Công dụng thuốc Herbesser 60

Thuốc Herbesser được bào chế dưới dạng viên nén, thành phần chính là diltiazem hydrochlorid. Thuốc được sử dụng để điều trị tình trạng đau thắt ngực, cao huyết áp vô căn,...

1. Công dụng thuốc Herbesser

Thuốc Herbesser được bào chế dưới dạng Herbesser 30 và Herbesser 60. Chỉ số 30 và 60 chỉ hàm lượng diltiazem có trong thuốc (30mg và 60mg). Vậy Herbesser 30mg là thuốc gì, Herbesser là thuốc gì?

Thuốc Herbesser giúp cải thiện tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim và làm giảm huyết áp (nhờ khả năng làm giãn mạch do ức chế luồng nhập của ion canxi và các tế bào cơ trơn của mạch vành và các mạch máu ngoại biên).

Bài viết sẽ tập trung vào dạng bào chế thuốc Herbesser 60. Loại thuốc này được chỉ định trong các trường hợp sau:

Thuốc Herbesser 60 chống chỉ định trong một số trường hợp như:

  • Người mắc bệnh tim sung huyết nghiêm trọng (thuốc có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh tim);
  • Người bị block nhĩ - thất độ 2 và độ 3 hoặc người có hội chứng yếu nút xoang;
  • Người có tiền sử quá mẫn cảm với thành phần của thuốc;
  • Phụ nữ mang thai hoặc có thể có thai.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Herbesser 60

2.1. Cách dùng

Thuốc Herbesser được sử dụng theo đường uống. Người bệnh cần lấy thuốc ra khỏi vỏ đóng gói trước khi uống, không được nhai viên thuốc (vì việc nhai thuốc làm giảm tính chất giải phóng chậm của thuốc).

2.2. Liều dùng

  • Đau thắt ngực, biến thể của đau thắt ngực: Liều dùng thông thường là 30mg/lần x 3 lần/ngày (tương đương 90mg/ngày). Có thể tăng liều lên 60mg/lần x 3 lần/ngày (tương đương 180mg/ngày) nếu cần thiết;
  • Tăng huyết áp vô căn từ nhẹ tới trung bình: Liều dùng thông thường cho người lớn là 30 - 60mg/lần x 3 lần/ngày (tương đương 90 - 180mg/ngày). Có thể điều chỉnh liều dùng thuốc tùy thuộc tuổi, triệu chứng của người bệnh.

Liều dùng thuốc Herbesser chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào thể trạng, mức độ diễn tiến của bệnh.

2.3. Quá liều

Khi dùng thuốc quá liều, bệnh nhân có triệu chứng nhịp tim chậm, bệnh tim, hạ huyết áp, block hoàn toàn nhĩ - thất,... Lúc này, cần ngừng dùng thuốc Herbesser 60 ngay, sử dụng các biện pháp chữa trị thích hợp. Khi cần có thể rút thuốc ra, rửa dạ dày.

2.4. Quên liều

Khi quên dùng 1 liều thuốc Herbesser, người bệnh nên dùng thuốc càng sớm càng tốt. Nếu gần với liều kế tiếp thì bạn hãy bỏ qua liều đã quên, dùng liều kế tiếp vào đúng thời điểm như kế hoạch.

3. Tác dụng phụ của thuốc Herbesser 60

Khi sử dụng thuốc Herbesser 60, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Phản ứng có hại cho ý nghĩa lâm sàng (hiếm gặp dưới 0,1%): Block nhĩ - thất hoàn toàn, nhịp tim chậm nghiêm trọng, suy tim sung huyết, hội chứng niêm mạc - da - mắt, hoại tử biểu bì nhiễm độc, đỏ da, rối loạn chức năng gan, vàng da kèm tăng AST, SALT, e-GTP,...
  • Phản ứng có hại khác: Block xoang - nhĩ, tim đập chậm, nóng đỏ mặt, choáng váng, block nhĩ - thất, ngừng xoang, hạ huyết áp, đau ngực, đánh trống ngực, phù, tăng enzyme gan, gan to, phát ban, co rút cơ, yếu mệt, mất ngủ, buồn ngủ, triệu chứng giống Parkinson, nhức đầu, co rút cơ, ngứa da, mày đay, đau bụng, táo bón, dạ dày, chán ăn, ợ nóng, buồn nôn, phân mềm, tiêu chảy, khát nước, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng sản lợi, tê cóng, vú to ở nam giới,...

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Herbesser

Khi dùng thuốc Herbesser 60, cần thận trọng ở những đối tượng sau:

  • Người có suy tim sung huyết (có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh tim);
  • Người có nhịp tim quá chậm (dưới 50 nhịp/phút) hoặc có block nhĩ - thất độ 1 (có thể gây ức chế quá mức nhịp xoang và dẫn truyền tim);
  • Người bị hạ huyết áp nghiêm trọng (có thể làm giảm huyết áp hơn nữa);
  • Người có những rối loạn nghiêm trọng về chức năng gan - thận (giảm chuyển hóa, giảm thải trừ có thể làm tăng tác dụng của thuốc)

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc Herbesser 60, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Ngừng dùng thuốc Herbesser đột ngột có thể khiến triệu chứng của bệnh nặng thêm. Vì vậy, khi muốn ngừng dùng thuốc, cần giảm liều dần dần, theo dõi cẩn thận bệnh nhân. Người bệnh không được tự ý ngừng thuốc nếu chưa được bác sĩ cho phép;
  • Thuốc có tác dụng hạ huyết áp nên có thể gây chóng mặt. Người bệnh cần thận trọng khi tham gia các hoạt động có rủi ro lớn, đòi hỏi sự tỉnh táo như làm việc trên cao, lái xe, vận hành máy móc;
  • Thận trọng khi phối hợp thuốc với các loại thuốc có khả năng tương tác với Herbesser 60;
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc Herbesser 60 ở người mang thai hoặc có thể có thai (theo nghiên cứu trên động vật, thuốc này có thể gây quái thai);
  • Thời kỳ cho con bú: Không nên dùng thuốc Herbesser trong thời kỳ cho con bú. Nếu xét thấy thuốc cần thiết cho người mẹ, cần ngừng cho con bú trong suốt thời gian dùng thuốc (diltiazem hydrochlorid có thể bài tiết qua sữa mẹ).

5. Tương tác thuốc Herbesser 60

Thuốc Herbesser có thể tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Thuốc có tác dụng chống tăng huyết áp (các nitrat, thuốc chống tăng huyết áp): Có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp;
  • Thuốc phong bế beta (bisoprolol fumarat, atenolol, propranolol hydrochlorid,...): Có thể gặp các triệu chứng block nhĩ - thất, block xoang - nhĩ, nhịp tim chậm;
  • Chế phẩm của Rauwolfia (reserpin);
  • Chế phẩm của digitalis (digoxin, metyldigoxin): Có thể gặp các triệu chứng nhịp tim chậm, block nhĩ - thất,... Các triệu chứng ngộ độc digitalis (nhức đầu, buồn nôn, nôn ói, thị giác bất thường, choáng váng,...) gồm loạn nhịp tim do tăng nồng độ chế phẩm digitalis trong máu;
  • Thuốc chống loạn nhịp tim (mexiletin hydrochlorid, amiodaron hydrochlorid): Có thể gặp triệu chứng nhịp tim chậm, ngừng xoang, block nhĩ - thất;
  • Aprindin hydrochlorid (thuốc chống loạn nhịp tim): Có thể gặp triệu chứng do tăng nồng độ của 2 thuốc trong máu như nhịp tim chậm, ngừng xoang, run, block nhĩ - thất, mê sảng, choáng váng,...;
  • Thuốc đối kháng calci nhóm dihydropyridin (amlodipin besilat, nifedipin...): Có thể gặp những triệu chứng như tăng tác dụng giảm huyết áp vì tăng nồng độ chất đối kháng của calci dihydropyridine;
  • Triazolam (thuốc ngủ): Có thể gặp các triệu chứng như kéo dài giấc ngủ do tăng nồng độ triazolam trong máu;
  • Midazolam (thuốc an thần gây ngủ): Có thể gặp các triệu chứng như tăng tác dụng an thần, gây ngủ do tăng nồng độ midazolam trong máu;
  • Carbamazepin (hướng thần, điều trị cơn hưng cảm, chống động kinh): Người bệnh có thể gặp triệu chứng buồn ngủ, buồn nôn, nôn ói, chóng mặt,... do tăng nồng độ carbamazepine trong máu;
  • Selegiline hydrochloride (chống Parkinson): Có thể làm tăng tác dụng và độc tính của selegiline hydrochloride;
  • Theophylline (giãn phế quản): Người bệnh có thể gặp triệu chứng buồn nôn, nôn ói, mất ngủ, nhức đầu,... do tăng nồng độ theophylin trong máu;
  • Cilostazol (thuốc chống kết tập tiểu cầu): Tác dụng của thuốc cilostazol có thể tăng lên;
  • Vinorelbine tartrate (chống u ác tính): Tác dụng của thuốc vinorelbine tartrate có thể tăng lên;
  • Cyclosporin (thuốc ức chế miễn dịch): Người bệnh có thể gặp các triệu chứng rối loạn chức năng thận do tăng nồng độ cyclosporin trong máu;
  • Tacrolimus hydrate (thuốc ức chế miễn dịch): Người bệnh có thẻ gặp các triệu chứng rối loạn chức năng thận do tăng nồng độ tacrolimus trong máu;
  • Phenytoin (chống động kinh): Người bệnh có thể gặp các triệu chứng chóng mặt, thất điều, rung giật nhãn cầu,... do tăng nồng độ phenytoin trong máu;
  • Cimetidin (thuốc đối kháng ở thụ thể H2): Người bệnh có thể gặp các triệu chứng nhịp tim chậm, tăng tác dụng giảm huyết áp do tăng nồng độ diltiazem hydrochlorid trong máu;
  • Thuốc ức chế HIV protease (saquinavir mesylate, ritonavir,...);
  • Rifampicin (chống lao): Tác dụng của thuốc diltiazem hydrochloride có thể bị giảm;
  • Thuốc mê (isofluran, enfluran, halothan,...): Có thể gặp triệu chứng ngừng xoang, nhịp tim chậm, block nhĩ - thất;
  • Thuốc giãn cơ (vecuronium bromid, pancuronium bromid): Có thể làm tăng tác dụng của thuốc giãn cơ.

Khi sử dụng thuốc Herbesser 60, người bệnh nên tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Để tránh những phản ứng bất lợi do tương tác thuốc, người bệnh nên liệt kê các loại thuốc mà mình đang sử dụng và báo cho bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan