Công dụng thuốc Fonvita

Thuốc Fonvita được sản xuất và đăng ký bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây, thuộc nhóm thuốc Vitamin và khoáng chất. Vậy Fonvita công dụng là gì và được sử dụng như thế nào?

1. Thuốc Fonvita là thuốc gì?

Thuốc Fonvita có thành phần chính chứa Vitamin A, B1, B2, B5, B6, C, D3, E, PP, acid folic với các loại tá dược hàm lượng vừa đủ. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang mềm, đóng gói hộp 3 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên nang.

2. Chỉ định của thuốc Fonvita

Thuốc Fonvita được sử dụng để dự phòng trong các trường hợp thiếu nhiều Vitamin như:

  • Người bị bệnh mãn tính;
  • Người mới ốm dậy;
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật;
  • Các trường hợp chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể do học tập, lao động, thể thao gắng sức;
  • Đối tượng là phụ nữ đang mang thai và bà mẹ đang cho con bú.

3. Cách dùng và liều lượng của thuốc Fonvita

Cách dùng của thuốc Fonvita:

  • Thuốc Fonvita được bào chế dưới dạng viên nang mềm, sử dụng bằng đường uống, thời gian sử dụng thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn.

Liều dùng của thuốc Fonvita:

  • Người lớn: Ngày 2 lần, lần uống 1 viên Fonvita.
  • Trẻ em lớn hơn 12 tuổi: Ngày 1 lần, lần uống 1 viên Fonvita.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Fonvita

Khi sử dụng Vitamin A liều cao kéo dài có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc vitamin A. Các triệu chứng đặc trưng khi ngộ độc là:

  • Chán ăn, mệt mỏi, nôn, sụt cân, dễ bị kích thích, rối loạn tiêu hóa, gan – lách to, sốt, rụng tóc, da bị biến đổi, tóc khô, thiếu máu, môi nứt nẻ và chảy máu, nhức đầu, phù nề dưới da, calci huyết cao, đau ở xương khớp.
  • Ở đối tượng là trẻ em, các triệu chứng ngộ độc mạn tính bao gồm cả ù tai, tăng áp lực nội sọ, phù gai mắt, sưng đau dọc xương dài, rối loạn thị giác. Hầu hết, các triệu chứng này sẽ mất đi khi bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc.
  • Các ngộ độc cấp tính có thể gặp khi uống Vitamin A liều cao là chóng mặt, buồn ngủ, hoa mắt, nôn, buồn nôn, nhức đầu, dễ bị kích thích, co giật, mê sảng, tiêu chảy. Đối với phụ nữ đang mang thai, liều cao trên 8000 IU/ ngày có thể gây ra ngộ độc trên thai nhi.

Việc sử dụng Vitamin D quá liều có thể gây ra ngộ độc, các triệu chứng ban đầu của ngộ độc là tăng calci máu. Việc tăng calci máu và nhiễm độc Vitamin D gây ra một số tác dụng ngoại ý như:

  • Thường gặp: đau đầu, yếu, ngủ gà, mệt mỏi, khô miệng, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, mất điều hòa, đau cơ, ù tai, giảm trương lực cơ, đau xương và dễ bị kích thích.
  • Ít gặp hoặc hiếm gặp như: rối loạn chức năng thận, nhiễm calci thận, loãng xương ở người lớn, sụt cân, giảm phát triển ở trẻ em, loạn nhịp tim, tăng huyết áp, rối loạn một số chuyển hóa.

Việc sử dụng Vitamin E liều cao có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Đau bụng, tiêu chảy,các rối loạn tiêu hóa khác, yếu, mệt mỏi, tuy nhiên thuốc dùng không có tác dụng phụ hoặc gây ra tai biến nào.

Vitamin C khi được dùng với liều cao với liều 1 gam/ ngày có thể gây ra rối loạn sau:

  • Rối loạn huyết ở người thiếu G6PD gây ra chứng tan máu;
  • Rối loạn đường niệu (sỏi oxalate) hoặc buồn nôn, ợ nóng, nôn, mệt mỏi, co cứng cơ bụng.

Vitamin PP khi được sử dụng với liều nhỏ thường không gây độc, tuy nhiên nếu dùng liều cao thì người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Thường gặp như: Buồn nôn, ngứa, đỏ bừng mặt và cổ, buốt hoặc đau nhói ở da, cảm giác rát bỏng.
  • Ít gặp như: Nôn, đầy hơi, chán ăn, tiêu chảy, loét dạ dày tiến triển, đau khi đói, vàng da, khô da tăng sắc tố, giảm dung nạp glucose, suy gan, tăng tiết tuyến bã nhờn, tăng nặng bệnh Gout, tăng uric máu, tăng glucose máu, cơn phế vị - huyết quản, hạ huyết áp, tim đập nhanh, chóng mặt, ngất, nhìn mờ.
  • Hiếm gặp: hốt hoảng, lo lắng, glucose niệu, hạ albumin máu, thời gian Prothromnin bất bình thường, chức năng gan bất bình thường, choáng phản vệ.

Vitamin B thường rất hiếm khi xảy ra các tác dụng không mong muốn, thường theo kiểu dị ứng và gặp chủ yếu khi tiêm.

5. Tương tác thuốc Fonvita

Đối với Vitamin D:

  • Không nên dùng đồng thời với các thuốc Colestipol hydroclorid hoặc Cholestyramin vì làm giảm hấp thu của Vitamin D ở ruột.
  • Có thể gặp cản trở hấp thu của Vitamin D khi dùng chung với dầu khoáng, Corticosteroid.
  • Ở những người thiểu năng cận giáp khi điều trị đồng thời Vitamin D với thuốc lợi niệu Thiazid có thể dẫn đến tăng calci huyết, cần ngưng dùng thuốc tạm thời.
  • Loạn nhịp tim xảy ra khi dùng chung Fonvita với các Glycosid trợ tim.

Đối với Vitamin A:

  • Các thuốc như Neomycin, Parafin lỏng, Cholestyramin làm giảm sự hấp thu của Vitamin A.
  • Nồng độ của Vitamin A trong huyết tương tăng lên khi dùng chung với các thuốc tránh thai, gây ra tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai.
  • Có thể xảy ra tình trạng như khi dùng Vitamin A quá liều nếu sử dụng chung với Isotretinoin.

Đối với Vitamin E:

  • Làm tăng thời gian đông máu vì sự đối kháng của Vitamin E với Vitamin K.

Đối với Vitamin B2:

  • Ở người dùng Imipramin, Clopromazin, Adriamycin, Amitriptilin gây ra tình trạng thiếu Vitamin B2.
  • Giảm tình trạng hấp thu vitamin B2 ở dạ dày, ruột khi dùng chung với Probenecid.
  • Rượu gây ra tình trạng cản trở hấp thu vitamin B2 ở ruột.

Đối với Vitamin B6:

  • Tác dụng của Levodopa trong điều trị bệnh Parkinson bị giảm đi khi sử dụng đồng thời với Vitamin B6.
  • Vitamin B6 làm giảm nhẹ bớt tình trạng trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai.

Đối với Vitamin PP:

  • Khi sử dụng Vitamin PP với các chất ức chế men khử HGM-CoA có thể làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân.

6. Chống chỉ định của thuốc Fonvita

Không chỉ định sử dụng thuốc Fonvita đối với các đối tượng sau:

  • Các đối tượng tăng calci máu hoặc có nhiễm độc Vitamin D.
  • Không dùng cho các trường hợp người bệnh thừa Vitamin A, hoặc quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc Fonvita.
  • Bệnh nhân có loét dạ dày tiến triển, hạ huyết áp nặng, xuất huyết động mạch, bệnh nhân thiếu G6PD, sỏi thận.

7. Bảo quản thuốc Fonvita

Bảo quản thuốc Fonvita ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ cao vì các tác nhân này có thể làm biến đổi các thành phần có trong thuốc, nhiệt độ bảo quản thích hợp dưới 30 độ C.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

78 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan