Công dụng thuốc Glucolyte

Thuốc Glucolyte được sử dụng trong điều trị duy trì cung cấp điện giải, đường, yếu tố vi lượng trong giai đoạn tiền phẫu và hậu phẫu, trong bệnh tiêu chảy. Vậy thuốc Glucolyte là thuốc gì? Thuốc Glucolyte có tác dụng gì? Cách uống thế nào là đúng? Những điểm gì mà bạn cần phải đặc biệt quan tâm, và lưu ý khi sử dụng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những công dụng thuốc Glucolyte và những lưu ý khi dùng thuốc Glucolyte.

1. Công dụng thuốc Glucolyte là gì?

1.1. Thuốc Glucolyte là thuốc gì?

Glucolyte-2 dùng trong tiêm truyền tĩnh mạch, với các hoạt chất là Zinc Sulfate.7H2O, Monobasic Potassium Phosphate, Sodium acetate.3H2O, Magnesium Sulfate, Potassium chloride, Sodium chloride, Dextrose anhydrous. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch

1.2. Thuốc Glucolyte có tác dụng gì?

Thuốc Glucolyte có tác dụng trong:

  • Dung dịch duy trì cung cấp điện giải, đường, yếu tố vi lượng.
  • Điều trị duy trì trong giai đoạn tiền phẫu và hậu phẫu, trong bệnh tiêu chảy.
  • Cung cấp và điều trị dự phòng các trường hợp thiếu K, Mg, Phospho & Zn.
  • Dùng đồng thời với các dung dịch protein trong nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

2. Cách sử dụng của Glucolyte thuốc huyết áp

2.1. Cách dùng thuốc Glucolyte

  • Dùng để tiêm truyền tĩnh mạch, truyền chậm không vượt quá 0.5-1ml/phút.

2.2. Liều dùng của thuốc Glucolyte

  • Liều dùng dành cho trẻ em: Tùy theo cân nặng của trẻ
  • Liều dùng dành cho người lớn: Mỗi ngày truyền 1 - 4 chai

Khi quên liều, tốt nhất vẫn là uống thuốc đúng thời gian bác sĩ kê đơn. Uống thuốc đúng thời gian sẽ bảo đảm tác dụng của thuốc được tốt nhất. Thông thường có thể uống thuốc cách 1 - 2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu, không nên uống bù khi thời gian quá xa cho lần uống tiếp theo.

Mặt khác, trong các trường hợp sử dụng thuốc quá liều hay uống quá nhiều thuốc phải cấp cứu, người nhà cần đem theo toa thuốc/lọ thuốc nạn nhân đã uống. Ngoài ra, người nhà cũng cần biết chiều cao và cân nặng của nạn nhân để thông báo cho bác sĩ.

3. Chống chỉ định của thuốc Glucolyte

  • Không sử dụng thuốc Glucolyte-2 cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
  • Chống chỉ định với các trường hợp tăng Kali, Magie, Kẽm, Phosphate trong máu.
  • Không dùng thuốc cho bệnh nhân mắc bệnh suy thận.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Glucolyte

4.1. Thận trọng khi dùng thuốc

  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có tình trạng thiểu niệu.
  • Chú ý theo dõi bệnh nhân khi dùng để tiêm truyền trong 24h sau phẫu thuật.
  • Bệnh nhân có bệnh lý về thận, tim cần được theo dõi chặt chẽ khi dùng thuốc.
  • Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.

4.2. Lưu ý

  • Với các thuốc hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
  • Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
  • Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.

4.3. Lưu ý dùng thuốc Glucolyte-2 khi đang mang thai

Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ dùng thuốc khi đang mang thai

Tra cứu phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) dưới đây:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

4.4. Lưu ý dùng thuốc Glucolyte-2 khi cho con bú

Thông thường bác sĩ vẫn khuyên các bà mẹ đang cho con bú không nên uống thuốc. Chính vì vậy người mẹ sẽ phải thật cân nhắc việc dùng thuốc khi đang cho con bú. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng những tờ giấy hướng dẫn sử dụng đi kèm với hộp thuốc. Chú ý các mục “Chống chỉ định” và “Sử dụng trong lúc có thai hoặc cho con bú”.

4.5. Lưu ý dùng thuốc Glucolyte-2 cho người cao tuổi

Thận trọng dùng thuốc với người cao tuổi vì độ nhạy cảm với thuốc ở đối tượng này có thể lớn hơn với người lớn bình thường.

5. Tác dụng phụ của thuốc Glucolyte

  • Tác dụng phụ hầu như gặp phải bởi kỹ thuật tiêm truyền của nhân viên y tế hoặc do dung dịch hay dụng cụ tiêm truyền có nhiễm khuẩn
  • Tác dụng phụ có thể gặp, chẳng hạn như sốt, thoát mạch, chỗ tiêm bị nhiễm khuẩn.
  • Trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ như mẩn ngứa, nổi ban đỏ hay bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ là do sử dụng thuốc thì nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được điều trị hoặc dược sĩ tư vấn.

6. Cách bảo quản thuốc Glucolyte

  • Nồng độ, hàm lượng, hoạt chất thuốc bị ảnh hưởng nếu bảo thuốc không tốt hoặc khi quá hạn sử dụng dẫn đến nguy hại khi sử dụng. Đọc kỹ thông tin bảo quản và hạn sử dụng thuốc được ghi trên vỏ sản phẩm và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
  • Thông thường các thuốc được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng. Khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng nên tham khảo với bác sĩ, dược sĩ hoặc đơn vị xử lý rác để có cách tiêu hủy thuốc an toàn. Không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu.
  • Lưu ý không để thuốc Glucolyte-2 ở tầm với của trẻ em, tránh xa thú nuôi. Trước khi dùng thuốc Glucolyte-2, cần kiểm tra lại hạn sử dụng ghi trên vỏ sản phẩm, đặc biệt với những dược phẩm dự trữ tại nhà.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

22.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan