Công dụng thuốc Unorizine Syrup

Thuốc Unorizine Syrup có thành phần chính là Levocetirizine hydrochloride hàm lượng 2,5mg; được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, chàm da, dị ứng với lông động vật, nấm mốc,...Bài viết dưới đây xin gửi đến độc giả những thông tin chi tiết về cách dùng và những lưu ý khi dùng thuốc Unorizine Syrup điều trị.

1. Thuốc Unorizine Syrup là thuốc gì?

Thuốc Unorizine Syrup thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. Thuốc được bào chế dưới dạng siro đóng gói theo chai 30ml.

Thuốc Unorizine Syrup được nghiên cứu và sản xuất tại Akums Drugs & Pharmaceuticals Ltd. - ẤN ĐỘ, với thành phần chính là Levocetirizine hydrochloride hàm lượng 2,5mg và các thành phần tá dược khác vừa đủ 5ml.

2. Chỉ định dùng thuốc Unorizine Syrup điều trị

Thuốc Unorizine Syrup được sử dụng trong các trường hợp sau:

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Unorizine Syrup

3.1. Cách dùng

Thuốc Unorizine Syrup được sử dụng cho đường uống. Người bệnh sử dụng đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ, tránh dùng quá liều.

3.2. Liều dùng

Liều dùng và thời gian điều trị với thuốc cho từng trường hợp người bệnh cụ thể theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Dưới đây là liều dùng thuốc Unorizine Syrup tham khảo như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều thông thường 10ml.
  • Trẻ em 6-12 tuổi: Sử dụng liều 2,5ml/lần, ngày 2 lần.
  • Người bệnh suy thận:
    • Độ thanh thải Creatinin > 50ml/phút: Sử dụng liều 5ml/lần/ngày.
    • Độ thanh thải Creatinin 30 - 49ml/phút: Sử dụng liều 5ml/lần mỗi 2 ngày.
    • Độ thanh thải Creatinin 10 - 29ml/phút: Sử dụng liều 5ml/lần mỗi 3 ngày.
    • Độ thanh thải Creatinin < 10ml/phút: Không được sử dụng thuốc Unorizine Syrup.
    • Cần điều chỉnh liều Unorizine Syrup ở người cao tuổi suy thận vừa và nặng, trẻ em mắc suy giảm chức năng thận.
  • Không cần điều chỉnh liều Unorizine Syrup ở người bệnh suy gan.

3.3. Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Unorizine Syrup

  • Trường hợp quên liều: Người bệnh hãy dùng liều quên ngay khi nhớ ra, nếu thời gian dùng liều quên gần với thời gian dùng liều tiếp theo thì bỏ qua liều quên và dùng thuốc như bình thường. Tuyệt đối không uống gấp đôi thuốc Unorizine Syrup với mục đích bù liều.
  • Trường hợp quá liều:
    • Ở người lớn triệu chứng buồn ngủ có thể xuất hiện.
    • Ở trẻ em: Kích động, bồn chồn sau đó buồn ngủ.
    • Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu khi dùng quá liều thuốc Unorizine Syrup. Trong trường hợp quá liều có thể điều trị hỗ trợ, triệu chứng và rửa dạ dày. Trường hợp quá liều thuốc Unorizine Syrup không sử dụng phương pháp thẩm tách máu.
    • Người bệnh khi dùng quá liều Unorizine Syrup, cần đến ngay bệnh viện gần nhất đề được xử lý kịp thời.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Unorizine Syrup

Thuốc Unorizine Syrup không được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh có tiền sử dị ứng với Cetirizine, Hydroxyzin hay bất cứ thành phần nào có trong công thức thuốc.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Trẻ em từ 2 – 6 tuổi bị suy giảm chức năng gan và thận.

5. Tương tác thuốc Unorizine Syrup

Dưới đây là một số tương tác thuốc Unorizine Syrup đã được báo cáo như:

  • Không dùng chung thuốc Unorizine Syrup với các chất ức chế thần kinh trung ương và các thuốc chống trầm cảm ba vòng (Morphin, Benzodiazepin, Codein, Amitriptylin) vì có thể khiến người bệnh ngất xỉu.
  • Kết hợp dùng chung thuốc Unorizine Syrup với các thuốc như Hyaluronidase, Betahistine có thể bị giảm tác dụng.
  • Thận trọng khi dùng phối hợp Unorizine Syrup với các thuốc điều trị chứng lo âu, thuốc ngủ, bệnh tâm thần - co giật, Ritonavir, Theophylline.
  • Khi dùng thuốc Unorizine Syrup cùng thức ăn có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Vì thế nên dùng thuốc xa bữa ăn.
  • Không sử dụng kết hợp Cetirizin, rượu, chất kích thích với thuốc Unorizine Syrup do sự kết hợp này có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương.

Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc Unorizine Syrup điều trị, người bệnh cần liệt kê những dòng thuốc khác hoặc thực phẩm chức năng đang dùng cho bác sĩ điều trị để được tư vấn hướng dùng thuốc hiệu quả, tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra.

5. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Unorizine Syrup

Trong quá trình sử dụng thuốc Unorizine Syrup, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn xảy ra như:

Thường gặp:

  • Chóng mặt, hoa mắt, đau đầu.
  • Viêm họng, viêm mũi.
  • Đau bụng, khô miệng.

Ít gặp:

  • Bồn chồn, bối rối.
  • Dị cảm, nôn mửa.

Hiếm gặp:

  • Có các biểu hiện quá mẫn.
  • Bị kích động, ảo giác.
  • Trầm cảm, xuất hiện cơn co giật, mất ngủ.
  • Rối loạn vận động
  • Nhịp tim nhanh.

Rất hiếm gặp:

  • Giảm tiểu cầu, sốc phản vệ.
  • Rối loạn vị giác, vận động.
  • Ngất, rùng mình.
  • Nhìn mờ, khó nhìn.

Người bệnh hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị những triệu chứng bất thường nghi ngờ là tác dụng phụ của thuốc Unorizine Syrup để có chỉ dẫn dùng thuốc an toàn, hiệu quả.

6. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Unorizine Syrup điều trị

Người bệnh hãy tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Unorizine Syrup và lưu ý một số điều sau đây:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Unorizine Syrup cho người bệnh hay uống rượu, nghiện rượu.
  • Thuốc Unorizine Syrup cần thận trọng dùng cho người không dung nạp galactose và kém hấp thu glucose-galactose.
  • Chưa có đầy đủ dữ liệu về việc sử dụng thuốc Unorizine Syrup cho trẻ em từ 6 đến 12 tháng tuổi. Vì thế, không khuyến cáo dùng thuốc Unorizine Syrup cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.
  • Mặc dù thuốc Unorizine Syrup được nghiên cứu trên động vật cho thấy, thuốc không có hại trực tiếp hay gián tiếp đến bào thai. Tuy nhiên, người bệnh chỉ sử dụng thuốc Unorizine Syrup khi có chỉ định từ bác sĩ.
  • Tính an toàn khi dùng thuốc Unorizine Syrup trên phụ nữ đang cho con bú chưa được thiết lập, người bệnh chỉ dùng thuốc Unorizine Syrup khi thật sự cần thiết và có chỉ định từ bác sĩ.
  • Thuốc Unorizine Syrup có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như đau đầu, chóng mặt và co giật. Vì thế, người bệnh cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc trong khi sử dụng thuốc.

Thuốc Unorizine Syrup được kê theo đơn của bác sĩ, người bệnh không tự ý sử dụng để tránh những ảnh hưởng không mong muốn cho sức khỏe.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan