Công dụng thuốc levocozate

Ngày nay có rất nhiều sản phẩm thuốc được sản xuất để hỗ trợ điều trị chứng bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa và viên nén bao phin Levocozate là một trong số đó. Vậy để tìm hiểu cụ thể xem thuốc Levocozate có tác dụng gì? Cách sử dụng ra sao? Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Levocozate? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về công dụng thuốc Levocozate qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Levocozate có tác dụng gì?

1.1 Thuốc Levocozate là thuốc gì?

Viêm mũi dị ứng theo mùa thực sự gây khó chịu cho những bệnh nhân từng mắc chứng bệnh này. Thuốc Levocozate thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn, có số đăng ký VN- 10577-10, được sản xuất và đăng ký bởi Công ty Standard Chem & Pharm Co., Ltd – Đài Loan. Thuốc Levocozate có thành phần chính là Levocetirizine 2HCl hàm lượng 5mg và tá dược: Cellulose vi tinh thể, Hydroxypropyl methylcellulose, Lactose, Polyethylene glycol 400, Magnesi stearat, Titan dioxyd. Được bào chế dưới dạng viên nén bao phin.

Thuốc Levocozate khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và người trưởng thành.

1.2 Thuốc Levocozate có tác dụng gì?

Thuốc Levocozate được bác sĩ chỉ định sử dụng trong trường hợp:

  • Giảm triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi của viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng mạn tính.
  • Ngứa, chảy nước mắt của bệnh sốt mùa hè, dị ứng theo mùa, dị ứng với các dị nguyên như lông động vật, bụi, phấn hoa, nấm mốc.
  • Thuốc cũng được dùng điều trị các triệu chứng phát ban, ngứa.

Levocetirizine là đồng phân của cetirizin, kháng histamin mạnh nên có tác dụng chống dị ứng dùng trong các trường hợp dị ứng ở mũi, da. Levocetirizin không ngăn chặn sự phóng thích histamin từ dưỡng bào, nhưng ngăn chặn sự gắn kết vào receptor. Do đó ngăn chặn được sự phóng thích của các chất hóa học khác gây dị ứng, tăng cung cấp máu và làm giảm triệu chứng dị ứng.

Levocetirizin bắt đầu có tác dụng trong vòng 1 giờ và có tác dụng kháng histamin ngoại vi đáng kể trong 28 giờ sau khi uống một liều đơn.

2. Cách sử dụng của thuốc Levocozate

2.1 Cách dùng

  • Thuốc được bào chế dạng viên nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống.
  • Không nhai hoặc nghiền nát viên thuốc
  • Có thể uống trước hoặc sau khi ăn.

2.2. Liều dùng

Khuyến nghị chung dùng 1 lần/ngày. Mỗi lần 5 mg (1 viên bao phim)

*Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:

Người cao tuổi:

  • Liều dùng khuyến nghị là 5 mg (1 viên bao phim).
  • Khuyến nghị điều chỉnh liều dùng cho người cao tuổi bị suy thận mức độ trung bình đến nặng

Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi:

  • Liều khuyến cáo của levocetirizine là 2,5 mg (1/2 viên hoặc 5 mL dung dịch) một lần mỗi ngày vào buổi tối đối với trẻ em từ 6 tuổi đến 11 tuổi.
  • Chưa có liều dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

* Bệnh nhân suy thận:

Khoảng cách giữa các liều tùy theo chức năng thận của từng người. Tham khảo bảng sau và điều chỉnh liều dùng. Để sử dụng bảng liều này, cần đánh giá độ thanh thải creatinin (ml/phút) của bệnh nhân. Độ thanh thải creatinin (ml/phút) được tính từ mức độ creatinin huyết thanh (mg/dl) theo công thức sau:

( x 0.85 đối với phụ nữ)

Điều chỉnh liều dùng đối với bệnh nhân suy thận:

Nhóm Thanh thải creatinin (ml/phút) Liều dùng và khoảng cách giữa các liều
Bình thường 80 1 viên/ngày
Nhẹ 50-79 1 viên/ngày
Trung bình 30-49 1 viên mỗi 2 ngày
Nặng < 30 1 viên mỗi 3 ngày
Bệnh thận giai đoạn cuối - Bệnh nhân lọc thận nhân tạo < 10- Chống chỉ định

* Bệnh nhân suy gan:

Không cần điều chỉnh liều dùng ở bệnh nhân chỉ bị suy gan. Ở bệnh nhân bị suy gan kèm suy thận, khuyến nghị điều chỉnh liều dùng.

* Thời gian dùng thuốc:

Thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào loại bệnh và thời gian bị bệnh. Đối với dị ứng theo mùa dùng khoảng 3-6 tuần, trường hợp dị ứng phấn hoa trong thời gian ngắn: dùng khoảng 1 tuần là đủ. Có kinh nghiệm lâm sàng sử dụng 5 mg levocetirizin dạng bao phim điều trị trong 6 tháng. Đối với nổi mề đay mạn tính và viêm mũi dị ứng mạn tính, có kinh nghiệm lâm sàng sử dụng điều trị trong 1 năm đối với dạng racemic, và điều trị trong 18 tháng đối với bệnh nhân bị ngứa do viêm da dị ứng.

2.3 Quá liều và quên liều khi dùng thuốc Levocozate

Quá liều:

Triệu chứng:

Các triệu chứng quá liều Levocozate chủ yếu là tác dụng trên hệ thần kinh trung ương hoặc tác dụng kháng cholinergic.

Các tác dụng không mong muốn được báo cáo khi dùng ít nhất là gấp 5 lần liều khuyến cáo: mơ hồ, tiêu chảy, chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, giãn đồng tử, ngứa, không nghỉ ngơi, buồn ngủ, trạng thái sững sờ, nhịp tim nhanh, run và bí tiểu.

Xử trí:

Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho levocetirizin.

Nếu xảy ra quá liều, nên điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Nên cân nhắc rửa dạ dày nếu mới uống thuốc. Levocetirizin không được thải trừ bằng lọc thận nhân tạo

Quên liều:

Dùng liều đã quên ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, khi bỏ quên liều mà đã gần tới thời gian uống liều tiếp theo bạn có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch trình dùng thuốc của bạn. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều bỏ lỡ.

3. Chống chỉ định của thuốc Levocozate

  • Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với Levocetirizine, bất kỳ dẫn xuất piperazine nào hoặc thành phần tá dược nào của thuốc.
  • Không dùng cho bệnh nhân bị suy thận nặng với độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút.
  • Không dùng Levocozate cho trẻ dưới 6 tuổi vì liều dùng ở dạng viên nén bao phim này không phù hợp với độ tuổi của trẻ.

4. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Levocozate

  • Không dùng quá liều khuyến nghị.
  • Ở liều điều trị thông thường, không có tương tác lâm sàng giữa Levocozate và rượu (với nồng độ rượu trong máu là 0,5 g/L). Tuy nhiên, tốt hơn hết thì không uống rượu khi đang dùng levocetirizin. Khuyến cáo khác nên thận trọng khi dùng cho bệnh nhân động kinh hoặc bệnh nhân có nguy cơ bị co giật.
  • Khuyến cáo nên thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có các vấn đề di truyền hiếm gặp như không dung nạp galactose
  • Thuốc Levocozate đi vào sữa mẹ. Nên dùng thận trọng ở phụ nữ cho con bú, và chỉ dùng khi lợi ích đối với người mẹ hơn hẳn nguy cơ có thể xảy ra cho trẻ bú mẹ.
  • Vài bệnh nhân bị nhức đầu, ngủ gật khi sử dụng levocetirizin. Nếu bệnh nhân có tình trạng này hoặc bị những tác dụng phụ tương tự thì bệnh nhân không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Các tương tác dược động học đã được tiến hành nghiên cứu trên dạng racemic là cetirizin cho thấy: cetirizin không tương tác với antipyrin, pseudoephedrin, erythromycin, azithromycin, ketoconazol, và cimetidin. Độ thanh thải của cetirizin bị giảm nhẹ (-16%) khi dùng theophylin liều 400 mg. Có thể khi dùng theophylin liều cao hơn sẽ có tác dụng mạnh hơn.
  • Ritonavir tăng AUC của cetirizin trong huyết tương khoảng 42% và tăng thời gian bán thải (53%), giảm thanh thải (29%). Dược động học của ritonavir không thay đổi khi dùng đồng thời với cetirizin.

5. Tác dụng phụ của thuốc Levocozate

Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Thiếu tiểu cầu

Rối loạn hệ miễn dịch:

  • Thường gặp: buồn ngủ Ít gặp: kích động
  • Hiếm gặp: hung hăng, mơ hồ, ảo giác, mất ngủ.

Rối loạn hệ thần kinh trung ương:

Thường gặp: chóng mặt, nhức đầu ít gặp: dị cảm

Hiếm gặp: co giật, rối loạn chuyển động

Rất hiếm: rối loạn vị giác, ngất, run, rối loạn trương lực, loạn vận động

Rối loạn thị lực:

Rất hiếm: rối loạn điều tiết, nhìn mờ, vận nhãn

Rối loạn tim:

Hiếm gặp: nhịp tim nhanh

Rối loạn hô hấp, lồng ngực, trung thất:

Thường gặp: viêm họng, viêm mũi (ở trẻ em)

Rối loạn đường tiêu hóa:

Thường gặp: đau bụng, khô miệng, buồn nôn ít gặp: tiêu chảy

Rối loạn gan mật:

Hiếm gặp: chức năng gan bất thường (tăng transaminase, phosphatase kiềm, y-GT và bilirubin)

Rối loạn da và mô dưới da:

Ít gặp: ngứa, nổi mẩn

Hiếm gặp: nổi mày đay

Rất hiếm: phù mạch, nổi ban da do thuốc

Rối loạn thận và tiết niệu:

Rất hiếm: khó tiểu, đái dầm

Các rối loạn tổng quát và ở vị trí dùng thuốc:

Thường gặp: mệt mỏi ít gặp: suy nhược, khó chịu Hiếm gặp: phù

Hiếm gặp: tăng cân.

6. Cách bảo quản thuốc Levocozate

Bảo quản dưới 300C ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng và ẩm ướt.

Để thuốc ngoài tầm tay trẻ em.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan