Công dụng thuốc Rolxexim 200mg

Thuốc Rolxexim 200mg có thành phần chính là hoạt chất Cefpodoxime proxetil. Đây là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3, có tác dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường niệu chưa biến chứng,...

1. Thuốc Rolxexim 200mg là thuốc gì?

Thuốc Rolxexim Capsule 200mg là thuốc nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm có thành phần chính là Cefpodoxime proxetil.

1.1. Dược lực học của hoạt chất

Hoạt chất Cefpodoxime là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3, có độ bền vững cao trước sự tấn công của các Beta-lactamase, do các khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương tạo ra.

1.2. Dược động học của hoạt chất

Khả năng hấp thu: Sau khi uống, hoạt chất Cefpodoxime proxetil được hấp thu và thủy phân nhanh thành Cefpodoxime. Trong các tế bào biểu mô ở ruột nhóm ester được giải phóng do đó chỉ có hoạt chất Cefpodoxime đi vào máu. Sau khi sử dụng liều điều trị là 100mg, nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương là 1,4mcg/ml đạt được trong khoảng 2 giờ. Khi được uống thuốc cùng với thức ăn, mức độ hấp thu và nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương tăng lên; diện tích dưới đường cong AUC tăng 33% ở các con vật nuôi. Sinh khả dụng của hoạt chất Cefpodoxim khoảng 50%.

Khả năng phân bố: Hoạt chất Cefpodoxime proxetil được gắn kết với protein huyết tương khoảng 40%.

Khả năng thải trừ: Hoạt chất Cefpodoxime proxetil được thải trừ dưới dạng không thay đổi qua thận và bài tiết ở thận. In vivo có sự chuyển hóa nhỏ của dược chất Cefpodoxime. Khoảng 33% liều điều trị được thải trừ dưới dạng không đổi qua nước tiểu. Thời gian bán hủy trong huyết tương trung bình khoảng 2,8 giờ.

1.3. Tác dụng của hoạt chất

Hoạt chất Cefpodoxime proxetil có tác dụng chống lại các vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Thuốc ổn định đối với beta-lactamases.

2. Tác dụng của thuốc Rolxexim 200mg

Thuốc Rolxexim 200mg được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn sau đây :

  • Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa cấp và viêm họng.
  • Viêm phổi cấp tính trong cộng đồng.
  • Nhiễm lậu cầu cấp tính chưa có biến chứng kèm theo.
  • Nhiễm khuẩn đường niệu chưa có biến chứng kèm theo.
  • Nhiễm khuẩn ở trên da và cấu trúc của da.

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Rolxexim 200mg

Liều điều trị đối với người lớn:

  • Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên, kể cả viêm amidan và viêm họng: 100mg mỗi 12 giờ trong 10 ngày.
  • Điều trị viêm phổi cấp tính mắc phải trong cộng đồng: liều dùng 200 mg mỗi 12 giờ trong 14 ngày.
  • Điều trị nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng: liều dùng duy nhất 200 mg.
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu chưa có biến chứng: liều dùng 100 mg mỗi 12 giờ trong 7 ngày.
  • Điều trị nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: liều dùng 400 mg mỗi 12 giờ trong 7 - 14 ngày.

Liều điều trị đối với trẻ em:

  • Điều trị viêm tai giữa cấp tính: liều dùng 10 mg/kg/ngày (tối đa 400 mg/ngày chia làm 2 lần) trong 10 ngày.
  • Điều trị viêm họng và viêm amidan: liều dùng 10 mg/kg/ngày (tối đa 200 mg/ngày chia làm 2 lần) trong 10 ngày.
  • Hoạt chất Cefpodoxime nên được chỉ định cùng với thức ăn. Ở những người bị suy thận (độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút), khoảng cách giữa liều nên được tăng đến 24 giờ.
  • Không cần phải điều chỉnh liều ở những người bị bệnh xơ gan.

Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ điều trị bệnh hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng thuốc từ các nhà sản xuất. Người bệnh cần chủ động đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

4. Trường hợp quá/ quên liều điều trị

Khi dùng quá liều thuốc Rolxexim 200mg thì người bệnh cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường. Đồng thời, cần đưa người sử dụng quá liều đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Khi đi, người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc hay lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị

Khi quên liều dùng thuốc: Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Tuy nhiên, nếu thời gian đã quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù, bởi có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Rolxexim 200mg

Tác dụng phụ của thuốc Rolxexim 200mg được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng thường nhẹ và thoáng qua, bao gồm: đi tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, viêm đại tràng và đau nhức đầu.

Tác dụng phụ hiếm khi xảy ra phản ứng quá mẫn, nổi ban, chứng ngứa, chóng mặt, chứng tăng tiểu cầu, chứng giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hay tăng bạch cầu ưa eosin.

6. Tương tác của thuốc Rolxexim 200mg

  • Nồng độ trong huyết tương giảm khoảng 30% khi hoạt chất Cefpodoxime được chỉ định cùng với thuốc kháng acid hoặc ức chế H2
  • Khi chỉ định thuốc Rolxexim 200mg đồng thời với hợp chất được biết là gây độc tính đối với thận, nên theo dõi sát chức năng thận.
  • Nồng độ hoạt chất Cefpodoxim trong huyết tương gia tăng khi chỉ định thuốc này với probenecid.
  • Thay đổi các chỉ số trong xét nghiệm cận lâm sàng: Hoạt chất Cephalosporin làm cho thử nghiệm Coomb trực tiếp dương tính.

Bạn cần lưu ý rằng, tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Những nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu ra những loại tương tác phổ biến khi sử dụng thuốc.

Bạn cũng cần cân nhắc sử dụng chung thuốc Rolxexim 200mg với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân này có thể thay đổi hiệu quả của thuốc điều trị.

7. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Rolxexim 200mg

7.1. Chống chỉ định của thuốc

  • Những người có tiền sử quá mẫn với hoạt chất Cefpodoxime proxetil hoặc nhóm kháng sinh cephalosporin.
  • Những người đang bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Chống chỉ định của thuốc Rolxexim 200mg phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng thuốc.

7.2. Những lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc Rolxexim

  • Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Rolxexim: người cao tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc... Hoặc người bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày.
  • Như các cephalosporin khác, thuốc Rolxexim 200mg nên được sử dụng thận trọng ở những người điều trị đồng thời với các thuốc lợi tiểu mạnh.

7.3. Lưu ý trong thời kỳ mang thai

  • Sử dụng thuốc với phụ nữ mang thai: Bạn cần cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc dù đã kiểm nghiệm kỹ lưỡng vẫn có những nguy cơ khi sử dụng.
  • Sử dụng thuốc với phụ nữ cho con bú: Bà mẹ cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ điều trị để bảo vệ cho cả mẹ và em bé.

7.4. Cách bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.
  • Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Rolxexim 200mg.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng hạn sử dụng trước khi điều trị với thuốc.
  • Khi không sử dụng thuốc Rolxexim 200mg cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa.

Thuốc Rolxexim 200mg có thành phần chính là hoạt chất Cefpodoxime proxetil. Đây là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3, có tác dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường niệu chưa biến chứng,... Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan