Công dụng thuốc Myllancid

Myllancid thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, có tác dụng điều trị các bệnh loét dạ dày, loét tá tràng, loét miệng nối, hội chứng Zollinger-Ellison, viêm thực quản hồi lưu. Myllancid là thuốc kê đơn, sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng.

1. Myllancid là thuốc gì?

Myllancid có thành phần chính là hoạt chất Rabeprazol natri 20mg và các tá dược khác vừa đủ. Thuốc được điều chế cho người dùng dưới dạng viên nén bao phim tan trong ruột và đóng thành hộp, mỗi hộp gồm 3 vỉ nhôm x 10 viên.

2. Công dụng thuốc Myllancid

2.1. Công dụng - chỉ định thuốc Myllancid

Thuốc Myllancid được sử dụng để điều trị cho các bệnh sau:

2.2. Chống chỉ định thuốc Myllancid

Thuốc Myllancid chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau:

Những người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với Rabeprazole, Benzimidazoles thay thế. Các phản ứng quá mẫn có thể xảy ra như phản ứng sốc phản vệ, sốc phản vệ, co thắt phế quản, phù mạch, viêm thận kẽ cấp và nổi mề đay.

Lưu ý: Chống chỉ định cần được hiểu là tuyệt đối, không vì có bất cứ lý do nào mà những trường hợp chống chỉ định trên lại được linh hoạt sử dụng Myllancid.

3. Cách sử dụng và liều dùng thuốc Myllancid

Thuốc Myllancid được điều chế dưới dạng viên nén bao phim tan trong ruột nên được uống trực tiếp bằng đường uống cùng với một lượng nước vừa đủ. Khuyến cáo người dùng sử dụng với nước lọc đun sôi để nguội, tránh kết hợp với các chất lỏng khác như rượu, bia, đồ uống có ga hay nghiền nát, bẻ đôi hoặc nhai viên thuốc, gây ảnh hưởng đến các hoạt chất có trong thuốc. Thuốc có thể sử dụng khi đói hoặc no.

Liều dùng:

  • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD): Dùng liều 20mg/ngày cho người lớn, sử dụng 4-8 tuần. Có thể sử dụng thêm 8 tuần nếu các triệu chứng chưa được cải thiện.
  • Điều trị chứng ợ nóng do GERD: Dùng liều 20mg/ngày, sử dụng trong vòng 4 tuần. Có thể sử dụng kéo dài thêm 4 tuần nếu các triệu chứng không được cải thiện
  • Điều trị bệnh loét dạ dày - tá tràng: Dùng liều 20mg/ngày, sử dụng trong vòng 4 tuần.
  • Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison: Dùng liều 60mg/ngày cho liều khởi đầu, sau đó điều chỉnh liều dựa trên mức độ cải thiện của các triệu chứng. Có thể sử dụng liều 100mg/ngày hoặc 60mg x 2 lần/ngày nếu cơ thể đáp ứng tốt.
  • Dùng cho phác đồ diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori: Myllancid 20mg, Clarithromycin 500mg, Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày trong vòng 7 ngày.

Lưu ý: Người dùng chỉ nên tham khảo liều sử dụng thuốc Myllancid trên bởi liều lượng ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào từng thể trạng và mức độ bệnh riêng. Người bệnh cần được thăm khám và kê đơn chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp quên liều: Người bệnh có thể sử dụng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã quá gần với thời gian sử dụng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều quên và dùng liều tiếp theo như chỉ định. Tránh sử dụng gấp đôi số liều đã quy định để bù cho liều đã quên.

Trong trường hợp quá liều: Khi phát hiện ra sử dụng thuốc quá liều và xuất hiện những triệu chứng khác lạ, người bệnh cần ngưng thuốc và liên hệ với bác sĩ, thông báo về liều lượng đã uống, tình trạng hiện tại của bản thân như thế nào để có được lời khuyên điều trị tốt nhất.

4. Tác dụng phụ của thuốc Myllancid

Trong quá trình sử dụng Myllancid, ngoài công dụng chính mà thuốc mang lại, người dùng còn có thể gặp phải một số triệu chứng không mong muốn khác như:

  • Gây đau đầu, cơ thể mệt mỏi quá sức, cảm giác lâng lâng, chóng mặt, không kiểm soát được một phần cơ thể, co giật, sốt.
  • Xuất hiện triệu chứng đầy hơi, táo bón, buồn nôn, nôn, tiêu chảy nặng, đau bụng.
  • Gây bong tróc da, nổi mề đay, phát ban.
  • Làm sưng mắt, môi, lưỡi, hoặc họng, viêm họng, khó nuốt, khó thở, nhịp tim không đều, co thắt cơ bắp.

Lưu ý: Ngoài những triệu chứng kể trên, Rabeprazole còn có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về các triệu chứng mà mình gặp phải nghi do sử dụng thuốc.

5. Tương tác với thuốc Myllancid

Myllancid có thể gây tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Kết hợp đồng thời Rabeprazole với hoạt chất Warfarin có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu bất thường, thậm chí dẫn đến tử vong.
  • Kết hợp với Cyclosporin: Làm giảm khả năng thải trừ của Cyclosporin trong gan nhưng tăng nồng độ Cyclosporin trong máu, dẫn đến tình trạng ngộ độc Cyclosporin.
  • Myllancid có thể làm giảm sự hấp thu của một số loại thuốc bởi gây ra sự thay đổi nồng độ axit trong dạ dày.
  • Hoạt chất Rabeprazole làm giảm đi sự hấp thu của hoạt chất Ketoconazole, làm giảm tính hiệu quả hoặc gây ngộ độc Digoxin.
  • Rabeprazole còn có thể làm giảm đi nồng độ có trong máu của hoạt chất Atazanavir

Lưu ý: Để giảm thiểu tối đa các tương tác không may xảy ra, người dùng cần thông báo cho bác sĩ về những loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin và khoáng chất mà mình đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng cùng với quá trình sử dụng Myllancid.

6. Một số lưu ý khi sử dụng Myllancid

Người dùng khi uống thuốc Myllancid cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Thuốc có thể gây ra bệnh viêm kẽ thận.
  • Nếu sử dụng thuốc trong một khoảng thời gian dài (trên 3 năm) có thể dẫn đến tình trạng kém hấp thu vitamin B12, gây tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, gãy xương liên quan đến cổ tay, hông, cột sống. Vì thế, người bệnh nên sử dụng Myllancid với liều dùng thấp và thời gian ngắn nhất có thể.
  • Khuyến cáo không sử dụng Rabeprazole cho bệnh nhi dưới 1 tuổi, người bị suy gan.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi vì các đối tượng này cơ địa nhạy cảm với hoạt chất Rabeprazole hơn người trẻ tuổi.
  • Trước khi sử dụng thuốc người bệnh cần phải được loại trừ khả năng ác tính của bệnh loét dạ dày.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú muốn sử dụng Myllancid cần phải có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ điều trị, tránh ảnh hưởng xấu cho em bé.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên về thuốc Myllancid sẽ giúp cho người dùng có thêm được những kiến thức bổ ích trong quá trình sử dụng. Đây là thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua Myllancid điều trị tại nhà vì có thể gặp các tác dụng phụ hay tương tác với các thuốc khác gây nguy hiểm đến tính mạng.

31 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan