Công dụng thuốc Sotrapharnotalgin

Sotrapharnotalgin có thành phần chính là Acetaminophen (Paracetamol) với hàm lượng 500mg thuộc nhóm thuốc kháng viêm không Steroid - NSAIDs. Thuốc Sotrapharnotalgin công dụng trong điều trị giảm đau, hạ sốt mức độ từ nhẹ đến vừa. Các thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Sotrapharnotalgin sẽ giúp bệnh nhân nâng cao kết quả điều trị.

1.Sotrapharnotalgin là thuốc gì?

Thuốc Sotrapharnotalgin được bào chế dưới viên nén, với thành phần chính bao gồm:

  • Hoạt chất: Acetaminophen (Paracetamol) hàm lượng 500 mg.
  • Tá dược: Vừa đủ 1 viên nén.

Acetaminophen hay còn được gọi là N-acetyl-p-aminophenol hay Paracetamol với bản chất là một thuốc kháng viêm không Steroid - NSAIDs. Acetaminophen t là một chất chuyển hóa có hoạt tính của Phenacetin, nên có thể dùng thay thế Aspirin trong điều trị giảm đau và hạ sốt, tuy nhiên Acetaminophen trong Sotrapharnotalgin không có tác dụng chống viêm giống Aspirin.

Acetaminophen không tác dụng lên Cyclooxygenase toàn thân mà chỉ có tác động lên Cyclooxygenase - Prostaglandin của hệ thần kinh trung ương, từ đó gây ra tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng máu ngoại biên, giúp cơ thể tỏa nhiệt và hạ nhiệt.

2. Thuốc Sotrapharnotalgin có tác dụng gì?

Thuốc Sotrapharnotalgin được chỉ định điều trị giảm đau và hạ sốt mức độ từ nhẹ đến vừa gặp trong:

  • Đau đầu hay đau nửa đầu.
  • Viêm đau tại cơ xương khớp.
  • Đau răng trong các bệnh lý nha khoa.
  • Đau nhức cơ thể do cảm cúm.
  • Đau bụng kinh hay thống kinh.
  • Đau sau phẫu thuật hoặc thủ thuật.
  • Đau sau chấn thương.

3. Chống chỉ định của thuốc Sotrapharnotalgin

Chống chỉ định dùng thuốc Sotrapharnotalgin với người:

  • Dị ứng quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc Sotrapharnotalgin.
  • Tiền sử quá mẫn với các thuốc có chứa Acetaminophen hoặc các thuốc kháng viêm thuộc nhóm NSAIDs khác.
  • Bệnh nhân bị thiếu hụt men Glucose 6 Phosphate Dehydrogenase (G6PD).
  • Bệnh nhân bị có tiền sử nhiều lần thiếu máu.
  • Bệnh nhân bị suy chức năng gan, chức năng thận nặng.
  • Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị các bệnh viêm loét đường tiêu hoá...
  • Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị các bệnh lý về hô hấp hay tim mạch.

4. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Sotrapharnotalgin

Người lớn (cả người lớn tuổi) và trẻ em ≥ 11 tuổi

  • Liều: Uống 500 – 1000 mg (1 – 2 viên)/ lần x 2 – 3 lần/ ngày, khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần uống là 4 giờ. Liều tối đa một ngày không quá 8 viên (4000 mg).

Trẻ em < 11 tuổi

  • Khuyến cáo sử dụng các thuốc có chứa Acetaminophen với hàm lượng thấp hơn và dạng bào chế phù hợp hơn.

Người suy giảm chức năng thận

Điều chỉnh liều thuốc dựa trên hệ số thanh thải Creatinin (CrCl):

  • CrCl 10 - 50 ml/phút : Uống 500 mg (1 viên)/lần, khoảng cách giữa 2 lần uống tối thiểu 6 giờ.
  • CrCl < 10 ml/phút: Uống 500 mg (1 viên)/lần, khoảng cách giữa 2 lần uống tối thiểu 8 giờ.

Lưu ý:

  • Thuốc Sotrapharnotalgin được dùng sau bữa ăn.
  • Không điều trị bằng thuốc Sotrapharnotalgin quá 10 ngày ở người lớn.
  • Liều Sotrapharnotalgin 20 viên (10 g) dùng trong thời gian ngắn có thể ảnh hưởng đến chức năng gan cấp tính.

5. Lưu ý khi sử dụng Sotrapharnotalgin

5.1 Tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng Sotrapharnotalgin

Điều trị bằng thuốc Sotrapharnotalgin với liều cao hoặc kéo dài, có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Ít gặp: Các triệu chứng thần kinh như mất ngủ, buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất tập trung. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chán ăn, chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, nôn. Các triệu chứng ở da như ban da, mẩn đỏ, ngứa, mày đay.
  • Hiếm gặp: Phản ứng dị ứng quá mẫn, trường hợp nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ. Hội chứng Lyell, hội chứng Stevens Johnson, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính, viêm da biểu bì hoại tử nhiễm độc. Các rối loạn về huyết học như giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm hồng cầu và giảm tiểu cầu.

Nên ngừng thuốc ngay khi phát hiện những tác dụng phụ trên hoặc bất kỳ các bất thường khác sau khi sử dụng Sotrapharnotalgin. Đồng thời bệnh nhân và người thân cần nhanh chóng thông báo với nhân viên y tế hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

5.2 Lưu ý sử dụng thuốc Sotrapharnotalgin ở các đối tượng

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Sotrapharnotalgin ở người lớn tuổi và trẻ em.
  • Những người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh về máu, suy giảm chức năng gan thận từ nhẹ đến nặng khi dùng thuốc Sotrapharnotalgin cần phải được theo dõi thường xuyên.
  • Phụ nữ có thai hay đang cho con bú: Các báo cáo khoa học chưa xác định được tính an toàn của Sotrapharnotalgin khi dùng trên phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú. Vì thế, cần xem xét lợi ích mà thuốc mang lại và tác hại có thể xảy ra khi quyết định sử dụng Sotrapharnotalgin trên những đối tượng này.
  • Người làm nghề lái xe hay công nhân vận hành máy móc ít bị ảnh hưởng sau khi sử dụng thuốc Sotrapharnotalgin.

6. Tương tác thuốc Sotrapharnotalgin 500

  • Sotrapharnotalgin có thể làm tăng tác dụng chống đông máu của thuốc Coumarin hoặc dẫn chất Indandion, từ đó gây nguy cơ chảy máu.
  • Thuốc Sotrapharnotalgin có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ của Phenothiazin hoặc các liệu pháp hạ nhiệt khác.
  • Các thuốc như Phenytoin, Carbamazepin, Barbiturat và Isoniazid làm tăng độc tính trên gan của Sotrapharnotalgin.
  • Người sử dụng có tiền sử nghiện rượu, người thường xuyên sử dụng rượu bia cần tránh sử dụng thuốc Sotrapharnotalgin vì có thể làm tăng nguy cơ gây độc cho gan.

Trên đây là thông tin cơ bản về thành phần, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và những tác dụng không mong muốn của thuốc Sotrapharnotalgin. Nhằm đạt kết quả điều trị tốt nhất bản thân và gia đình, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc Sotrapharnotalgin trước khi dùng, đồng thời tuân theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ hoặc dược sĩ.

20 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan