Công dụng thuốc Panazo

Panazo là thuốc ức chế bơm proton, dùng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến tiết acid dạ dày. Panazo được dùng nhiều ở các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày, tăng tiết do hội chứng Zollinger - Ellison. Cùng tìm hiểu kỹ hơn thuốc Panazo công dụng gì qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Panazo là gì?

Panazo thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh đường tiêu hóa, cụ thể là các bệnh lý liên quan đến tiết acid dạ dày. Panazo được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột với thành phần chính là Pantoprazole sodium, mỗi viên Panazo chứa 40mg thành phần hoạt chất là Pantoprazole.

Thuốc Panazo được sản xuất tại Ấn Độ, đây là thuốc được đăng ký lưu hành trên thị trường Việt Nam với số đăng ký là VN-4943-10.

2. Công dụng của thuốc Panazo

  • Pantoprazole là thành phần chính của thuốc Panazo, đây là một dẫn xuất hóa học của benzimidazol.
  • Tác dụng chính của thuốc Panazo chính là ức chế chọn lọc bơm proton, nên thuốc Panazo được dùng để điều trị các bệnh lý có liên quan đến sự tiết acid dạ dày không kiểm soát ở ngoài bệnh.
  • Tác dụng chính của hoạt chất Pantoprazole sau khi người bệnh uống thuốc chính là di chuyển đến các ống tiết acid ở tế bào thành dạ dày. Sau đó sẽ chuyển hóa thành sulfenamid. Lúc này, tại tế bào thành dạ dày sẽ tạo thành liên kết đồng hóa trị với hệ men (H+, K+)-ATPase. Điều này sẽ dẫn tới kết quả làm cho ức chế sự tiết dạ dày, ngay cả khi có các tác nhân kích thích như gia vị thì thuốc vẫn có thể thực hiện được tác dụng của mình.
  • Thuốc Panazo với hoạt chất Pantoprazole có tác dụng ức chế tiết acid lên đến 24h sau khi người bệnh uống 1 liều cơ bản.
  • Sau khi uống 1 liều panazo, nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương sẽ đạt được sau 2 - 2.5 giờ. Mức liên kết với protein huyết tương của Panazo là khá cao với 98% hoạt chất pantoprazol liên kết với protein huyết thương.
  • Về sự chuyển hóa trong cơ thể, thuốc Panazo chủ yếu chuyển hóa chủ yếu ở gan. Ở cơ chế thải trừ, thuốc Panazol chủ yếu thải trừ qua nước tiểu, phần ít thải trừ qua mật. Thời gian bán thải của thuốc trong vòng 1 giờ, nhưng có thể kéo dài ở những bệnh nhân suy gan lên đến 3 - 6 giờ.

3. Chỉ định sử dụng thuốc Panazo

Với công dụng chính là ức chế quá trình tiết acid dạ dày, thuốc Panazo được chỉ định trong các trường hợp sau:

4. Chống chỉ định dùng thuốc Panazo

Chống chỉ định sử dụng thuốc Panazo cho người bệnh có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người bệnh bị dị ứng với các thuốc ức chế bơm proton trước đây (esomeprazol, omeprazol,...)

5. Liều dùng & cách dùng thuốc Panazo

Với dạng bào chế viên nén bao tan trong ruột, thuốc Panazo được chỉ định dùng theo đường uống. Người bệnh cần uống thuốc với một ly nước đầy.

Liều dùng thuốc Panazo trong từng trường hợp cụ thể

  • Liều dùng thuốc Panazo trong điều trị trào ngược dạ dày
    • Liều thường dùng: 20 - 40mg/ ngày, uống 1 lần duy nhất, điều trị với Panazo trong 4 tuần, có thể kéo dài đến 8 tuần.
    • Liều dùng duy trì: 20 - 40mg mỗi ngày.
    • Liều dùng trong trường hợp tái phát tiết acid dạ dày: 20mg/ ngày.
  • Loét đường tiêu hóa
    • Liều thường dùng: 40mg/ ngày, uống 1 lần duy nhất. Thời gian điều trị với thuốc Panazoị từ 2 - 4 tuần đối với loét ở tá tràng và từ 4 - 8 tuần đối với các vết loét dạ dày lành tính.
  • Liều dùng trong điều trị Helicobacter pylori
    • Dùng phác đồ điều trị có sự phối hợp bộ ba gồm: Pantoprazol 40mg x 2 lần/ngày, clarithromycin 500mg x 2 lần/ ngày đi kèm với amoxicillin 1 g x 2 lần/ ngày (có thể thay thế amoxicillin bằng metronidazol 400mg x 2 lần/ ngày), thời gian sử dụng phác đồ là trong vòng 1 tuần
  • Phòng ngừa loét dạ dày do sử dụng thuốc chống viêm không có steroid
    • Liều dùng duy trì: 20mg/ ngày.
  • Liều dùng cho sự tăng tiết do hội chứng Zollinger - Ellison
    • Liều dùng khởi đầu: 80mg/ ngày. Có thể dùng tối đa 240mg/ ngày. Nếu dùng liều trên 80mg/ ngày, người bệnh nên chia ra làm 2 lần uống.
  • Liều dùng cho bệnh nhân suy gan
    • Liều tối đa: 20mg/ ngày hoặc 40mg/ 2 ngày sử dụng 1 lần.
    • Ở bệnh nhân suy thận, liều tối đa: 40mg/ ngày.

6. Tác dụng phụ của thuốc Panazo

Theo ghi nhận lâm sàng thì các tác dụng phụ Panazo thường gặp đều ở thể nhẹ, có thể liệt kê các tác dụng phụ thường gặp là

Ngoài ra, một đặc điểm chung của các thuốc ức chế bơm proton chính là ức chế sự tiết acid ở dạ dày nên dễ làm người bệnh bị nhiễm khuẩn đường ruột.

7. Lưu ý khi sử dụng thuốc Panazo

  • Môi trường pH của dạ dày có thể làm ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc Panazo.
  • Panazo là thuốc chuyển hóa chủ yếu ở gan, nên ít nhiều thuốc có tác động lên hệ thống men gan. Do đó, nếu điều trị trong thời gian dài với Panazo thì người bệnh cần xét nghiệm men gan, chức năng gan.
  • Dùng Panazo điều trị lâu dài .
  • Nên hạn chế sử dụng Panazo trong thời kỳ đang mang thai ở phụ nữ vì chưa có nghiên cứu đầy đủ về đối tượng này.
  • Trong thời kỳ cho con bú, không nên dùng Panazo vì thuốc có bài tiết qua sữa mẹ.
  • Với đối tượng là trẻ em dưới 18 tuổi, chưa có báo cáo về tính an toàn hiệu quả của Panazo nên không dùng thuốc cho đối tượng này.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

224 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan