Công dụng thuốc Sitacef

Sitacef là thuốc được sử dụng với mục đích ngăn ngừa và tiêu diệt các loại vi khuẩn do ức chế enzym tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Thuốc phù hợp với những bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não hay nhiễm độc huyết....

1. Thuốc Sitacef có tác dụng gì?

Sitacef được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm, có chứa thành phần chính là Ceftazidime. Đây là hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn nhờ khả năng ức chế các enzym tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.

Ngoài enzym của Bacteroides, hoạt chất Ceftazidime có trong Sitacef bền vững với hầu hết beta – lactamase của các vi khuẩn nhưng lại nhạy cảm với các loại vi khuẩn gram dương đã kháng ampicillin cùng một vài cephalosporin khác. Bên cạnh đó, Ceftazidime cũng nhạy cảm với rất các loại vi khuẩn gram âm đã kháng aminoglycosid.

2. Chỉ định và chống chỉ định

2.1. Chỉ định

Sitacef được chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau:

2.2. Chống chỉ định

Thuốc Sitacef chống chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Người quá mẫn cảm với hoạt chất Ceftazidime pentahydrate có trong Sitacef hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người có tiền sử bị sốc khi sử dụng thuốc Sitacef.
  • Người quá mẫn cảm với thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin.

3. Cách dùng và liều dùng

Thuốc Sitacef được sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp sâu hoặc truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý không kết hợp Sitacef với dung dịch Natri Bicarbonat bởi sẽ khiến thuốc kém bền vững hơn so với việc kết hợp với một số dung dịch tiêm khác.

Liều dùng Sitacef sẽ phụ thuộc vào độ tuổi mắc bệnh, tính nhạy cảm và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần chú ý đến cân nặng và chức năng thận của bệnh nhân.

3.1. Liều dùng Sitacef đối với người lớn

  • Với những bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị thông thường: Sử dụng với liều dùng từ 0,5 – 2 gram, chia thành 2 – 3 lần sử dụng trong ngày thông qua tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Với bệnh nhân nhiễm trùng đường niệu hoặc mắc một số dạng nhiễm trùng nhẹ: Sử dụng với liều dùng 500mg hoặc 1 gram mỗi 12 giờ thông qua tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Liều dùng cho phần lớn nhiễm trùng: Sử dụng với liều dùng 1 gram mỗi 8 giờ hoặc liều 2 gram mỗi 12 giờ, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Liều dùng Sitacef cho điều trị các dạng nhiễm trùng nghiêm trọng (Gồm bệnh nhân suy giảm bạch cầu trung tính): Sử dụng với liều dùng 2 gram mỗi 8 giờ hoặc dùng 3 gram (thuốc có hiệu lực) mỗi 12 giờ bằng cách tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Liều dùng cho điều trị xơ nang tụy tạng: Bệnh nhân bị xơ nang tụy tạng có chức năng thận bình thường nhưng nhiễm trùng phổi do Pseudomonas cần dùng Sitacef với liều cao từ 100 – 150mg/ kg trọng lượng/ ngày, chia thành 3 lần sử dụng/ngày qua đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

3.2. Liều dùng đối với trẻ em

  • Liều dùng cho trẻ em trên 2 tháng tuổi: Sử dụng khoảng 30 – 100mg/ kg trọng lượng/ ngày, chia thành 2 – 3 lần dùng.
  • Liều dùng cho trẻ em trên 2 tháng tuổi bị xơ nang tụy tạng do nhiễm trùng, viêm màng não, trẻ bị suy giảm chức năng miễn dịch: Sử dụng với liều dùng 150mg/ngày.
  • Liều dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tháng tuổi: Sử dụng với liều dùng từ 25 – 60 mg/kg trọng lượng/ngày, chia thành 2 lần uống/ngày.

3.3. Liều dùng Sitacef đối với người cao tuổi

Liều dùng thuốc Sitacef không được vượt quá 3 gam, nhất là ở đối tượng bệnh nhân trên 80 tuổi.

3.4. Liều dùng đối với người có chức năng thận suy giảm

Do thuốc Sitacef đào thải chậm hơn so với người bình thường nên người có chức năng thận suy giảm cần được giảm liều sao cho phù hợp nhất.

4. Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc Sitacef, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng Sitacef:

  • Thường xuất hiện phản ứng tại chỗ như dị ứng và kích ứng, đau nhức, viêm tắc tĩnh mạch.

Tác dụng phụ ít gặp khi dùng Sitacef:

  • Đối với gan: Làm tăng phosphatase, tăng transaminase kiềm và gây vàng da.
  • Đối với dạ dày, ruột: Xuất hiện hiện tượng viêm đại tràng màng giả kèm phân có máu và viêm kết tràng mức độ nặng.
  • Sốc: Dẫn đến rối loạn xúc giác, vị giác, thính giác, chóng mặt và đổ mồ hôi.
  • Bội nhiễm: Thuốc Sitacef có nguy cơ bội nhiễm với Enterococci và Candida.
  • Đối với máu: Làm gia tăng số lượng tiểu cầu, mất bạch cầu hạt và bệnh thiếu máu huyết tán.

Trong quá trình sử dụng Sitacef để điều trị, nếu bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Sitacef thì cần ngưng dùng thuốc ngay lập tức, xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và hiệu quả.

5. Tương tác thuốc

Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng Sitacef cùng với những loại thuốc chữa bệnh sau:

  • Các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosid.
  • Một số loại thuốc lợi tiểu có hiệu lực cao như Furosemide.

6. Thận trọng khi dùng thuốc Sitacef

Trước khi sử dụng thuốc Sitacef, người bệnh cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:

  • Cần thông báo cho bác sĩ nếu mẫn cảm với các kháng sinh nhóm b-lactam, Penicillin hoặc có tiền sử dị ứng nổi mề đay, hen phế quản và phát ban...
  • Những đối tượng không thể ăn uống bình thường, đang nhận dinh dưỡng bằng đường tiêm tĩnh mạch, người có sức khỏe kém, bệnh nhân cao tuổi cần được theo dõi nghiêm ngặt khi sử dụng thuốc Sitacef.
  • Việc sử dụng Sitacef trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng tăng trưởng quá mức một số loại vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều dùng khuyến cáo từ phía bác sĩ.
  • Việc sử dụng Sitacef tiêm qua đường tiêm tĩnh mạch có thể gây viêm tĩnh mạch huyết khối và đau mạch. Do đó cần hết sức thận trọng khi chuẩn bị dung dịch tiêm, phương pháp tiêm và vị trí tiêm.
  • Sau khi pha xong, dung dịch tiêm cần phải được sử dụng ngay và tiêm qua đường tĩnh mạch với tốc độ chậm.
  • Nếu dùng thuốc quá liều, bệnh nhân cần phải được theo dõi cẩn thận và có những biện pháp điều trị hỗ trợ phù hợp như thẩm tách máu hoặc màng bụng với mục đích loại trừ thuốc nhanh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thành phần, liều dùng, cách sử dụng và những lưu ý khi điều trị bệnh bằng thuốc Sitacef. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh hãy dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

25 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan