Công dụng thuốc Tanarazol

Thuốc Tanarazol có thành phần chính là Tinidazol thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Sau đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Tanarazol.

1. Thuốc Tanarazol có tác dụng gì?

Thuốc Tanarazol có thành phần chính là Tinidazol hàm lượng 500mg, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, đóng gói theo quy cách hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc Tanarazol được chỉ định sử dụng trong những trường hợp:

  • Điều trị nhiễm trùng kỵ khí đường tiêu hóa, phụ khoa, da và mô mềm;
  • Điều trị nhiễm Trichomonas niệu sinh dục;
  • Điều trị nhiễm Giardia;
  • Điều trị nhiễm amip ruột và gan;
  • Có tác dụng trong việc dự phòng nhiễm trùng kỵ khí hậu phẫu.

2. Liều dùng và công dụng của thuốc Tanarazol

2.1. Liều dùng

  • Đối với điều trị nhiễm trùng kỵ khí ở người lớn: Sử dụng liều dùng uống 5-6 ngày, 2g/ lần/ ngày đầu, các ngày sau dùng 1g/ lần/ ngày;
  • Đối với điều trị nhiễm Trichomonas ở người lớn: Sử dụng liều duy nhất là 2g; Ở trẻ em thì liều dùng duy nhất là 50-70mg/ kg;
  • Đối với điều trị nhiễm Giardia ở người lớn: Sử dụng liều dùng duy nhất là 2g; Ở trẻ em dùng liều duy nhất là 50-75mg/ kg;
  • Đối với điều trị nhiễm Amip ở người lớn: Sử dụng liều dùng 2g/ lần/ ngày, uống 3 ngày; Ở trẻ em sử dụng liều 50-60mg/ kg/ lần/ ngày, uống 3 ngày;
  • Đối với việc sử dụng để dự phòng nhiễm trùng hậu phẫu ở người lớn: Sử dụng liều dùng duy nhất là 2g trước khi phẫu thuật 12 giờ.

Cần lưu ý: Liều dùng thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và dược sĩ tư vấn sau khi đã được cân nhắc lợi ích và đáp ứng điều trị.

2.2. Cách dùng

Tanarazol thường được dùng bằng đường uống với liều duy nhất trong hoặc sau khi ăn.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Tanarazol

3.1. Chống chỉ định

Thuốc Tanarazol chống chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Không sử dụng Tanarazol ở người quá mẫn với Tinidazol hoặc bất kỳ thành phần nào có trong thuốc;
  • Không sử dụng Tanarazol ở người mắc loạn tạo máu hoặc có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp;
  • Không sử dụng Tanarazol ở 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc phụ nữ đang cho con bú;
  • Không sử dụng Tanarazol ở người bệnh có các rối loạn thần kinh thực thể.

3.2. Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng Tanarazol điều trị bệnh, người dùng có thể gặp một hoặc nhiều hơn các tác dụng phụ sau đây:

  • Rối loạn tiêu hóa: Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, ăn không ngon miệng, đi ngoài, miệng có vị kim loại;
  • Dị ứng: Nổi mày đay, ngứa, phù thần kinh mạch;
  • Ảnh hưởng đến thần kinh: Đau đầu, chóng mặt;
  • Ảnh hưởng đến hệ tạo máu: Giảm bạch cầu hạt.

3.3. Thận trọng

Thận trọng sử dụng thuốc Tanarazol trong trường hợp sau đây:

  • Không dùng các chế phẩm có chất kích thích như rượu khi đang sử dụng Tanarazol để điều trị bệnh, bởi có thể có thể gây phản ứng giống disulfiram như đỏ bừng, co cứng bụng, nôn, tim đập nhanh;
  • Thuốc Tanarazol không được sử dụng ở phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu. Giai đoạn sau của thai kỳ, cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích của việc dùng thuốc với khả năng gây hại cho bào thai và người mẹ ở ba tháng thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ;
  • Thuốc Tanarazol có bài tiết qua sữa mẹ, vì vậy thuốc không được sử dụng cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ hoặc chỉ cho con bú ít nhất sau 3 ngày ngưng thuốc;
  • Thuốc Tanarazol gây tác dụng phụ là chóng mặt và đau đầu, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng ở người lái xe và vận hành máy móc.

3.4. Tương tác thuốc

  • Cimetidin có thể làm giảm thải trừ tinidazol ra khỏi cơ thể. Có thể do cimetidin ức chế chuyển hóa tinidazol ở gan nên làm tăng cả tác dụng điều trị lẫn độc tính;
  • Rifampicin có thể làm tăng thải tinidazol. Có thể do tăng chuyển hóa tinidazol ở gan và làm giảm tác dụng điều trị.

Thuốc Tanarazol có thành phần chính là Tinidazol thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc Tanarazol được chỉ định trong một số bệnh lý nhiễm trùng. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

242 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan