Công dụng thuốc Levabite

Thuốc Levabite là thuốc bổ được kê đơn, được chỉ định cho những bệnh nhân gặp các vấn đề về gan như xơ gan, suy gan, rối loạn tiêu hoá.... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Levabite, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về những công dụng thuốc Levabite trong bài viết dưới đây.

1. Công dụng thuốc Levabite là gì?

1.1. Thuốc Levabite là thuốc gì?

Thuốc Levabite thuộc nhóm vitamin và khoáng chất, có số đăng ký VN-14485-12, do công ty Kolmar Pharma Co., Ltd – Hàn Quốc sản xuất, nhập khẩu về Việt Nam bởi công ty BRN science Co., Ltd.

Thuốc Levabite bao gồm các thành phần:

  • Cardus marianus ext hàm lượng 100mg (tương đương với Silymarin 70mg và Silybin 30mg)
  • Vitamin B1 (Thiamine hydrochloride) hàm lượng 4mg
  • Vitamin B2 (Riboflavin) hàm lượng 4mg
  • Vitamin B6 (Pyridoxine hydrochloride) hàm lượng 4mg
  • Vitamin B3 (Nicotinamide) hàm lượng 12mg
  • Calcium pantothenate (tiền chất là Vitamin B5) hàm lượng 8mg
  • Vitamin B12 0,1% (tương đương với 1,2 mcg Cyanocobalamin) hàm lượng 1,2 mg.
  • Tá dược: Palm Oil, Soy bean Oil, Sáp ong vàng, Dibasic Calcium Phosphate, Lecithin, Gelatin, Concentrated Glycerin, D-Solbitol Solution, Ethyl Vanillin, Titanium Oxide, Phẩm màu Tar KFDA, nước tinh khiết.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang mềm màu nâu đỏ, có chứa dung dịch màu nâu vàng, vỉ 5 viên, hộp 12 vỉ. Thuốc Levabite khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên và người trường thành.

1.2. Thuốc Levabite có tác dụng gì?

Cao kế sữa: chứa thành phần Silymarin và Silybin giúp bảo vệ các tế bào gan, tăng cường độ ổn định của màng tế bào, tái tạo tế bào nhu mô gan và duy trì chức năng của nhu mô gan. Thúc đẩy quá trình hoạt động và giải độc gan. Chống xơ hoá gan

Các Vitamin nhóm B: đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, trao đổi chất của tế bào và phát triển của cơ thể, cần thiết cho sự hoạt động của hệ thần kinh.

Thuốc Levabite được kê đơn sử dụng trong các trường hợp:

  • Chứng rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể, kém ăn,...
  • Tạo lớp áo bảo vệ tế bào gan trong các trường hợp sử dụng: dùng các thuốc chữa bệnh, truyền hóa chất,...
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng, ốm kéo dài, đang trong thời kỳ dưỡng bệnh, sau cuộc phẫu thuật.
  • Hỗ trợ trong điều trị viêm dây thần kinh hay viêm đa dây thần kinh
  • Tăng cường chức năng giải độc của gan, hỗ trợ điều trị các trường hợp: mụn nhọt, trứng cá, dị ứng mãn tính...
  • Các chứng rối loạn chức năng gan: Viêm gan, viêm gan virus, xơ gan, gan nhiễm mỡ.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần hoạt chất chính hay bất cứ thành phần tá dược nào được liệt kê trên đây của thuốc
  • Bệnh nhân đang hoặc đã bị sỏi thận.
  • Người bệnh có tăng Canxi huyết hay tăng Canxi niệu.
  • Bệnh nhân mắc bệnh não gan, xơ gan ứ mật tiên phát, vàng da tắc mật.
  • Bệnh nhân bị loét dạ dày tiến triển, suy gan nặng, xuất huyết động mạch hoặc hạ huyết áp nặng.

2. Cách sử dụng của thuốc Levabite

2.1. Cách dùng thuốc Levabite

  • Thuốc Levabite dùng đường uống, nên uống trong bữa ăn vào ban ngày để hạn chế mất ngủ vào ban đêm.
  • Uống nguyên viên thuốc với cốc nước lọc lớn, không làm vỡ hay chọc thủng viên thuốc trước khi uống.
  • Dùng thuốc theo khuyến cáo của tờ rơi kèm theo sản phẩm hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

2.2. Liều dùng của thuốc Levabite

  • Liều khuyến cáo: mỗi lần 1 viên, ngày uống 2 lần
  • Bệnh nhân có suy giảm chức năng gan: mỗi lần 1 viên, ngày 3 lần.

Xử lý khi quên liều: Để đạt được hiệu quả điều trị thì cố gắng để không quên thuốc, nếu lỡ quên thuốc thì uống ngay khi nhớ ra. Đặc biệt với chỉ định dùng hai lần trong ngày thì thời gian giữa 2 liều cách nhau ít nhất 6 giờ. Nếu đã gần đến thời gian uống liều tiếp theo thì không dùng liều bạn đã bỏ lỡ và chờ đến thời gian đúng theo lịch trình của liều tiếp theo. Không dùng liều gấp đôi liều Levabite để bù cho liều bạn đã quên.

Xử trí khi quá liều: Khi sử dụng quá liều thuốc có thể xuất hiện các triệu chứng rối loạn chức năng gan, nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi mật hay sỏi bàng quang, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa. Xử trí: Tiến hành điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng cho người bệnh

3. Lưu ý khi dùng thuốc Levabite

Lưu ý khi dùng thuốc Levabite như sau:

  • Không dùng thuốc Levabite khi đã quá hạn sử dụng ghi trên bao bì, viên thuốc chảy nước, đổi màu, có dấu hiệu của nấm mốc, vỉ thuốc bị hở.
  • Không dùng ít hơn liều chỉ định, bởi sẽ không phát huy được hết tác dụng của thuốc. Bên cạnh đó, bạn cũng không dùng nhiều hơn liều chỉ định dẫn đến gia tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không dùng Levabite với thức uống có cồn, chất kích thích vì có thể làm giảm tác dụng của sản phẩm hoặc gây ra những tác dụng không mong muốn.
  • Levabite là sản phẩm hỗ trợ điều trị không phải là thuốc, nên không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
  • Thuốc Levabite có gây tác dụng chóng mặt, nhức đầu nên những người vận hành máy móc thường xuyên, làm công việc cần tập trung cao độ hoặc người lái xe cần lưu ý khi dùng sản phẩm này.

Ngoài ra, người bệnh cần ngưng uống thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi dùng Levabite.
  • Nếu các triệu chứng thực thể hay các xét nghiệm trên lâm sàng không được cải thiện mặc dù đã dùng thuốc 1 tháng.

Chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng thuốc Levabite cho phụ nữ có thai và đang cho con bú nên chỉ dùng sản phẩm này khi được sự chỉ định của bác sĩ.

4. Tác dụng phụ của thuốc Levabite

Tác dụng phụ của Levabite chủ yếu lên hệ tiêu hoá và mỗi người lại có biểu hiện khác nhau nên dưới đây chỉ là những tác dụng phụ chung ghi nhận được sau khi đưa ra thị trường.

  • Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt
  • Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa: Đau tức bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Các triệu chứng rối loạn chức năng gan mật: tăng men gan.
  • Phản ứng quá mẫn: đỏ bừng mặt, ngứa, ban da.

5. Tương tác thuốc Levabite

  • Dùng Levabite kèm với các thuốc gây tăng nồng độ Canxi huyết hoặc giảm đào thải Canxi qua nước tiểu: làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
  • Bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc Glycosid tim như Digoxin không được dùng thuốc Levabite để bổ sung Canxi.
  • Khi dùng Levabite với kháng sinh nhóm Tetracyclin hoặc các chế phẩm chứa Florua đường uống làm giảm hấp thu của các thuốc này.
  • Dùng Levabite đồng thời với chất ức chế men khử HMG-CoA có thể làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân
  • Trong điều trị Parkinson, nếu dùng chung với Levabite có thể làm giảm tác động của Levodopa.
  • Sử dụng các chế phẩm có chứa Vitamin B3 đồng thời với chất ức chế men khử HGM-CoA có thể làm tăng nguy cơ gây tiêu cơ vân (rhabdomyolysis).
  • Sử dụng thuốc có chứa thành phần Vitamin B3 đồng thời với thuốc chẹn alpha-adrenergic điều trị tăng huyết áp có thể dẫn đến hạ huyết áp quá mức.
  • Có thể cần phải điều chỉnh khẩu phần ăn và/hoặc liều lượng thuốc uống hạ đường huyết hoặc insulin khi sử dụng đồng thời với thuốc có chứa thành phần Vitamin B3.
  • Sử dụng thuốc có chứa niacinamide đồng thời với các thuốc có độc tính với gan có thế làm tăng thêm tác động gây độc cho gan.
  • Rượu có thể gây cản trở hấp thu Vitamin B2 ở ruột.
  • Probenecid sử dụng cùng chế phẩm có chứa Vitamin B2 gây giảm hấp thu Vitamin B2 ở dạ dày, ruột.

6. Cách bảo quản thuốc Levabite

Thời gian bảo quản thuốc Levabite là 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Bảo quản sản phẩm thuốc ở nhiệt độ lý tưởng dưới 30 độ C, không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, các vị trí có nguồn nhiệt cao như cạnh bên tủ lạnh, máy sưởi hoặc tivi dễ dẫn đến việc biến đổi thuốc.

Tránh để thuốc ở những nơi ẩm ướt như trong nhà tắm, hay những nơi có độ ẩm cao < 70%. Nên để thuốc trên cao khỏi tầm với của trẻ nhỏ.

Thuốc Levabite là thuốc bổ được kê đơn, được chỉ định cho những bệnh nhân gặp các vấn đề về gan như xơ gan, suy gan, rối loạn tiêu hoá.... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Levabite, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

483 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan