Công dụng thuốc Vithalivermin

Thuốc Vithalivermin là thuốc gì? Những lưu ý trong liều dùng cũng như cách sử dụng cụ thể như thế nào? Người dùng có thể tham khảo chi tiết ở bài viết dưới đây để hiểu về thuốc Vithalivermin.

1. Tìm hiểu về thuốc Vithalivermin

Thuốc có biệt dược là Vithalivermin. Bảng thành phần của thuốc bao gồm các hoạt chất như:

  • Dịch chiết Cardus marianus ext (As Silimarin 90mg, Silybin 50mg) hàm lượng 200,00 mg;
  • Thiamin nitrat hàm lượng 8,00 mg;
  • Riboflavin hàm lượng 8,00 mg;
  • Pyridoxin hydroclorid hàm lượng 8,00 mg;
  • Nicotinamid hàm lượng 24,00 mg;
  • Calci pantothenat hàm lượng 16,00 mg
  • Cùng các loại tá dược vừa đủ 1 viên.

Thuốc được bào chế ở dạng viên nang mềm, đóng gói hộp 12 vỉ, mỗi vỉ 5 viên. Đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất là GR Scherer Korea Limited.

2. Công dụng thuốc Vithalivermin

Thuốc Vithalivermin là loại thuốc được kê đơn (ETC) và sử dụng điều trị các bệnh lý về gan như: gan nhiễm mỡ, bệnh gan mãn tính, nhiễm độc gan.

Thuốc thường được kê trong các trường hợp như:

  • Kém ăn, suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa;
  • Hỗ trợ bảo vệ tế bào gan đối với các trường hợp phải sử dụng nhiều thuốc hoặc hóa chất;
  • Người đang trong thời gian dưỡng bệnh bởi nhiễm trùng, sau phẫu thuật, hoặc ốm kéo dài;
  • Điều trị hỗ trợ trong viêm đa dây thần kinh, viêm dây thần kinh;
  • Giúp tăng cường các chức năng giải độc ở gan, hỗ trợ điều trị các trường hợp bị dị ứng mãn tính, mụn nhọt, trứng cá....
  • Dùng trong các trường hợp bị rối loạn chức năng gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan virus, xơ gan, viêm gan.

3. Liều dùng khuyến cáo thuốc Vithalivermin

Người trường thành: Ngày uống 1 lần mỗi lần 1 viên hoặc ngày 3 lần mỗi lần 1 viên;

Trẻ em: không khuyến cáo sử dụng ở dạng bào chế này.

Liều thuốc trên chỉ mang tính chất gợi ý, có thể sẽ thay đổi theo tình trạng bệnh. Để có liều lượng uống chính xác nhất đối với thể trạng của mình, bạn nên hỏi ý kiến và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

4. Các trường hợp không sử dụng thuốc Vithalivermin

  • Những người có tiền sử hoặc vẫn tiếp tục bị dị ứng với bất kể thành phần nào của thuốc;
  • Không dùng cho người bị xơ gan ứ mật tiên phát, vàng da tắc mật và bệnh não gan;
  • Người bị loét dạ dày mãn tính;
  • Không dùng cho người bị tụt huyết áp nặng, xuất huyết động mạch.

5. Tác dụng phụ và lưu ý của thuốc Vithalivermin

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, khó chịu dạ dày và buồn nôn. Chính vì vậy, khi gặp các tác dụng phụ hoặc nghi ngờ là do thuốc gây ra thì bạn cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp nhất.

Cần tham vấn và có chỉ định của bác sĩ thì mới sử dụng thuốc cho mẹ bầu và đang cho con bú. Hiện chưa có báo cáo của thuốc đối với người lái xe hoặc vận hành máy móc.

6. Tương tác của thuốc Vithalivermin

Thuốc lợi tiểu furosemide có thể làm gia tăng sự thiếu hụt Vitamin B1;

Vitamin B6 sẽ làm tác dụng của levodopa trong điều trị Parkinson bị giảm đi; tuy nhiên, lại không ảnh hưởng đối với chế phẩm là hỗn hợp levodopa-benserazid;

Ở phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai thì Vitamin B6 có thể giúp giảm trầm cảm, đồng thời thuốc tránh thai sẽ làm tăng nhu cầu bổ sung Vitamin B6;

Khả năng hấp thụ Vitamin B2 ở ruột sẽ bị cản trở bởi rượu;

Sự hấp thụ Vitamin B2 ở dạ dày và ruột cũng có thể bị suy giảm khi dùng cùng với Probenecid;

Hội chứng tiêu cơ vân có thể gia tăng khi sử dụng đồng thời chất ức chế men khử HGM-CoA và Probenecid;

Có nguy cơ bị tụt huyết áp quá mức khi sử dụng song song thuốc chẹn Alpha-adrenergic trị tăng huyết áp và Nicotinamid;

Cần điều chỉnh khẩu phần ăn và liều lượng thuốc hạ đường huyết hoặc insulin khi dùng cùng Nicotinamid;

Không nên dùng chung Nicotinamid với các thuốc có chứa độc tính với gan bởi như vậy sẽ làm tăng độc hại cho gan;

Nồng độ carbamazepine sẽ tăng lên gây ra độc tính nếu sử dụng đồng thời Carbamazepin và Nicotinamid;

Trên đây là những chia sẻ về công dụng thuốc Vithalivermin, người bệnh nên tham khảo kỹ thông tin và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để có được kết quả trị tốt nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

438 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan