Công dụng thuốc Ribomin

Thuốc Ribomin được đóng thành gói 2g, mỗi hộp có 30 gói với các thành phần chính là các vitamin A, B1. B2, B5, B6, B12, C, D3, E, vitamin PP... Vậy thuốc Ribomin có tác dụng gì?

1. Thuốc Ribomin là thuốc gì?

Mỗi thành phần trong thuốc Ribomin 2g có công dụng khác như sau:

  • Vitamin A: 2000-IU (cần cho thị giác, cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì của biểu mô);
  • Vitamin B1 - Thiamin: 1.2mg (coenzym chuyển hóa carbohydrate);
  • Vitamin B2 - Riboflavin: 1.2mg (biến đổi thành 2 coenzym hoạt động cần cho sự hô hấp của mô, qua đó giúp hoạt hóa pyridoxin, sự chuyển hóa tryptophan thành niacin và liên quan đến sự toàn vẹn hồng cầu, cần thiết cho hệ thống vận chuyển điện tử trong cơ thể);
  • Vitamin B3 - Niacinamide: 12.0-mg (có vai trò như coenzym vận chuyển hydro xúc tác phản ứng oxi hóa - khử cần cho hô hấp tế bào, phân giải glycogen, chuyển hóa lipid);
  • Vitamin B5 - Calci D-pantothenat: 5.0mg (là tiền chất của coenzym A cần cho phản ứng acetyl hóa trong quá trình tân tạo glucose, giải phóng năng lượng từ carbohydrate, tổng hợp và thoái hóa acid béo, tổng hợp sterol và nội tiết tố steroid, porphyrin, acetylcholin và những chất khác);
  • Vitamin B6 - Pyridoxine Hydrochloride: 1.4mg (hoạt động như những coenzym trong chuyển hóa protein, glucid và lipid. tham gia tổng hợp acid gamma-aminobutyric (GABA) trong hệ thần kinh trung ương và tham gia tổng hợp hemoglobin);
  • Vitamin B12: 0.032mg (rất cần thiết cho tế bào sao chép và tăng trưởng);
  • Vitamin D3: 400IU(duy trì nồng độ calci và phospho bình thường trong huyết tương);
  • Vitamin E: 8mg (chất chống oxy hóa);
  • Vitamin C: 70mg (cần cho sự tạo thành collagen, tái tạo mô trong cơ thể và tham gia trong một số phản ứng oxi hóa - khử).

2. Thuốc Ribomin 2g được chỉ định khi nào?

  • Thuốc Ribomin 2g được dùng để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể trong độ tuổi phát triển của trẻ, hoặc bổ sung và phòng chống tình trạng thiếu vitamin khi chế độ ăn uống không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Ribomin 2g cũng rất tốt cho bệnh nhân ở giai đoạn phục hồi sau khi ốm.
  • Việc bổ sung vitamin trong giai đoạn cơ thể có nhu cầu vitamin nhiều hơn là rất có ích, đặc biệt vào những thời điểm chuyển mùa.

3. Liều dùng của thuốc Ribomin 2g

Hòa tan gói thuốc Ribomin 2g trong 30 ml nước ấm đã được đun sôi trước đó, dùng trong khi ăn hoặc theo chỉ định của bác sĩ tùy theo trường hợp. Liều dùng thuốc Ribomin 2g:

  • Trẻ sơ sinh: Dùng thuốc Ribomin 2g từ 1/2 - 1 gói/ngày;
  • Trẻ em và người lớn: Dùng thuốc Ribomin 2g theo liều 1-2 gói/ngày.

4. Quá liều thuốc Ribomin 2g có sao không?

Dùng thuốc Ribomin 2g liều cao và kéo dài có thể dẫn đến quá liều các vitamin với các triệu chứng đặc trưng như sau:

4.1. Quá liều Vitamin A có trong thuốc Ribomin 2g

Ngộ độc mãn tính vitamin A: mệt mỏi, dễ bị kích thích, chán ăn, sụt cân, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt, gan - lách to, rụng tóc, tóc khô giòn, môi nứt nẻ và chảy máu, thiếu máu, nhức đầu, calci huyết cao, phù nề dưới da, đau ở xương và khớp.

Ở trẻ em, các triệu chứng ngộ độc mãn tính còn gồm cả tăng áp lực hộp sọ (thóp căng), phù gai mắt, ù tai, rối loạn thị giác, sưng đau dọc theo các xương dài. Khi ngừng dùng vitamin A thì các triệu chứng quá liều cũng mất dần nhưng xương có thể ngừng phát triển do các đầu xương dài đã bị cốt hóa quá sớm.

Ngộ độc cấp vitamin A: bệnh nhân buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn, kích thích, đau đầu, mê sảng, co giật, tiêu chảy ... Các triệu chứng xuất hiện sau khi uống thuốc Ribomin 2g với liều rất cao vitamin A từ 6-24 giờ. Ngừng dùng thuốc Ribomin 2g và tiến hành điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ.

4.2. Quá liều Niacinamide (Vitamin B3)

Quá liều B3 không có biện pháp giải độc đặc hiệu, chỉ sử dụng các biện pháp thông thường như gây nôn, rửa dạ dày, điều trị triệu chứng.

4.3. Quá liều Pyridoxin Hydroclorid (vitamin B6)

Pyridoxin (vitamin B6) không độc, nhưng khi dùng liều cao (như > 2 g/ngày hoặc > 30 ngày) có thể gây các hội chứng về thần kinh cảm giác, mất điều phối, mất ý thức về vị trí, run của các đầu chỉ, mất phối hợp động tác giác quan.

Ngưng dùng thuốc Ribomin 2g rối loạn chức năng thần kinh và theo dõi lâu dài thấy hồi phục tốt, có thể ngừng thuốc kéo dài tới 6 tháng để hệ thần kinh cảm giác trở lại bình thường.

4.4. Quá liều Cholecalciferol (vitamin D3)

Triệu chứng sớm của tăng calci huyết: yếu cơ, mệt mỏi, ngủ gà, đau đầu, chán ăn, khô miệng, miệng có vị kim loại, buồn nôn, đau bụng, táo bón, chóng mặt, ù tai, mất phối hợp động tác, phát ban, giảm trương lực cơ, đau cơ, xương, vôi hóa thận, sỏi thận, tổn thương thân (tiểu nhiều, tiểu đêm, uống nhiều, nước tiểu giảm cô đặc).

Phải thường xuyên định lượng nồng độ calci huyết và phải duy trì calci huyết ở mức 9 – 10 mg/dl không được vượt quá 11 mg/dl. Nếu cần, dùng corticosteroid hoặc thuốc lợi tiểu để nhanh chóng thải calci như furosemid và ethacrynic acid.

5. Tác dụng phụ của thuốc Ribomin 2g

Các tác dụng phụ và tác dụng có hại sẽ xuất hiện khi dùng thuốc Ribomin 2g sao cho liều vitamin A là liều cao, dài ngày hay khi uống phải một liều vitamin A rất cao.

5.1. Tác dụng phụ của Thiamin hydroclorid (Vitamin B1)

Các phản ứng có hại theo kiểu dị ứng, xảy ra chủ yếu khi tiêm với dấu hiệu: toàn thân ra nhiều mồ hôi, sốc quá mẫn, tăng huyết áp cấp, ban da, ngứa, mày đay, khó thở, phản ứng khác kích thích tại chỗ tiêm.

5.2. Tác dụng phụ của Riboflavin (Vitamin B2)

Nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt.

5.3. Tác dụng phụ của Niacinamide (Vitamin B3)

Liều thấp niacinamide thường không gây độc, tuy nhiên nếu dùng liều cao, có thể xảy ra một số tác dụng sau đây (hết sau khi ngừng thuốc): buồn nôn, loét dạ dày tiến triển, nôn, chán ăn, đau khi đói, đầy hơi, tiêu chảy, da khô da, tăng sắc tố, vàng da, phát ban, suy gan, giảm dung nạp glucose, tăng tiết tuyến bã nhờn, bệnh gút nặng thêm, tăng glucose huyết, tăng uric huyết, đau đầu, nhìn mờ, khô mắt, sưng phồng mí mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, ngất, thở khò khè...

5.4. Tác dụng phụ của Calci D-pantothenate (vitamin B5)

Pantothenat thường không gây độc tính.

5.5. Tác dụng phụ của Pyridoxin hydroclorid (Vitamin B6)

Pyridoxin thường không độc. Dùng pyridoxin kéo dài với liều 10mg/ngày được cho là an toàn nhưng dùng trong thời gian dài với liều ≥ 200mg/ngày có thể gây bệnh về thần kinh.

5.6. Tác dụng phụ của Cyanocobalamin (Vitamin B12)

Toàn thân: phản ứng phản vệ, sốt, đau đầu, hoa mắt, mày đay, ban đỏ, ngứa, đau, buồn nôn, loạn nhịp tim thứ phát.

5.7. Tác dụng phụ của Acid Ascorbic (Vitamin C)

Tác dụng phụ của vitamin C khi dùng quá liều: tăng oxalat niệu, thiếu máu tán huyết, bừng đỏ, suy tim, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, ợ nóng, đau bụng, đau cạnh sườn...

Hướng dẫn cách xử trí: Không nên ngừng đột ngột thuốc Ribomin 2g sau khi sử dụng vitamin C liều cao trong thời gian dài để phòng ngừa bệnh scorbut hồi ứng.

5.8. Tác dụng phụ của Cholecalciferol (Vitamin D3)

Dùng vitamin D với liều dùng không vượt nhu cầu sinh lý thường không gây độc.

5.9. Tác dụng phụ của Alpha tocopheryl (Vitamin E)

Vitamin E thường dung nạp tốt, tác dụng phụ chỉ xảy ra khi dùng liều cao, kéo dài, dùng đường tiêm tĩnh mạch, đặc biệt là khi dùng cho trẻ sinh non, nhẹ cân lúc mới sinh.

6. Chống chỉ định của thuốc Ribomin 2g

Thuốc Ribomin 2g chống chỉ định trong các trường hợp sau:

Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc Ribomin 2g;

  • U ác tính;
  • Bệnh gan nặng;
  • Loét dạ dày tiến triển;
  • Xuất huyết động mạch;
  • Hạ huyết áp nặng.
  • Cơ địa dị ứng (hen, eczema).

7. Thận trọng khi sử dụng thuốc Ribomin 2g

  • Cần rất thận trọng khi dùng thuốc Ribomin 2g trong trường hợp dùng chung vitamin A liều cao hoặc isotretionin.
  • Khi sử dụng Niacinamide liều cao trong trường hợp: tiền sử loét dạ dày, bệnh túi mật, tiền sử có vàng da hoặc bệnh gan, bệnh gút, viêm khớp do gút, bệnh đái tháo đường.
  • Tăng sarcoidosis, thiểu năng tuyến cận giáp có thể tăng nhạy cảm đối với vitamin D.
  • Thuốc Ribomin 2g không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc.
  • Tránh dùng vitamin A với liều cao cho phụ nữ mang thai vì vitamin A liều cao (10 000 IU/ngày) có khả năng gây quái thai. Chưa xác định được độ an toàn vì vậy chỉ sử dụng thuốc Ribomin 2g ở phụ nữ có thai khi thật cần thiết
  • Vitamin A bài tiết vào sữa mẹ do đó khi cho con bú, các bà mẹ cần dùng hàng ngày với liều 4000 – 4330 IU Vitamin A tuy nhiên vẫn chưa xác định được tính an toàn, chỉ nên sử dụng thuốc Ribomin 2g ở phụ nữ cho con bú khi thật cần thiết.

8. Tương tác thuốc của Ribomin 2g

  • Neomycin, Cholestyramin, Parafin lỏng: làm giảm hấp thu vitamin A;
  • Isotretinoin: Dùng đồng thời vitamin A và isotretinoin dẫn đến tình trạng quá liều vitamin A;
  • Orlistat: giảm hấp thu vitamin A, cản trở hấp thu vitamin E;
  • Warfarin: Liều cao vitamin A sẽ làm tăng tác dụng gây giảm prothrombin huyết;
  • Thuốc chẹn thần kinh cơ: Thiamin có thể tăng tác dụng của thuốc chẹn thần kinh cơ;
  • Levodopa: Pyridoxin làm giảm tác dụng levodopa trong điều trị bệnh Parkinson;
  • Hydralazin, isoniazid, penicilamin: tăng nhu cầu về pyridoxin;
  • Colchicin, acid aminosalicylic, neomycin, các thuốc kháng thụ thể histamin H: có thể làm giảm hấp thu cyanocobalamin qua đường dạ dày - ruột.
  • Cloramphenicol: làm giảm hiệu quả của cyanocobalamin trong điều trị thiếu máu;
  • Omeprazol: Làm giảm dịch vị, giảm hấp thu vitamin B12 đường uống;
  • Probenecid: giảm hấp thu riboflavin tại dạ dày, ruột.
  • Cholestyramin, colestipol: Làm giảm hấp thu vitamin A, D3, E;
  • Corticosteroid: làm cản trở tác dụng của vitamin D;
  • Vitamin E làm giảm hiệu quả của vitamin K, tăng hiệu quả của thuốc chống đông máu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan