Công dụng thuốc Tahero

Thuốc Tahero thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt. Tahero chứa thành phần chính Paracetamol 325 mg. Cùng tìm hiểu chi tiết về dòng thuốc Tahero qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Tahero có tác dụng gì?

Thuốc Tahero có tác dụng hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp: sốt xuất huyết, cảm, cúm, mọc răng, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật,...

Thuốc Tahero là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu. Tahero tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt. Hoạt chất Paracetamol trong thuốc làm giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau lên.

Ở liều Paracetamol điều trị, hiệu quả giảm đau, hạ sốt tương đương Aspirin nhưng Paracetamol ít tác động đến hệ hô hấp và hệ tim mạch, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây xước, kích ứng hoặc chảy máu dạ dày.

Thuốc Tahero hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thời gian bán thải thuốc Tahero là 1,25 - 3 giờ. Thuốc Tahero chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận.

Thuốc Tahero không được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh mẫn cảm hoặc có tiền sử dị ứng với thuốc Tahero và suy tế bào gan.
  • Người bệnh thiếu máu nhiều lần, có bệnh phổi, thận hoặc gan, tim, người thiếu hụt men G6PD.

2. Liều lượng - Cách dùng thuốc Tahero

Uống thuốc Tahero mỗi lần cách nhau tối thiểu từ 4 – 6 giờ . Trong trường hợp sau khi uống thuốc Tahero không thấy có dấu hiệu hạ sốt hoặc giảm đau, không được tăng liều và nên hỏi ý kiến của thầy thuốc.

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi: Uống 1 ống 10ml Paracetamol/lần x 2-3 lần/ngày, không quá 6 ống/ngày.
  • Trẻ em từ 7-11 tuổi: Uống 1/2 ống Tahero /lần x 2-3 lần/ngày.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi: không nên sử dụng thuốc Tahero..

Trường hợp dùng quá liều Paracetamol: 7,5 - 10g Paracetamol mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày hoặc do uống thuốc Tahero dài ngày có thể xảy ra tình trạng quá liều gây hoại tử gan và có thể dẫn đến tử vong. Biểu hiện điển hình như: buồn nôn/nôn, đau bụng, niêm mạc và móng tay, triệu chứng xanh tím da, kích thích nhẹ, kích động và mê sảng...

Người bệnh cần được chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều Tahero và cần điều trị hỗ trợ tích cực và cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống và dùng những hợp chất Sulfhydryl. N - acetylcystein có tác dụng khi uống Tahero hoặc tiêm tĩnh mạch. Ngoài ra, có thể dùng Methionin hoặc than hoạt và/ hoặc thuốc tẩy muối.

3. Tương tác thuốc Tahero

  • Uống dài ngày liều cao Tahero làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.
  • Thận trọng dùng Tahero ở người bệnh dùng đồng thời Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt vì khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng.
  • Các thuốc chống co giật như Barbiturat, Phenytoin, Carbamazepin, Isoniazid và các thuốc chống lao kết hợp dùng chung với Tahero có thể làm tăng độc tính đối với gan của Paracetamol.
  • Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ Tahero gây độc cho gan.

4. Tác dụng phụ thuốc Tahero

Trong quá trình sử dụng thuốc Tahero, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Tahero.

5. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Tahero

  • Đối với người bị phenylceton - niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng Tahero với thuốc hoặc thực phẩm có chứa Aspartam.
  • Đối với một số người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng Tahero với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit.
  • Phải dùng thận trọng dùng Tahero ở người bệnh có thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận.
  • Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Tahero , nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
  • Bác sĩ hoặc dược sĩ điều trị cần cảnh báo người bệnh về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng khi dùng Tahero như: hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng Lyell hoặc hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
  • Chưa có dữ liệu chính xác về độ an toàn của Paracetamol đối với thai nhi khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Do đó, chỉ nên dùng Tahero ở người mang thai khi thật cần thiết.
  • Nghiên cứu ở người mẹ cho con bú, dùng Tahero không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ.
  • Thuốc Tahero không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

45.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan