochloride hàm lượng 400mg và các thành phần tá dược khác như: Colloidal silicon dioxide, Magnesium stearate, Povidone, Dicalcium phosphate, Crospovidone, Ethanol 96%, Microcrystalline cellulose, Hydroxypropylmethylcellulose, Talc, Polyethylene glycol 6000, Titanium dioxide, màu Tartrazine.

Thuốc Ethambutol 400mg được sử dụng để điều trị lao phổi kết hợp cùng với các thuốc chống lao khác để ngăn chặn sự kháng thuốc.

2. Thuốc Ethambutol 400 có tác dụng gì?

Thuốc Ethambutol 400mg được sử dụng trong các trường hợp: Điều trị cả lao mới và tái phát, kết hợp phối hợp điều trị cùng với các thuốc chống lao khác như Isoniazid, Streptomycin, RifampicinPyrazinamide để ngăn chặn sự kháng thuốc.

3. Liều Dùng và cách dùng thuốc Ethambutol 400 hiệu quả

3.1. Cách dùng

Thuốc Ethambutol được sử dụng bằng đường uống cùng với thức ăn nếu người bệnh bị kích ứng đường tiêu hóa.

Người bệnh sử dụng 1 liều duy nhất trong ngày để đạt được nồng độ trị liệu nồng độ trị liệu.

3.2. Liều dùng

Thuốc Ethambutol nên sử dụng kết hợp chung với các thuốc kháng lao khác.

Người lớn và trẻ em > 6 tuổi:

  • Liều thông thường từ 15 mg Ethambutol/kg thể trọng, uống 1 lần/ngày hoặc dùng liều cách quãng, 30mg Ethambutol/kg thể trọng, 3 lần/tuần, hoặc dùng liều 45 mg Ethambutol/kg thể trọng, 2 lần/tuần.

Người bị suy thận:

  • Độ thanh thải creatinin 70 - 100 ml/phút: Dùng liều không quá 15 mg Ethambutol/kg thể trọng/ngày.
  • Độ thanh thải creatinin < 70ml/phút: Tiếp tục giảm liều Ethambutol theo chỉ định.
  • Độ thanh thải creatinin 10 - 50 ml/phút: Khoảng cách các liều Ethambutol dùng cách nhau từ 24 - 36 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút: Khoảng cách các liều Ethambutol dùng cách nhau từ 48 giờ.

Liều dùng thuốc Ethambutol trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Ethambutol cụ thể sẽ phụ thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của từng người bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

3.3. Làm gì khi dùng quá liều, quên liều thuốc Ethambutol 400?

Trường hợp quá liều:

  • Trường hợp quá liều xảy ra ngộ độc cấp xảy ra khi sử dụng ở liều cao hơn 10g Ethambutol. Thông thường sẽ gặp những triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, đau bụng, ảo giác, lú lẫn, sốt, các bệnh liên quan đến thị giác.
  • Khi bị ngộ độc thuốc Ethambutol người bệnh cần phải được rửa dạ dày ngay lập tức và tiến hành thẩm phân thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc để giảm nhanh nồng độ thuốc trong máu.

Trường hợp quên liều:

  • Thuốc Ethambutol được kê theo đơn của bác sĩ nên rất ít khi bị quên liều. Tuy nhiên, nếu quên liều hãy dùng ngay khi nhớ ra, tuyệt đối không tăng gấp đôi liều Ethambutol với mục đích bù liều.

4. Thuốc Ethambutol 400 gây ra những tác dụng phụ nào?

Trong quá trình sử dụng thuốc Ethambutol, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn xảy ra như:

  • Thường gặp: 2 tuần đầu điều trị sẽ bị tăng acid uric máu, sốt, đau khớp.
  • Ít gặp: Giảm thị lực, không phân biệt được màu đỏ với màu xanh của lá, viêm dây thần kinh thị giác.
  • Hiếm gặp: Đau khớp, đau đầu, sốt, các phản ứng da, giảm tiểu cầu- bạch cầu, buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, viêm gan, viêm dây thần kinh ngoại vi.

Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Ethambutol.

5. Chống chỉ định dùng thuốc Ethambutol 400

Thuốc Ethambutol 400 mg không được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh có tiền sử quá mẫn cảm với Ethambutol hay với bất cứ thành phần tá dược nào khác có trong thuốc.
  • Người bệnh mắc bệnh lý viêm dây thần kinh thị giác.

6. Những lưu ý khi dùng thuốc Ethambutol 400 điều trị

Trước khi sử dụng thuốc người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Ethambutol và tham khảo thêm một số thông tin bên dưới.

  • Với người bệnh suy giảm chức năng thận, phải giảm liều Ethambutol dựa vào nồng độ của Ethambutol trong huyết thanh.
  • Thận trọng với người bệnh mắc các bệnh lý ở mắt, người già và trẻ em < 6 tuổi, vì khó có thể phát hiện và đánh giá các biến đổi về chức năng thị giác khi dùng thuốc Ethambutol.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ, vì đã có báo cáo thuốc có thể gây tác dụng phụ trên thần kinh thị giác và đau đầu.
  • Ethambutol được biết có thể đi qua được nhau thai, tuy nhiên chưa có báo cáo về tác dụng phụ dùng thuốc trong thời kỳ mang thai. Người bệnh chỉ sử dụng thuốc Ethambutol khi có chỉ định từ bác sĩ.

7. Tương tác thuốc Ethambutol 400

Dưới đây là một số tương tác thuốc Ethambutol 400mg với một số loại thuốc khác đã được báo cáo như:

  • Kết hợp dùng chung Isoniazid với Ethambutol và các thuốc độc thần kinh khác như Hydralazine, Disulfiram, Chloroquine,... có thể làm gia tăng nguy cơ độc thần kinh (viêm dây thần kinh thị giác, ngoại biên).
  • Kết hợp dùng chung Ethambutol với các Antacid chứa nhôm Hydroxide sẽ làm giảm hấp thu Ethambutol ở một số người bệnh.
  • Trường hợp người bệnh bị suy thận cần điều chỉnh liều Ethambutol thích hợp theo nồng độ của Ethambutol trong huyết thanh.
  • Kiểm tra thị giác của người bệnh nhất là trẻ em trước khi điều trị với Ethambutol. Khi có dấu hiệu rối loạn thị giác cần phải ngừng điều trị với thuốc Ethambutol.
  • Không nên dùng thuốc Ethambutol ở trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Ethambutol có thể thúc đẩy nhanh bệnh Gout.

Thuốc Ethambutol được kê theo đơn của bác sĩ, người bệnh không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định sử dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • furic 80
    Công dụng thuốc Furic 80

    Furic 80 là thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh Gout. Do được bào chế dưới dạng viên nén, thuốc có cách sử dụng vô cùng đơn giản và dễ dàng. ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Trắc nghiệm: Điều gì khiến bạn đau chân?

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chân bị đau nhức như chấn thương do tập luyện, chơi thể thao, đi giày không đúng cách.... Liệu bạn đã nắm được tất cả những cách bảo vệ đôi chân của mình khỏi ...

    Đọc thêm
  • naprofar
    Công dụng thuốc Naprofar

    Thuốc Naprofar là thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid dẫn xuất từ acid propionic, có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm. Thuộc nhóm giảm đau không gây nghiện có tác dụng giảm đau nhẹ, và vừa. ...

    Đọc thêm
  • katrapa
    Công dụng thuốc Katrapa

    Thuốc Katrapa là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không có chứa steroid. Thuốc Katrapa thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp và bệnh gút. Tuy nhiên, ...

    Đọc thêm
  • meyerolac 200
    Công dụng thuốc Meyerolac 200

    Meyerolac 200 chứa thành phần Etodolac, là một thuốc kháng viêm không steroid. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp viêm xương khớp, cơn gout cấp hay giả gout, đau sau nhổ răng, đau hậu phẫu, sau cắt tầng ...

    Đọc thêm