Công dụng thuốc Plofed 1%

Thuốc Plofed 1% có thành phần chính là Propofol với hàm lượng 10mg/ml. Đây là loại thuốc gây tê, gây mê được sử dụng trong gây tê tĩnh mạch và gây ngủ.

1. Thuốc Plofed 1% là thuốc gì?

Thuốc Plofed 1% có thành phần chính là Propofol với hàm lượng 10mg/ml. Đây là loại thuốc gây tê, gây mê được sử dụng trong gây tê tĩnh mạch và gây ngủ.

Thuốc Plofed 1% được bào chế dưới dạng nhũ dịch tiêm tĩnh mạch. Quy cách đóng gói là hộp thuốc gồm 5 lọ và mỗi lọ 20ml

1.1. Dược lực học của hoạt chất Propofol:

  • Propofol hay còn có tên gọi khác là 2,6-diisopropylphenol, là một thuốc nhóm thuốc gây mê tác dụng ngắn với khởi phát tác dụng nhanh khoảng 30 giây. Sự hồi tỉnh sau khi gây mê thường khá nhanh.

1.2. Tác dụng của hoạt chất Propofol

Hoạt chất Propofol có khả năng gây mê nhanh chóng trong khoảng 30 giây và thời gian tác dụng ngắn. Cơ chế hoạt động của loại hoạt chất này đến nay vẫn chưa được làm rõ ràng. Tuy nhiên, trong một số thí nghiệm đã chứng minh hoạt tính gây mê, an thần nguyên nhân là do tác động vào chất dẫn truyền thần kinh GABA.

2. Thuốc Plofed 1% công dụng gì?

Thuốc Plofed 1% công dụng gì? Thuốc Plofed 1% có công dụng trong điều trị các bệnh lý cụ thể như sau:

  • Gây mê tĩnh mạch công dụng ngắn thích hợp cho việc dẫn mê và duy trì mê.
  • Gây ngủ đối với những người đang được thông khí hỗ trợ trong đơn vị săn sóc đặc biệt.
  • Gây ngủ trong thực hiện các phẫu thuật và thủ thuật chẩn đoán.

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Plofed 1%

3.1. Cách dùng của thuốc Plofed 1%:

  • Sử dụng thuốc Plofed 1% theo đường tiêm truyền, tiêm tĩnh mạch hoặc truyền liên tục khi dịch chưa hoặc đã pha loãng.
  • Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Plofed 1%, bác sĩ điều trị có thể chỉ định kèm theo các thuốc giảm đau.
  • Thuốc Plofed 1% chỉ được sử dụng tại các bệnh viện hay cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị thích hợp và được thực hiện bởi các nhân viên y tế có trình độ chuyên môn nhất định.
  • Theo dõi thường xuyên các chức năng hô hấp và tuần hoàn trong quá trình sử dụng loại thuốc này. Đồng thời, các thiết bị duy trì đường hô hấp, thông khí nhân tạo hay hồi tỉnh khác phải luôn trong trạng thái được chuẩn bị sẵn sàng.
  • Dung môi pha loãng nhũ dịch tiêm bao gồm Glucose 5%; Natri Clorid 0,9%; Natri Clorid 0,18% và Glucose 4%.

3.2. Liều dùng thuốc Plofed 1%:

  • Liều dùng phải được điều chỉnh tùy theo tình trạng sức khỏe và phản ứng của từng người bệnh.
  • Thời gian điều trị với loại thuốc này tối đa là 7 ngày.

3.2.1. Liều dùng đối với người lớn:

  • Liều dùng dẫn mê tiêm truyền tĩnh mạch 40 mg/10 giây cho đến khi người bệnh có dấu hiệu bắt đầu mê, người lớn dùng liều 1,5 – 2,5 mg/kg.
  • Liều dùng duy trì mê truyền tĩnh mạch liên tục 4 – 12 mg/kg/giờ hay tiêm tĩnh mạch lặp lại mỗi đợt 25 – 50 mg.
  • Liều dùng gây ngủ khi săn sóc đặc biệt truyền 0,3 – 4,0 mg/kg/giờ.
  • Liều dùng với công dụng an thần gây ngủ cho phẫu thuật và thủ thuật chẩn đoán: 0,5 – 1 mg/kg trong 1 – 5 phút để khởi đầu, duy trì 1,5 – 4,5 mg/kg/giờ.

3.2.2. Liều dùng đối với trẻ trên 3 tuổi:

  • Liều dùng dẫn mê dùng 2,5 mg/kg;
  • Liều dùng duy trì mê dùng 9 – 15 mg/kg/giờ. Không dùng để gây ngủ cho trẻ em.

3.3. Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Plofed 1%

  • Trong trường hợp quên liều: Thuốc Plofed 1% được sử dụng và theo dõi bởi các nhân viên y tế có trình độ chuyên môn, do đó, hầu như không xảy ra quên liều.
  • Trong trường hợp quá liều: Thuốc Plofed 1% sử dụng quá liều có thể gây ra tình trạng suy hô hấp và tim mạch. Do đó, theo dõi cẩn thận các dấu hiệu lâm sàng của người dùng. Khi có nghi ngờ về tình trạng ngộ độc thuốc, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Plofed 1%

Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh của thuốc, trong quá trình điều trị bằng thuốc Plofed 1% người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:

  • Đau tại vị trí tiêm, hạ huyết áp, chậm nhịp tim, ngưng thở thoáng qua, buồn nôn, nôn mửa, đau nhức đầu trong giai đoạn hồi phục, triệu chứng ngưng thuốc và đỏ bừng mặt đối với trẻ em.
  • Tác dụng phụ ít gặp: hình thành huyết khối và viêm tĩnh mạch.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: động kinh, co giật.

Những thông tin như đã trình bày ở không phải toàn bộ tất cả những tác dụng ngoài ý muốn có thể gặp phải đối với loại thuốc này. Người dùng thuốc cũng có thể có nguy cơ xảy ra những tác dụng phụ khác mà không được liệt kê ở trên. Bạn cần chú ý theo dõi và thông báo cho bác sĩ điều trị để nhận được những tư vấn y tế về những tác dụng bất lợi trong quá trình điều trị bệnh với thuốc Plofed 1%.

5. Tương tác của thuốc Plofed 1%

Tương tác của thuốc Plofed 1% có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:

  • Không pha trộn với thuốc tiêm hay dịch truyền khác ngoại trừ Dextrose 5%; Lidocaine; Alfentanil; Atracurium; Mivacurium không được sử dụng cho cùng 1 đường truyền IV với Propofol.
  • Tương tác của thuốc Plofed 1% có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn.

6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Plofed 1%

Trong quá trình sử dụng thuốc Plofed 1%, người bệnh cần đặc biệt lưu ý:

6.1. Chống chỉ định của thuốc Plofed 1%

Không sử dụng thuốc Plofed 1% trong các trường hợp cụ thể như sau:

  • Người có cơ địa nhạy cảm hoặc quá mẫn cảm với thuốc các thành phần của thuốc.
  • Người có tiền sử dị ứng với đậu tương, lạc.
  • An thần với những người dưới 16 tuổi trong trường hợp cần chăm sóc đặc biệt.
  • Khởi mê và duy trì mê đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi.

Trên đây là chống chỉ định tuyệt đối vậy nên trong mọi trường hợp không thể linh động. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị đã đưa ra về cách sử dụng và liều dùng của loại thuốc này.

6.2. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Plofed 1%

Thận trọng sử dụng thuốc Plofed 1% trong những trường hợp sau đây:

  • Sử dụng thuốc đối với phụ nữ đang mang thai: Tính an toàn cũng như rủi ro đối với sự phát triển của trẻ bú mẹ khi sử dụng thuốc Plofed 1% chưa được xác định rõ. Vậy nên, không nên sử dụng thuốc Plofed 1% trong những trường hợp chưa thật sự cần thiết.
  • Sử dụng thuốc đối với phụ nữ cho con bú: Hoạt chất chính Propofol được tìm thấy trong sữa mẹ với nồng độ nhỏ. Do vậy, không khuyến cáo sử dụng thuốc Plofed 1% đối với phụ nữ cho con bú trong thời gian 12 giờ sau khi truyền thuốc.
  • Sử dụng thuốc với những người lái xe và vận hành máy móc: thuốc Plofed 1% có thể gây tác dụng không mong muốn là đau nhức đầu, ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành các loại máy móc. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này cho các đối tượng này.
  • Tiêm Propofol cần phải được thực hiện bởi nhân viên y tế đã được đào tạo về gây mê, không phải là người tiến hành chẩn đoán hay thực hiện phẫu thuật.
  • Theo dõi người bệnh liên tục để nhận biết các dấu hiệu triệu chứng ban đầu của tắc đường hô hấp, hạ huyết áp hay giảm độ bão hòa Oxy trong máu.
  • Khi sử dụng thuốc an thần trong phẫu thuật, cụ thể là thuốc Plofed 1% có thể xuất hiện những cử động tự phát nếu sử dụng thuốc với mục đích an thần trong phẫu thuật. Điều này có thể gây ra tình trạng nguy hiểm cho khu vực mổ trong các thủ thuật đòi hỏi sự bất động.
  • Phải đảm bảo người bệnh hồi tỉnh hoàn toàn sau khi sử dụng thuốc Plofed 1% trước khi xuất viện.
  • Thông thường, không xuất hiện sự suy yếu sau khi sử dụng thuốc Plofed 1% sau 12 tiếng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, thủ thuật đã tiến hành, các thuốc đi kèm để tư vấn hợp lý cho từng người bệnh cụ thể.
  • Thận trọng khi tiêm tĩnh mạch trong các trường hợp như suy hô hấp, suy tim, suy gan, suy thận, suy nhược cơ thể, giảm thể tích máu.
  • Khi sử dụng kết hợp với các thuốc làm giảm hiệu suất của tim sẽ gây ra những ảnh hưởng đến độ thanh thải của hoạt chất Propofol.
  • Tình trạng co giật có thể xảy ra nếu sử dụng thuốc cho những người bị bệnh động kinh.
  • Đối với người bị rối loạn chuyển hóa chất béo trong cơ thể phải được chăm sóc hợp lý.
  • Đối với những người bị thừa mỡ máu nên theo dõi lượng chất béo trong máu. Trường hợp được nhận đồng thời chất béo theo đường tĩnh mạch khác thì cần cân nhắc giảm liều dùng của thuốc Plofed 1%.

Thuốc Plofed 1% có thành phần chính là Propofol với hàm lượng 10mg/ml. Đây là loại thuốc gây tê, gây mê được sử dụng trong gây tê tĩnh mạch và gây ngủ. Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị và hạn chế tối đa các tác dụng bất lợi thì bạn cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị bệnh.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

118 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan