Công dụng thuốc Midaman

Thuốc Midaman thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng có hiệu quả trong việc điều trị nhiều bệnh lý như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm tủy... Để quá trình dùng thuốc đạt được hiệu quả tốt người bệnh cần nắm rõ về cách dùng thuốc.

1. Thành phần và công dụng thuốc Midaman 1g

Theo chia sẻ từ nhà sản xuất những thành phần chính có trong thuốc Midaman 1g gồm: Ticarcilin (dưới dạng Ticarcilin natri) 1,5 g; Acid clavulanic (dưới dạng Kali clavulanat) 0,1 g cùng một vài loại tá dược khác.

Thuốc thường được chỉ định trong một số trường hợp sau:

Ngoài ra, các bác sĩ, dược sĩ còn chỉ định dùng thuốc để điều trị một vài bệnh lý khác. Hiện thuốc Midaman được dùng để kê đơn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Người bệnh cũng chỉ được dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.

2. Tham khảo liều dùng thuốc Midaman

Sẽ tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và bệnh lý hiện tại mà mỗi người sẽ có liều dùng thuốc khác nhau. Hiện nay liều dùng thuốc Midaman, bệnh nhân có thể tham khảo như sau:

Liều dùng cho người lớn

Liều dùng cho bệnh nhiễm khuẩn

  • Tiêm tĩnh mạch 3,1 g mỗi 4 giờ.
  • Thời gian: 3 hoặc 4 tuần, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Liều dùng cho người viêm nội mạc tử cung

  • Nhiễm trùng mức độ trung bình: tiêm tĩnh mạch 50 mg/kg (tính theo ticarcillin) mỗi 6 giờ.
  • Nhiễm trùng mức độ nặng: tiêm tĩnh mạch 50 mg/kg (tính theo ticarcillin) 4 giờ.

Liều dùng cho trẻ em

  • Từ 0-4 tuần, cân nặng 1199 g trở xuống: tiêm tĩnh mạch 75 mg/kg mỗi 12 giờ;
  • Từ 0-6 ngày, cân nặng lúc sinh 1200-2000 g: tiêm tĩnh mạch 75 mg/kg mỗi 12 giờ;
  • Từ 0-6 ngày, cân nặng 2001 g trở lên: tiêm tĩnh mạch 75 mg/kg mỗi 8 giờ;
  • Từ 7 ngày đến 4 tuần, cân nặng lúc sinh 1200-2000 g: tiêm tĩnh mạch 75 mg/kg mỗi 8 giờ;
  • Từ 7 ngày đến 4 tuần, cân nặng 2001 g trở lên: tiêm tĩnh mạch 100 mg/kg mỗi 8 giờ.
  • Bên cạnh đó tiêm tĩnh mạch 200-300 mg/kg/ngày chia mỗi 6-8 giờ đã được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh đủ tháng.

Liều dùng thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo nên có thể phù hợp hoặc không phù hợp với bệnh nhân. Vì thế, chỉ nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trong quá trình tiêm thuốc cũng sẽ được thực hiện bởi nhân viên y tế, nên bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm.

3. Tương tác thuốc Midaman

Trong quá trình dùng thuốc Midaman, bệnh nhân lưu ý có thể gặp hoặc xảy ra với một vài tương tác thuốc sau:

  • Thuốc chống đông máu: heparin, warfarin. Khi sử dụng có thể làm nguy cơ chảy máu tăng lên đáng kể.
  • Probenecid sẽ làm tăng nguy cơ tác dụng phụ và giảm hiệu quả của thuốc.
  • Methotrexate sẽ làm tăng nguy cơ gây nên tác dụng phục cho người bệnh.
  • Kháng sinh nhóm aminoglycoside hoặc thuốc tránh thai. Nguyên nhân là sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.

Tốt nhất, khi có ý định dùng thuốc kết hợp với nhiều loại thuốc khác đang dùng bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về liều dùng, thời gian uống sao cho hợp lý. Điều này vừa giúp tăng hiệu quả của thuốc đồng thời giảm thiểu được tối đa những rủi ro không đáng có.

4. Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Midaman

Bất cứ loại thuốc điều trị nào cũng có thể gây ra những phản ứng phụ cho sức khỏe người bệnh. Những phản ứng này sẽ tùy theo thể trạng mỗi người mà có thể nặng hoặc nhẹ. Tuy nhiên tỷ lệ thường không cao và trong trường hợp nếu thực hiện đúng theo khuyến cáo của bác sĩ thì những phản ứng phụ xảy ra là rất hiếm.

Một vài tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc Midaman như:

  • Người bệnh gặp tình trạng tiêu chảy nhẹ, đầy hơi, đau bụng và đôi khi là buồn nôn
  • Xuất hiện tình trạng đau khớp, đau cơ hoặc đau đầu
  • Cơ thể nổi ban và ngứa
  • Dễ xuất hiện những vết bầm tím trên cơ thể và đôi khi người bệnh sẽ có dấu hiệu như cảm cúm hoặc cảm lạnh.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi.

Theo đánh giá thì những dấu hiệu trên sẽ kết thúc sau quá trình dùng thuốc. Tuy nhiên cẩn thận hơn người bệnh vẫn nên chia sẻ với bác sĩ về những gì mình gặp phải trong quá trình dùng thuốc để được tư vấn về cách xử trí tốt nhất.

Hy vọng với những chia sẻ về thuốc Midaman, sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

510 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Istrax
    Công dụng thuốc Istrax

    Istrax thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được sử dụng để điều trị trong những trường hợp nhiễm nấm. Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc Istrax là thuốc gì ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Tác dụng thuốc Axodrox
    Tác dụng thuốc Axodrox

    Thuốc Axodrox có thành phần chính là Cefadroxil monohydrate, thường được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, hô hấp,... Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thuốc Axodrox qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • vagonxin
    Công dụng thuốc Vagonxin

    Vagonxin thuốc kháng sinh dạng tiêm/ truyền tĩnh mạch, dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Để dùng thuốc an toàn, trước khi sử dụng người bệnh cần tìm hiểu rõ hơn về thuốc Vandoxin, công dụng, lưu ý gì ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Glitacin
    Công dụng thuốc Glitacin

    Thuốc Glitacin thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng viên nén. Thành phần chính của thuốc Glitacin là Levofloxacin được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng ...

    Đọc thêm
  • Pragati
    Công dụng thuốc Pragati

    Pragati có thành phần chính thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin, được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như bệnh viêm phổi, viêm họng liên cầu, viêm tai giữa, nhiễm trùng mô mềm và ...

    Đọc thêm