Công dụng thuốc Levojack

Thuốc Levojack là nhóm thuốc được ưu tiên chỉ định dùng để điều trị cho các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với Levofloxacin gây ra như: Viêm xoang cấp, đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những công dụng thuốc Levojack.

1. Công dụng thuốc Levojack là gì?

1.1. Thuốc Levojack là thuốc gì?

Thuốc Levojack được chỉ định để điều trị viêm da nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn hô hấp. Trong mỗi viên nén bao phim chứa: Levofloxacin hemihydrat USP tương đương với Levofloxacin 500 mg. Tá dược: Vi tinh thể cellulose, tinh bột ngô (để kết dính), natri benzoat, magnesi stearat, talc tinh chế, keo silica khan, Indon 234 Resin, tinh bột bù thêm. Thuốc Levojack thành phần Levofloxacin 500 mg được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Đóng gói hộp có 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên thuốc.

1.2. Thuốc Levojack có tác dụng gì?

Đối với việc chữa trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn trên da, hệ tiết niệu hoặc hô hấp thì các loại thuốc kháng sinh được xem như một giải pháp được sử dụng rộng rãi để giải quyết vấn đề này.

Thuốc Levojack 500mg với hoạt chất là Levofloxacin mang lại kết quả điều trị hữu hiệu trong việc điều trị với một số nhiễm vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương điển hình gây bệnh trên cơ thể.

Thuốc Levofloxacin được chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với Levofloxacin gây ra như: Viêm xoang cấp, đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn, viêm phổi mắc phải trong cộng đồng, nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng, kể cả viêm thận - bể thận, nhiễm khuẩn ở da và phần mềm.

2. Cách sử dụng của Levojack

2.1. Cách dùng thuốc Levojack

Nuốt trọn viên thuốc, không nghiền nát với một lượng nước vừa đủ. Thuốc có thể chia đôi theo đường khía trên bề mặt viên để dễ uống. Có thể sử dụng thuốc trong bữa ăn hoặc săn ăn.

2.2. Liều dùng của thuốc Levojack

Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào độ nặng của nhiễm khuẩn và mức độ nhạy cảm với thuốc của tác nhân gây bệnh được nghỉ ngờ. Liều lượng sử dụng và thời gian điều trị trên người lớn có chức năng thận bình thường (độ thanh thải creatinin > 50ml/phút) như sau:

  • Viêm xoang cấp: Uống 500mg mỗi ngày 1 lần trong khoảng 10 đến 14 ngày.
  • Đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn: Uống 250 - 500 mg mỗi ngày 1 lần trong vòng 7 đến 10 ngày.
  • Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: Uống 500mg mỗi ngày 2 lần trong vòng 7 đến 14 ngày
  • Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng, kể cả viêm thận - bể thận: Uống 250 mg mỗi ngày 1 lần trong vòng 7 đến 10 ngày.
  • Viêm tuyến tiền liệt mãn tính: Uống 500mg mỗi ngày 1 lần trong vòng 28 ngày
  • Nhiễm khuẩn ở da và mô mềm: Uống 250 mg mỗi ngày một lần hoặc 500 mg mỗi ngày 2 lần trong vòng 7 đến 14 ngày. Liều lượng thuốc trên một số đối tượng đặc biệt
  • Bệnh nhân là người lớn bị suy giảm chức năng thận: Liều lượng sử dụng thay đổi tùy theo mức độ nhiễm khuẩn.
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng gan: Không cần điều chỉnh liều lượng thuốc.
  • Bệnh nhân là người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều, tuy nhiên cần đặc biệt chú ý đến chức năng thận trên bệnh nhân cao tuổi điều chỉnh liều cho hợp lý.
  • Trẻ em và thiếu niên: Chống chỉ định.

Nếu người bệnh quên uống một liều thuốc Levojack, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, người bệnh hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không nên dùng gấp đôi liều đã được quy định

Ngoài ra, theo các nghiên cứu về độc tính trên động vật,các dấu hiệu cấp tính quan trọng nhất có thể thấy khi sử dụng quá liều Levojack là các triệu chứng của hệ thần kinh trung ương như lú lẫn, ù tai, rối loạn trí giác và co giật kiểu động kinh, buồn nôn, ăn mòn niêm mạc, tăng thời gian QT... Xử trí: Không có thuốc điều trị đặc hiệu. Chủ yếu là điều trị triệu chứng: Theo dõi điện tâm đồ, sử dụng các thuốc kháng acid để bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Thẩm phân máu bao gồm thẩm phân màng bụng và CAPD không có hiệu quả thải trừ levofloxacin ra khỏi cơ thể.

3. Chống chỉ định của thuốc Levojack

Các trường hợp nghiêm cấm dùng thuốc Levojack 500mg bao gồm những người bệnh có phản ứng quá mẫn với thuốc Levofloxacin hoặc là bất kì thành phần nào của thuốc.

Việc dùng đồng thời thuốc Levojack 500mg cùng với một số loại thuốc có tương tác với Levojack 500mg có thể sẽ làm giảm đi sự hấp thu cũng như gây nên một số độc tính cho cơ thể người dùng. Vậy nên người dùng để có được thông tin cần biết về các loại thuốc gây ra tương tác với Levojack 500mg, người bệnh hãy hỏi ý kiến bác sĩ và kể ra những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng mà người bệnh đang sử dụng.

Bên cạnh đó, chưa có bằng chứng lâm sàng về việc sử dụng thuốc Levojack an toàn trên phụ nữ có thai và đang cho con bú.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Levojack

  • Trên bệnh nhân có tiền sử co giật với các thuốc gây hưng phấn cũng như với các kháng sinh nhóm quinolon phải hết sức thận trọng khi sử dụng Levofloxacin.
  • Tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy nặng, dai dẳng và/hoặc có máu trong và sau khi điều trị bằng Levofloxacin, có thể là triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile. Nếu nghi ngờ là viêm đại tràng giả mạc phải ngay lập tức ngưng sử dụng Levofloxacin.
  • Viêm gân, hiếm khi nhận thấy khi sử dụng quinolon, đôi khi có thể dẫn đến đứt gân, đặc biệt là gân gót chân (Gân Achilles). Tác dụng không mong, muốn này xảy ra trong vòng 48 giờ từ khi bắt đầu điều trị và có thể xây ra cả hai bên chân. Nguy cơ viêm gân và đứt gân Achilles gia tăng trên bệnh nhân cao tuổi hoặc bệnh nhân đang được điều trị bằng corticoid. Nếu nghỉ viêm gân, phải ngay lập tức ngừng điều trị với levofloxacin và cần phải có liệu pháp điều trị phần gân bị tổn thương.
  • Trên bệnh nhân suy thận, phải điều chỉnh liều vì Levofloxacin đào thải chủ yếu qua thận.
  • Mặc dù hiện tượng nhạy cảm với ánh sáng ở các bệnh nhân sử dụng Levofloxacin là hiếm gặp, tuy nhiên bệnh nhân đang được điều trị với Levofloxacin nên hạn chế việc tiếp xúc không cần thiết với ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím nhân tạo.
  • Bệnh nhân bị thiếu hoạt tính enzym G-6-phosphate dehydrogenase: Nguy cơ tiềm ẩn có thể gặp phản ứng tan huyết khi được điều trị bằng các kháng sinh thuộc nhóm Quinolon. Khả năng này cũng cần phải được xét đến khi cho bệnh nhân sử dụng levofloxacin. Phản ứng quá mẫn: Levofloxacin có thể gây ra các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Bệnh nhân phải ngay lập tức ngưng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ điều trị.
  • Hạ đường huyết: Cũng như các kháng sinh khác thuộc nhóm Quinolon, Levofloxacin có thể gây ra hiện tượng hạ đường huyết nhất là ở các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường đang được điều trị bằng thuốc hạ đường huyết hoặc insulin. Đối với các bệnh nhân này cần phải giám sát đường huyết chặt chẽ khi sử dụng thuốc.
  • Bệnh nhân đang được điều trị với thuốc kháng vitamin K: Cần thiết phải tiến hành song song các xét nghiệm về đông máu khi sử dụng thuốc Levofloxacin trên các bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc kháng vitamin K.
  • Rối loạn thần kinh: Sự rối loạn thần kinh cũng có thể xảy ra khi sử dụng các kháng sinh trong nhóm quinolon bao gồm cả Levofloxacin. Tuy nhiên rất hiếm các trường hợp có thể dẫn tới trường hợp bệnh nhân có ý nghĩ tự tử. Cần thận trọng trong việc sử dụng Levofloxacin trên các bệnh nhân đang bị bệnh hoặc có tiền sử bị bệnh rối loạn tâm thần.
  • Kéo dài khoảng QT: Thận trọng trong sử dụng các kháng sinh nhóm quinolon bao gồm cả Levofloxacin trên các bệnh nhân có nguy cơ kéo dài khoảng QT như: Hội chứng dài khoảng QT bẩm sinh, sử dụng đồng thời với các thuốc có khả năng kéo dài khoảng QT (thuốc chống trầm cảm 3 vòng, kháng sinh nhóm Macrolid, thuốc điều trị loạn nhịp tim igh 1A và III), người cao tuổi, bệnh nhân bị bệnh tim mạch chuyển hóa và rối loạn điện giải.
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Không nên tiếp tục sử dụng thuốc nếu bệnh nhân có các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên để đề phòng những tổn thương không thể hồi phục.
  • Thuốc gây nghiện: Khi bệnh nhân đang điều trị bằng Levofloxacin thì xét nghiệm tìm chất gây nghiện trong nước tiểu có thể bị dương tính giả. Cần thiết phải tiến hành các xét nghiệm khác đặc hiệu hơn.
  • Rối loạn hệ thống gan - mật: Ở các bệnh nhân bị các bệnh lý nghiêm trọng như nhiễm trùng máu, khi sử dụng Levofloxacin thì có thể bị hoại tử gan hoặc nặng hơn là suy chức năng. Nếu có các dấu hiệu và triệu chứng đó bệnh nhân nên ngưng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ.

5. Tác dụng phụ của thuốc Levojack

Một số các tác dụng không mong muốn sau đây có thể xảy ra khi dùng Levojack thành phần Levofloxacin 500mg.

Hệ tiêu hóa:

  • Thường gặp: Buồn nôn, bị tiêu chảy.
  • Ít gặp: Cảm thấy chán ăn, ói mửa, nặng bụng khó tiêu, bị đau bụng.
  • Hiếm gặp: Người bệnh bị tiêu chảy có máu đi kèm, mà trong một số trường hợp rất hiếm có thể sẽ là viêm ruột - đại tràng, kể cả là viêm đại tràng - giả mạc (viêm ruột kết nặng).
  • Rất hiếm gặp: Hạ đường huyết là giảm lượng đường có trong máu nhất là ở những người bệnh tiểu đường.

Phản ứng ngoài da và dị ứng:

  • Ít gặp: Nổi mẩn, ngứa;
  • Hiếm gặp: Nổi mề đay, phế quản co thắt, khó thở;
  • Rất hiếm: Phù Quincke như phù mặt, lưỡi, họng hoặc là thanh quản, hạ huyết áp, sốc phản vệ hoặc giống phản vệ (phản ứng dị ứng nặng có thể gây chết đột ngột), nhạy cảm ánh sáng;

Một số trường hợp cá biệt bị nổi mụn rộp nặng như hội chứng Stevens-Johnson (phản ứng nổi bọng nước ngoài da và niêm mạc), hoại tử thượng bì nhiễm độc (hội chứng Lyell, tức các phản ứng nổi bọng nước trên da) và viêm đỏ da đa dạng xuất tiết (nổi mẩn viêm đỏ và có bọng nước).

Các phản ứng da và phản ứng phản vệ, giống phản vệ đôi khi có thể xảy ra sau khi dùng liều đầu tiên.
Hệ thần kinh:

  • Ít gặp: Nhức đầu, ù tai, chóng mặt, buồn ngủ và mất ngủ;
  • Hiếm gặp: Trầm cảm, lo sợ, phản ứng loạn thần (kèm ảo giác), dị cảm (cảm giác bất thường như tê, kim châm và bỏng rát), run, kích động, lú lẫn, co giật;
  • Rất hiếm: Nhược cảm (giảm nhạy cảm với kích thích hoặc giảm cảm giác), rối loạn thị giác và thính giác, rối loạn vị giác và khứu giác.

Hệ tim mạch:

  • Hiếm gặp: Nhịp tim nhanh, hạ huyết áp;
  • Rất hiếm gặp: Sốc phản vệ.

Cơ và xương:

  • Hiếm gặp: Ðau khớp, đau cơ, rối loạn gân cơ kể cả viêm gân (ví dụ gân Achilles);
  • Rất hiếm: Ðứt gân, yếu cơ có thể có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên bệnh nhân bị bệnh nhược cơ nặng (một loại bệnh cơ tiến triển mạn tính); Một số trường hợp cá biệt bị tiêu cơ vân.

Gan và thận:

  • Thường gặp: Tăng các enzym gan (các transaminase ALAT và ASAT);
  • Ít gặp: Tăng bilirubin và creatinin huyết thanh
  • Rất hiếm: Viêm gan và suy thận cấp.

Máu:

  • Ít gặp: Tăng bạch cầu ái toan và giảm bạch cầu;
  • Hiếm gặp: Giảm bạch cầu trung tính và giảm tiểu cầu;
  • Rất hiếm: Mất bạch cầu hạt; Một số trường hợp cá biệt bị thiếu máu tan huyết (số lượng hồng cầu giảm rõ rệt) và thiếu máu toàn dòng (giảm đáng kể số lượng tất cả các loại tế bào máu).

Các tác dụng phụ khác:

  • Ít gặp: Suy nhược, nhiễm nấm và tăng sinh các vi khuẩn kháng thuốc khác;
  • Rất hiếm: Viêm phổi dị ứng, sốt.

Các tác dụng không mong muốn khác có thể gặp liên quan với nhóm Fluoroquinolone:

  • Rất hiếm: Triệu chứng ngoài tháp và các rối loạn khác về phối hợp cơ, viêm mạch máu dị ứng và các đợt rối loạn chuyển hóa porphyrin trên bệnh nhân bị loại bệnh chuyển hóa này.Chỉ xảy ra với dung dịch tiêm truyền:
  • Thường gặp: Ðau, đỏ tại chỗ tiêm và viêm tĩnh mạch.

6. Cách bảo quản thuốc Levojack

Để thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ môi trường không quá 30 độ C

Để xa tầm với của trẻ em.

Lưu ý không tiếp tục sử dụng các sản phẩm đã có dấu hiệu mốc hỏng, biến chất

Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Levojack. Cần kiểm tra hạn sử dụng thuốc trước khi dùng. Khi không sử dụng thuốc hoặc thuốc đã hết hạn dùng cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

83 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Eskafoxim
    Công dụng thuốc Eskafoxim

    Thuốc Eskafoxim được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm phổi cấp tính cộng đồng, nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng và nhiễm khuẩn đường tiểu...Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Celorstad 500mg
    Công dụng thuốc Celorstad 500mg

    Thuốc Celorstad 500mg là thuốc kháng sinh có tác dụng chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus. Đây là kháng sinh bán tổng hợp thuốc nhóm cephalosporin có tác dụng diệt khuẩn theo cơ chế ức chế quá trình tổng ...

    Đọc thêm
  • Bestnats
    Công dụng thuốc Bestnats

    Bestnats là thuốc kê đơn, được chỉ định sử dụng cho các trường hợp viêm phổi, viêm phế quản và nhiễm khuẩn da mô mềm... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng Bestnats, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ ...

    Đọc thêm
  • Prosmaxx
    Công dụng thuốc Prosmaxx

    Prosmaxx có thành phần chính nằm trong nhóm kháng sinh cephalosporin. Đây là một loại kháng sinh bán tổng hợp, được sử dụng để điều trị viêm phổi , viêm tai giữa, viêm họng liên cầu và viêm mô tế ...

    Đọc thêm
  • Pandatox
    Công dụng thuốc Pandatox

    Thuốc Pandatox chứa hoạt chất Cefpodoxim proxetil 200mg, được bào chế dưới dạng viên nén dài bao phim. Thuốc được dùng để điều trị những người bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh lậu. Cùng ...

    Đọc thêm