Công dụng thuốc Sagotifed

Sagotifed là thuốc ETC được sử dụng phổ biến trong các trường hợp nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, cảm lạnh và bệnh nhân bị cúm. Cùng tìm hiểu những thông tin về công dụng, liều dùng và hướng dẫn sử dụng thuốc để đạt hiệu quả cao nhất.

1. Sử dụng thuốc Sagotifed có tác dụng gì?

Thuốc Sagotifed có chứa thành phần chính là Phenylephrin HCl 10 mg và Triprolidin HCl 2,5 mg. Trong đó, thành phần Phenylephrine hydrochloride được biết đến là hoạt chất cường giao cảm, có tác dụng trực tiếp lên các thụ thể a1-adrenergic để từ đây làm co mạch máu và làm tăng huyết áp. Hoạt chất này có tác dụng làm tăng huyết áp yếu hơn so với norepinephrine nhưng thời gian tác dụng dài hơn nên thường được chỉ định trong một số trường hợp.

Trong khi đó, Triprolidine là hoạt chất có khả năng histamin được sử dụng để làm giảm các triệu chứng dị ứng, sốt mùa hè và cảm lạnh thông thường. Triprolidine giúp kiểm soát tốt các triệu chứng gồm phát ban, chảy nước mắt, ngứa mắt/mũi/họng/da, ho, hắt hơi, chảy mũi.

2. Chỉ định và chống chỉ định

2.1. Chỉ định

Thuốc Sagotifed được chỉ định sử dụng trong những trường hợp bệnh nhân bị nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, cảm lạnh, cảm cúm.

2.2. Chống chỉ định

Một số đối tượng không được dùng thuốc Sagotifed gồm có:

  • Bệnh nhân quá mẫn với thành phần Phenylephrin và Triprolidin của thuốc.
  • Người mắc bệnh tim mạch nặng, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, xơ cứng động mạch nặng.
  • Bệnh nhân blốc nhĩ thất, cường giáp nặng hoặc glôcôm góc đóng.
  • Mẫn cảm chéo với pseudoephedrin, thường xuyên lên cơn hen cấp.
  • Đang sử dụng các loại thuốc thuốc ức chế monoamin oxydase hoặc ngừng sử dụng thuốc này chưa được hai tuần.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi không được dùng thuốc Sagotifed.

Sagotifed là thuốc được sử dụng qua đường uống với liều dùng tham khảo 3 viên/ngày, mỗi lần dùng 1 viên.

3. Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng Sagotifed, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:

  • Tác dụng phụ thường gặp: Kích động thần kinh, bồn chồn, lo âu, khó ngủ, choáng váng, đau trước ngực, run rẩy, tăng huyết áp. Bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng da nhợt nhạt, trắng bệch, cảm giác lạnh da, rụng lông tóc. Đôi khi phản ứng kích ứng tại chỗ xuất hiện gây phát ban, ngứa ngáy....
  • Tác dụng phụ ít gặp: Tăng huyết áp kèm phù phổi, loạn nhịp tim, tim đập chậm, co mạch ngoại vi và nội tạng, suy hô hấp. Đôi khi xuất hiện hưng phấn, ảo giác, hoang tưởng.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Viêm cơ tim thành ổ, có thể xuất huyết dưới màng ngoài tim.

Khi xuất hiện bất cứ tác dụng phụ nào, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục kịp thời.

4. Xử lý khi quên liều hoặc dùng thuốc quá liều

Khi quên liều, người bệnh có thể sử dụng Sagotifed ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian dùng thuốc gần với liều dùng kế tiếp, bạn hãy bỏ qua và sử dụng liều sau theo quy định, tuyệt đối không dùng bổ sung gấp đôi liều dùng.

Khi dùng thuốc quá liều, bệnh nhân có thể gặp phải một số vấn đề như: Kích thích hoặc ức chế hệ thần kinh, hạ huyết áp, khó thở, co giật, mất ý thức, rát khô ở miệng, mũi, họng. Một số trường hợp có thể bị xuất huyết não, đánh trống ngực, ngoại tâm thu, dị cảm, tim đập chậm.

Trong trường hợp sử dụng Sagotifed, bệnh nhân cần ngưng dùng thuốc ngay lập tức, đến cơ sở y tế gần nhất và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số phương pháp được bác sĩ chỉ định gồm gây nôn, uống than hoạt. Ngoài ra, một số biện pháp được áp dụng tại chỗ gồm dùng chẹn o-adrenergic như phentolamin 5-10mg, tiêm tĩnh mạch... giúp khắc phục vấn đề do quá liều gây ra nhanh và hiệu quả nhất.

Như vậy, các bạn vừa cùng tham khảo thông tin công dụng, cách dùng Sagotifed để đạt hiệu quả cao nhất. Việc dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng liều lượng của bác sĩ chuyên khoa để tránh nguy cơ tác dụng phụ có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

38 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan