Công dụng thuốc Midozam

Thuốc Midozam là dược phẩm được sử dụng để chống viêm nhiễm do nấm hay vi khuẩn. Đây là thuốc chỉ định cần có kê đơn bác sĩ khi dùng để tránh ảnh hưởng không mong muốn. Sau đây là một số thông tin chia sẻ về thuốc Midozam.

1. Công dụng của thuốc Midozam

Thuốc Midozam có công dụng đặc trị chống viêm nhiễm với một số loại vi khuẩn gây ra ảnh hưởng viêm nhiễm như:

Ở từng bệnh lý cụ thể, bác sĩ sẽ có hướng dẫn chỉ định sử dụng thuốc Midozam. Bạn có thể tham khảo một số chỉ định sau:

  • Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp
  • Chống nhiễm khuẩn dưới da hoặc mô mềm
  • Phòng ngừa nhiễm khuẩn ở cơ quan sinh dục
  • Chống nhiễm khuẩn sau sinh cho sản phụ
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Chống nhiễm khuẩn sau phẫu thuật nha khoa
  • Điều trị nhiễm khuẩn huyết
  • Điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng
  • Điều trị nhiễm khuẩn gây viêm phúc mã
  • Điều trị viêm xương tủy
  • Điều trị viêm nội mạc
  • Điều trị sốt thương hàn
  • Điều trị viêm xoang
  • Điều trị viêm tai giữa
  • Điều trị viêm nắp thanh quản

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Midozam

Thuốc Midozam là thuốc tiêm có thể tiêm hoặc truyền. Vị trí truyền là tĩnh mạch. Bệnh nhân có thể tham khảo một số liều dùng phổ biến dưới đây:

  • Liều thông thường sử dụng tiêm bắp cùng 500mg amoxicillin mỗi liều đảm bảo cách nhau ít nhất 8 giờ.
  • Bệnh nhân nhiễm trùng nặng có thể sử dụng liều 1g mỗi lần và cách 6 giờ có thể dùng liều tiếp theo. Trường hợp này thường được chỉ định tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch thời gian kéo dài 30 - 60 phút.
  • Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi cần lưu ý nên tiêm với liều dùng 50 - 100mg/ kg. Đây là liều dùng tổng cho cả ngày có thể cân nhắc chia nhỏ liều khi cần thiết.
  • Bệnh nhân xác định suy thận hoặc có dấu hiệu của bệnh lý suy thận nên kiểm tra chỉ số thanh creatinin. Nếu chỉ số dưới 10 ml/ phút sẽ giảm liều dùng còn 500mg cho 24 giờ trường hợp trên 10ml/ phút liều dùng sẽ là 500 mg cho 12 giờ.
  • Một số trường hợp khác có thể sử dụng liều tối đa 1,5g/ ngày. Tuy nhiên cần có chỉ định hướng dẫn bác sĩ.

3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Midozam

Thuốc Midozam không được phép sử dụng cho bệnh nhân dị ứng hoặc có nguy cơ dị ứng với penicilin hay thuốc thuộc nhóm Cephalosporins. Khi bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc Midozam hay những thuốc trong nhóm được kể tên nên báo bác sĩ đổi lại thuốc khác để đảm bảo sức khỏe tránh những tương tác nguy hiểm do mẫn cảm thuốc gây ra.

Thuốc Midozam là dược phẩm kê đơn không được tự ý sử dụng khi chưa được bác sĩ cho phép. Đối tượng người cao tuổi sẽ có mức độ nhạy cảm với thuốc Midozam cao hơn người bình thường. Vì thế cần hết sức lưu ý khi dùng thuốc Midozam ở bệnh nhân cao tuổi.

Thuốc Midozam có thể ảnh hưởng đến sức khỏe gan thận bệnh nhân sau khi điều trị. Để đảm bảo an toàn hãy tránh sử dụng thuốc Midozam quá 2 - 3 tuần trong 1 liệu trình. Ngoài ra cần thường xuyên kiểm tra nhận định nguy cơ mắc hội chứng suy giảm chức năng gan thận trước khi dùng thuốc Midozam để tránh ảnh hưởng ngoài ý muốn diễn ra.

Ảnh hưởng của thuốc Midozam với phụ nữ có thai hiện chưa được phát hiện. Để tránh nguy hiểm hãy hỏi ý kiến bác sĩ trong trường hợp này. Thuốc Midozam có thể gây ảnh hưởng ở phụ nữ sau sinh do một phần thuốc có thể bán thải qua tuyến sữa mẹ. Vì thế cần kiểm tra cân nhắc kỹ về sức khỏe cùng mức độ phù hợp của người mẹ với thuốc Midozam để đảm bảo giảm thiểu tương tác nguy hiểm.

Trong những trường hợp không may sử dụng thuốc Midozam quá liều bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để kịp thời xử lý. Liều dùng tối đa mỗi ngày của bệnh nhân liều thông thường là 1,5 g. Khi dùng nhiều hơn liều này vì lý do gì đều nên báo cho bác sĩ để theo dõi phát hiện sớm những ảnh hưởng của thuốc.

Thuốc Midozam có thể thay đổi thành phần dược tính khi bao bì hư hại hoặc hạn sử dụng vượt quá thời gian hiện tại. Bệnh nhân nên kiểm tra kỹ lưỡng những điểm này để đảm bảo công dụng của thuốc Midozam.

4. Phản ứng phụ của thuốc Midozam

Thông thường khi sử dụng thuốc Midozam bệnh nhân sẽ xuất hiện phát ban mẩn đỏ trên da hoặc tiêu chảy. Nhưng có một số ít trường hợp phản ứng phụ phát hiện trong nghiên cứu và thực tế cần lưu ý:

  • Giảm tiểu cầu
  • Thiếu máu
  • Giảm bạch cầu
  • Tăng bạch cầu ưa eosin
  • Mất bạch cầu hạt
  • Viêm miệng
  • Viêm lưỡi
  • Nôn hay buồn nôn
  • Viêm đại tràng giả mạc
  • Mề đay
  • Tiêu chảy

Ngoài những phản ứng phụ kể trên bất kỳ phản ứng nào của sức khỏe khác với bình thường cũng nên được chú ý. Bạn hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để được bác sĩ hỗ trợ điều trị và xử lý khi có biểu hiện bất thường.

5. Tương tác với thuốc Midozam

Thuốc Midozam không sử dụng đồng thời với nhóm thuốc penicillin. Nếu bệnh nhân dị ứng kháng sinh nên cân nhắc kỹ khi sử dụng kết hợp thuốc Midozam với thuốc kháng sinh.

Thuốc Midozam là thuốc tiêm cho bệnh nhân được bác sĩ thực hiện. Sau khi tiêm bạn nên theo dõi tại phòng khám hoặc bệnh viện một lúc. Hãy luôn giữ liên lạc với bác sĩ điều trị để kịp thời xử lý khi có bất kỳ ảnh hưởng sức khỏe nào.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

97 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan