Công dụng thuốc Rifamlife

Rifamlife còn được biết đến với tên gọi khác là rifampin, là một loại kháng sinh ansamycin. Thuốc được sử dụng để trị một số loại nhiễm trùng do vi khuẩn Mycobacterium avium complex bao gồm bệnh lao, bệnh phong và bệnh Legionnaires.

1. Rifamlife là thuốc gì?

Rifamlife nằm trong danh sách thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, có thành phần chính là Rifampicin với hàm lượng 300mg. Rifamlife thường được chỉ định sử dụng trong việc điều trị các bệnh như:

  • Rifampicin được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác như pyrazinamide, isoniazid và ethambutol để điều trị bệnh lao.
  • Rifampicin có thể được sử dụng riêng lẻ cho các trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng lao tiềm ẩn với mục đích ngăn ngừa hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
  • Rifampicin cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bao gồm bệnh phong.
  • Rifamlife thường kết hợp với thuốc clarithromycin hoặc các kháng sinh khác sử dụng trong điều trị bệnh nhiễm trùng Mycobacterium ulcerans.
  • Để điều trị dự phòng chống lại nhiễm trùng bệnh não mô cầu
  • Được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do các dòng vi khuẩn gây ra như Listeria , Neisseria gonorrhoeae, Haemophilus influenzae và Legionella pneumophila
  • Rifampicin được sử dụng để điều trị ngứa nguyên nhân do mắc bệnh viêm đường mật nguyên phát.

Thành phần Rifampicin là một loại kháng sinh bán tổng hợp được sản xuất từ ​​Streptomyces mediterranei, có khả năng ức chế sự tổng hợp RNA của vi khuẩn bằng cách ức chế RNA polymerase phụ thuộc DNA của vi khuẩn. Do đó có khả năng có tác dụng diệt khuẩn và điều trị nhiễm trùng hiệu quả.

Rifamlife được bài tiết như nhau qua mật và nước tiểu và có thời gian bán thải là 2,5 giờ.

Chống chỉ định thuốc trong các trường hợp dưới đây:

  • Không sử dụng thuốc cho các trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với thành phần rifampin hoặc rifamycins khác như rifabutin / rifaximin / rifapentine.
  • Không dùng cho người bệnh bị vàng da, loạn porphyrin và suy gan nặng
  • Với trường hợp người bệnh đang trong thời gian điều trị lao kháng thuốc, đặc biệt là lao kháng rifampin hoặc lao kháng đa thuốc người bệnh nên tránh dùng rifampin.

2. Liều lượng và cách dùng

2.1. Cách dùng

Rifamlife được bào chế dưới dạng viên nén và sử dụng qua đường uống. Để thành phần thuốc Rifampicin có thể hấp thụ tốt nhất, người bệnh nên uống thuốc khi đói với nhiều nước. Thời điểm thích hợp nhất để dùng thuốc là ít nhất một giờ trước bữa ăn hoặc hai giờ sau bữa ăn.

2.2. Liều lượng

Trong điều trị bệnh lao: Liều thuốc áp dụng cho người lớn là sử dụng ngày 2 viên. Đối với trẻ em dưới 1 tháng tuổi dùng liều 10mg/kg/ngày. Trẻ em 2 tháng đến 7 tuổi dùng liều từ 15mg/kg/ngày. Trẻ em từ 8 tuổi trở lên dùng liều 10mg/kg/ngày.

Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn nặng do chủng Gram (+) và Gram (-):

  • Trẻ em dưới 1 tháng tuổi dùng liều 15 - 20mg/kg/ngày chia 2 lần dùng.
  • Trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn dùng liều 20 -30mg/kg/ngày, chia 2 lần.
  • Trong điều trị bệnh do Brucella gây ra: Dùng phối hợp Rifampicin 900 mg/ngày, uống thuốc vào buổi sáng lúc đói và kết hợp với doxycyclin với liều 200mg/ngày dùng vào bữa tối.

Lưu ý:

  • Bệnh nhân suy thận: Không cần điều chỉnh liều lượng khi bị rối loạn thận mức độ nhẹ và vừa phải.
  • Bệnh nhân suy gan: Thường tránh sử dụng rifampin ở những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh gan vì rifampin có khả năng gây độc tính trên gan
  • Cân nhắc về Lão khoa: Các trường hợp viêm thực quản do rifampin cũng đã được ghi nhận, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Quá liều và cách xử lý:

  • Biểu hiện khi sử dụng quá liều thuốc: Đổ mồ hôi, nôn,nước tiểu đổi sang màu cam, tăng nồng độ bilirubin máu, tăng phosphatase kiềm và transaminase.
  • Cách xử lý: Điều trị theo các triệu chứng gặp phải. Thông thường sau 3 ngày điều trị các biểu hiện này sẽ biến mất và cơ thể trở lại bình thường.

3. Tác dụng phụ

Một số phản ứng không mong muốn mà người bệnh có thể gặp trong quá trình điều trị với thuốc Rifamlife bao gồm:

  • Có thể gặp phản ứng da như phát ban, đỏ mặt, ngứa hay phản ứng trên hệ tiêu hóa như buồn nôn, nôn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, tiêu chảy. Nghiêm trọng hơn có thể bị viêm đại tràng giả mạc.
  • Các phản ứng liên quan đến hệ huyết học gồm: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ái toan. Nếu như người bệnh gặp tình trạng ban xuất huyết thì phải ngừng thuốc ngay để tránh tình trạng xuất huyết não có thể gây tử vong.
  • Gặp các biểu hiện cúm như nhức đầu, chóng mặt, sốt, lạnh run, nhức xương.
  • Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Rối loạn hô hấp dạng xuyễn, tụt huyết áp, suy nhược cấp có thể hồi phục, hoại tử ống thận cấp, hoại tử vỏ thận
  • Phản ứng hiếm gặp có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất khi dùng thuốc là gây độc tính cho gan. Do vậy mà những người dùng thuốc cần thường xuyên làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan để phát hiện sớm các tổn thương gan có thể gặp.
  • Phản ứng dị ứng bao gồm có phát ban, ngứa, sưng lưỡi hoặc cổ họng, chóng mặt nghiêm trọng và khó thở.

4. Thận trọng khi dùng thuốc

  • Khi bắt đầu điều trị, người bệnh nên dùng thuốc hàng ngày, liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ không tự ý tăng, giảm liều lượng thuốc.
  • Thuốc gây phản ứng thay đổi màu nước tiểu, phân và nước mắt sang màu đỏ da cam
  • Khi gặp các phản ứng như giảm tiểu cầu, ban xuất huyết, thiếu máu tán huyết, suy thận nặng người bệnh cần phải ngừng sử dụng thuốc
  • Cần phải điều chỉnh liều lượng thuốc nếu như người bệnh mắc bệnh suy gan nặng và có nồng độ Rifampicin trong máu cao.
  • Với trường hợp người bệnh bị suy thận có thể chia thời gian dùng thuốc ra cho phù hợp, tùy thuộc mức độ suy thận vừa hay nặng ( đánh giá bằng mức độ thanh thải creatinin).
  • Với phụ nữ có thai: Theo các đánh giá thuốc có thể được sử dụng trong khi mang thai do thuốc không gây dị tật bẩm sinh hoặc biến chứng sơ sinh. Tuy nhiên dữ liệu nghiên cứu chưa đủ khẳng định thuốc an toàn 100%. Do đó các thai phụ cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
  • Với phụ nữ cho con bú: Vì rifampicin có thể được bài tiết qua sữa mẹ. Do đó để tránh các phản ứng phụ không tốt cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên tránh cho con bú khi đang dùng thuốc. Trường hợp cần thiết cần dùng thuốc nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ.
  • Vì thành phần rifampin có thể gây độc cho gan. Do đó mà người bệnh nên xét nghiệm chức năng gan ban đầu (LFTs) trước khi bắt đầu điều trị. Khi có các triệu chứng nhiễm độc gan như buồn nôn, nôn, đau bụng, ngứa nên giảm liều, hoặc ngừng hẳn rifampi.

5. Tương tác thuốc

  • Không nên sử dụng chung thuốc Rifamlife với các loại thuốc ngừa thai progesterone và estrogen progesteron sẽ ảnh hưởng đến công dụng hiệu quả của thuốc. Vậy nên người bệnh nên dùng phương pháp tránh thai khác phù hợp.
  • Thuốc chống đông: Thận trọng khi phối hợp thuốc chống đông uống vì có thể làm giảm tác dụng thuốc. Cụ thể: Nếu bệnh nhân đang điều trị bằng chống đông máu lâu dài với warfarin phải tăng liều lượng warfarin và kiểm tra thời gian đông máu thường xuyên vì sự tương tác thuốc có thể dẫn đến giảm hiệu quả đông máu, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là thuyên tắc huyết khối.
  • Với ciclosporin: Thuốc làm giảm nồng độ và hoạt lực ciclosporin.
  • Với thuốc corticoid: Rifamlife sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc corticoid đặc biệt với người bệnh Addison
  • Hydroxy quinidin và quinidin: Thuốc làm giảm nồng độ quinidin huyết tương và hiệu quả chống loạn nhịp của thuốc
  • Ketaconazol: Khi dùng chung với Rifamlife, tương tác thuốc sẽ giảm hiệu lực cả hai thuốc do cảm ứng men. Trường hợp cần phải dùng 2 thuốc này với nhau, người bệnh nên dùng cách nhau ít nhất 12 giờ
  • Alprenolol, Metoprolol, Propranolol: Lưu ý khi phối hợp với Rifamlife sẽ làm giảm nồng độ chẹn bêta và giảm tác dụng của các loại thuốc như thuốc ức chế protease HIV, thuốc chống co giật (itraconazole và ketoconazole), cyclosporin, DHP CCB, sulfonylurea: Gây tăng phản ứng phụ.
  • Acamprosate: Sự bài tiết của Acamprosate có thể bị giảm khi kết hợp với Rifampicin.
  • Acebutolol: Sự chuyển hóa của Acebutolol có thể được tăng lên khi kết hợp với Rifampicin
  • Acetaminophen: Rifampicin có thể làm tăng hoạt tính độc với gan của Acetaminophen
  • Acetohexamide: Nồng độ trong huyết thanh của Acetohexamide có thể giảm khi nó được kết hợp với Rifampicin
  • Almasilate: Almasilate có thể làm giảm hấp thu Rifampicin dẫn đến giảm nồng độ trong huyết thanh và có khả năng làm giảm hiệu quả.
  • Aluminium phosphate: Aluminium phosphat có thể gây giảm hấp thu Rifampicin dẫn đến giảm nồng độ trong huyết thanh và có khả năng làm giảm hiệu quả.
  • Axit 4-Aminosalicylic , là một loại thuốc chống lao: Khi sử dụng cùng lúc với Rifamlife sẽ làm giảm sự hấp thu của rifampicin. Nếu hai loại thuốc này sử dụng đồng thời, người bệnh phải tách thời gian sử dụng thuốc với khoảng cách giữa các lần dùng thuốc là từ 8 đến 12 giờ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

233 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cây lụa
    Cây lụa có tác dụng gì?

    Cây lụa được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam. Cây vô cùng hữu ích đối với đời sống của con người, mỗi bộ phận của cây đều có những giá trị riêng nếu được sử dụng đúng cách. ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Medi-Dapsone
    Công dụng thuốc Medi-Dapsone

    Thuốc Medi-Dapsone thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng viên nén. Thuốc Medi-Dapsone có thành phần chính Dapson được sử dụng trong điều trị bệnh phong. Để ...

    Đọc thêm
  • thuốc trị bạch biến
    Các thuốc trị bạch biến dùng thế nào?

    Bạch biến là bệnh lý mất tế bào quy định sắc tố da nên dẫn đến một số vấn đề bất thường về màu sắc của một vùng da. Bệnh có nhiều phương pháp điều trị, một trong số đó ...

    Đọc thêm
  • vi khuẩn mycobacterium leprae
    Bệnh phong: Những điều cần biết

    Bệnh phong là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra. Trước đây, bệnh phong dễ lây lan và có sức tàn phá khủng khiếp, nhưng giờ đây chúng ta đã có thể kiểm soát và điều ...

    Đọc thêm
  • Meyerifa
    Công dụng thuốc Meyerifa

    Meyerifa thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, thành phần chính là Rifampicin. Meyerifa được chỉ định trong điều trị các thể lao, phòng ...

    Đọc thêm