Công dụng thuốc Lanprasol

Thuốc Lanprasol có thành phần hoạt chất chính là Lansoprazol với hàm lượng 30mg và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Dạng bào chế của thuốc là viên nang, thích hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp. Thuốc Lanprasol thuộc nhóm thuốc điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa viêm thực quản có trợt loét, loét dạ dày- tá tràng cấp tính, hội chứng Zollinger- Ellison.

1. Thuốc Lanprasol là thuốc gì?

Thuốc Lanprasol là thuốc gì? Thuốc Lanprasol có thành phần hoạt chất chính là Lansoprazol với hàm lượng 30mg và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Dạng bào chế của thuốc là viên nang, thích hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp. Quy cách đóng gói là hộp thuốc gồm 3 vỉ hoặc hộp thuốc gồm 10 vỉ và mỗi vỉ chứa 10 viên nang cứng. Thuốc cũng có thể được đóng gói dưới dạng hộp gồm 14 viên nang. Thuốc Lanprasol thuộc nhóm thuốc điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm thực quản có trợt loét, loét dạ dày- tá tràng cấp tính, hội chứng Zollinger- Ellison.

1.1. Dược lực học của hoạt chất Lansoprazol

Hoạt chất chính Lansoprazole là thuốc ức chế tiết acid mạnh do ức chế hoạt động men H+,K+ ATPase trong tế bào thành của niêm mạc dạ dày và giữ một vai trò quan trọng như bơm proton. Trên lâm sàng, hoạt chất Lansoprazole đạt được tỷ lệ chữa lành nhanh và cao chống loét dạ dày và loét tá tràng. Sự hữu dụng của thuốc đã được chứng minh. Ngoài ra, loại thuốc này còn được chứng minh có tác dụng trong điều trị bệnh viêm thực quản trào ngược và hội chứng Zollinger-Ellison.

1.2. Dược động học của hoạt chất Lansoprazol

  • Khả năng hấp thu: Lansoprazole hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, nhưng thay đổi tuỳ thuộc theo liều dùng và pH dạ dày. Sinh khả dụng theo đường uống có thể tới 70% nếu dùng lặp lại.
  • Khả năng phân bố: Thuốc gắn mạnh vào protein huyết tương.
  • Khả năng chuyển hoá: Thuốc được chuyển hoá qua gan.
  • Khả năng thải trừ: Hoạt chất Lansoprazol được thải trừ ra ngoài qua thận 80%, thời gian bán thải trung bình khoảng 30-90 phút.

1.3. Tác dụng của hoạt chất Lansoprazol

Hoạt chất Lansoprazol ức chế H+/K+ - ATPase. Thuốc gây ra ức chế đặc hiệu và không hồi phục bơm proton do tác dụng chọn lọc trên tế bào thành dạ dày nên thuốc tác dụng nhanh và hiệu quả hơn các thuốc khác. Tỷ lệ liền sẹo hay làm lành vết loét có thể đạt 95% sau thời gian 8 tuần điều trị.

Thuốc ít có ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị, sự bài tiết pepsin, yếu tố nội dạ dày và sự co bóp dạ dày.

2. Thuốc Lanprasol điều trị bệnh gì?

Thuốc Lanprasol công dụng gì? Đây là loại thuốc có công dụng trong điều trị các bệnh lý cụ thể như sau:

  • Điều trị loét dạ dày- tá tràng cấp tính nguyên nhân do nhiễm hoặc không nhiễm vi khuẩn H.pylori.
  • Điều trị viêm thực quản có trợt loét ở những người bị bệnh trào ngược dạ dày- thực quản.
  • Điều trị các chứng tăng tiết acid bệnh lý cụ thể như hội chứng Zollinger- Ellison, u đa tuyến nội tiết, tăng dưỡng bào hệ thống.
  • Điều trị viêm loét đường tiêu hóa nguyên nhân do sử dụng các thuốc nhóm chống viêm phi steroid hay còn gọi là nhóm NSAIDs.

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Lanprasol

3.1. Cách dùng thuốc Lanprasol

  • Thuốc Lanprasol 30mg được bào chế dưới dạng viên nang cứng chứa vi hạt Lansoprazol được bao tan trong ruột, thích hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp.
  • Bạn nên uống thuốc vào thời điểm buổi sáng trước khi ăn, không cắn vỡ hoặc nhai viên thuốc khi sử dụng.

3.2. Liều dùng của thuốc Lanprasol

  • Liều dùng điều trị viêm thực quản có trợt loét do trào ngược dạ dày thực quản với người lớn sử dụng 1 viên/ngày, trong thời gian từ 4 đến 8 tuần và có thể dùng thêm 8 tuần nữa nếu chưa khỏi.
  • Liều dùng điều trị loét dạ dày- tá tràng sử dụng 1 viên/ngày trong thời gian từ 4 đến 8 tuần.
  • Liều dùng điều trị tăng tiết acid bệnh lý sử dụng 60mg (tương đương với 2 viên), uống 1 lần/ngày, sau đó điều chỉnh liều dùng theo sự dung nạp và tiếp tục điều trị đến khi đạt kết quả lâm sàng, liều dùng từ 1 đến 6 viên/ngày (chia làm 1-2 lần uống)
  • Liều dùng điều trị loét dạ dày trong khi uống NSAIDs sử dụng 1 viên/ngày, uống trong 8 tuần.
  • Đối với người bị suy gan nặng cần phải giảm liều điều trị. Liều dùng tối đa là 30 mg/ngày.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Lanprasol

Trong quá trình sử dụng thuốc Lanprasol, người sử dụng thuốc có thể gặp một số phản ứng không mong muốn đối với cơ thể, bao gồm:

  • Phản ứng quá mẫn: Phát ban và ngứa ngáy trên da thỉnh thoảng có thể xuất hiện. Trong trường hợp này, người sử dụng nên ngừng sử dụng thuốc có chứa hoạt chất chính là Lansoprazole.
  • Đối với gan: Nguyên nhân là do sự gia tăng chỉ số SGOT, SGPT, Phosphatase-kiềm, LDH hoặc G-GTP xảy ra không thường xuyên, nên theo dõi chặt chẽ. Nếu xuất hiện những bất thường nên ngừng sử dụng thuốc Lanprasol.
  • Đối với máu: thiếu máu, giảm số lượng bạch cầu, hoặc tăng số lượng bạch cầu ưa acid có thể xảy ra không thường xuyên, giảm số lượng tiểu cầu hiếm khi xuất hiện.
  • Đối với hệ tiêu hóa: Thỉnh thoảng có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, khô miệng hoặc căng chướng bụng.
  • Đối với hệ thần kinh: Đau nhức đầu, buồn ngủ có thể xảy ra không thường xuyên hay tình trạng mất ngủ và chóng mặt hiếm khi gặp.
  • Những tác dụng không mong muốn khác như sốt hoặc tăng chỉ số cholesterol toàn phần và acid uric đôi khi xảy ra.

5. Tương tác của thuốc Lanprasol

Trong quá trình sử dụng thuốc Lanprasol có thể gây ra tương tác với một số loại thuốc cụ thể như sau:

  • Atazanavir: Hoạt chất Lansoprazol làm giảm hấp thu đáng kể của thuốc Atazanavir khi sử dụng đồng thời; không nên sử dụng thuốc Lanprasol đồng thời với thuốc Atazanavir.
  • Thuốc Ketoconazol và Itraconazol: thuốc Lanprasol làm giảm khả năng hấp thu của thuốc Ketoconazol, Itraconazol
  • Thuốc Digoxin: thuốc Lanprasol làm tăng khả năng hấp thu của thuốc Digoxin khi sử dụng đồng thời, dẫn đến nồng độ Digoxin trong huyết tương tăng lên. Do đó, bác sĩ điều trị cần điều chỉnh liều điều trị của thuốc Digoxin khi bắt đầu và kết thúc điều trị với thuốc Lanprasol.
  • Thuốc có chứa hoạt chất Lansoprazol, cụ thể là thuốc Lanprasol có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương của các thuốc được chuyển hoá ở gan bởi enzym CYP3A4 nên cần sử dụng thận trọng khi kết hợp.
  • Warfarin: đã có báo cáo về sự gia tăng thời gian prothrombin và INR ở những người dùng đồng thời thuốc Warfarin với thuốc Lanprasol, có thể dẫn đến chảy máu bất thường, cần theo dõi một cách chặt chẽ.
  • Tacrolimus: sử dụng đồng thời thuốc Lanprasol và thuốc Tacrolimus có thể làm tăng nồng độ Tacrolimus trong máu.
  • Sucralfat làm chậm và giảm hấp thu hoạt chất Lansoprazol, vì vậy cần uống thuốc Lanprasol sau ít nhất 1 giờ khi sử dụng loại thuốc này.
  • Dùng đồng thời thuốc Lanprasol với Methotrexat ở liều điều trị cao có thể làm tăng nồng độ Methotrexate và/hoặc các chất chuyển hóa của nó trong máu, có thể dẫn đến ngộ độc Methotrexate.

6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Lanprasol

6.1. Chống chỉ định của thuốc Lanprasol

Chống chỉ định của thuốc Lanprasol trong những trường hợp sau đây:

  • Những người có cơ địa nhạy cảm hay mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Người bị bệnh loét dạ dày ác tính.
  • Thận trọng khi sử dụng loại thuốc này đối với phụ nữ có thai và cho con bú.

6.2. Chú ý đề phòng của thuốc Lanprasol

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Lanprasol đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người đang cho con bú, người bị bệnh suy gan.
  • Trong khi điều trị, bác sĩ điều trị sẽ chỉ định theo dõi kỹ tình trạng bệnh đối với từng người cụ thể. Không nên sử dụng thuốc Lanprasol trong điều trị duy trì nếu chưa đủ kinh nghiệm về sử dụng thuốc lâu dài. Thuốc có chứa thành phần hoạt chất Lansoprazole nên sử dụng một cách thận trọng đối với những người có tiền sử nhạy cảm với thuốc, rối loạn chức năng gan, người lớn tuổi.
  • Sử dụng cho trẻ em: Sự an toàn của hoạt chất Lansoprazole đối với trẻ em đến nay vẫn chưa xác định (những thực nghiệm lâm sàng này vẫn còn ít).
  • Sử dụng cho người già: Nguyên nhân do sự bài tiết acid dịch vị và những chức năng sinh lý khác đã suy giảm ở những người già, do đó nên sử dụng thuốc Lanprasol một cách thận trọng.
  • Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: Khi thực hiện các thí nghiệm đối với chuột, nồng độ hoạt chất Lansoprazol trong huyết thanh phôi thai cao hơn ở chuột mẹ. Đối với thỏ (liều uống 30mg/kg ) làm tăng tỷ lệ tử vong phôi thai. Do đó, không nên sử dụng thuốc Lanprasol cho phụ nữ mang thai và nghi ngờ có thai, trừ khi thật sự có ích. Hiện nay, đã có báo cáo trên thử nghiệm đối với động vật cho biết hoạt chất Lansoprazole được tiết qua sữa mẹ. Do đó, nên tránh sử dụng thuốc Lanprasol cho người mẹ trong thời kỳ cho con bú. Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc trong những trường hợp thật sự cần thiết sau khi đã được bác sĩ điều trị cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra đối với sức khỏe của em bé. Đồng thời, người mẹ cũng cần phải ngừng cho con bú.

Bảo quản thuốc Lanprasol ở những nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp. Bên cạnh đó, cần để thuốc Lanprasol tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong gia đình. Tuyệt đối không sử dụng thuốc Lanprasol khi đã hết hạn sử dụng.

Tóm lại, thuốc Lanprasol có thành phần hoạt chất chính là Lansoprazol với hàm lượng 30mg và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Thuốc Lanprasol thuộc nhóm thuốc điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa viêm thực quản có trợt loét, loét dạ dày- tá tràng cấp tính, hội chứng Zollinger- Ellison. Khi được chỉ định sử dụng, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Lanprasol để điều trị bệnh tại nhà, vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn đến sức khỏe.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

39 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • pawentik
    Công dụng thuốc Pawentik

    Pawentik thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá, có thành phần chính là Rabeprazole sodium. Thuốc thường được dùng để ức chế tiết acid dạ dày trong điều trị loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Lancap - 30
    Công dụng thuốc Lancap - 30

    Thuốc Lancap - 30 được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, điều trị hội chứng Zollinger - Ellison. Vậy có những lưu ý gì khi sử dụng thuốc Lancap ...

    Đọc thêm
  • Công dụng của thuốc Labapraz
    Công dụng của thuốc Labapraz

    Thuốc Labapraz là thuốc ức chế tiết acid dịch vị và ức chế bơm proton, có hoạt chất chính là Lansoprazol ở dạng viên nang giải phóng chậm. Labapraz có tác dụng trong điều trị loét dạ dày - tá ...

    Đọc thêm
  • Fascus
    Công dụng thuốc Fascus

    Pantoprazole là 1 thuốc ức chế bơm proton, có tác dụng liên kết với bơm proton có trên bề mặt tế bào thành dạ dày và ngăn cản sự bài tiết acid vào lòng dạ dày. Thuốc được chỉ định ...

    Đọc thêm
  • Omaza
    Công dụng thuốc Omaza

    Omaza là dạng thuốc tiêm, được chỉ định sử dụng trong điều trị bệnh lý trào ngược thực quản, điều trị loét dạ dày, tá tràng hay hội chứng Zollinger- Ellison. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng khi sử ...

    Đọc thêm