Công dụng thuốc Zenace

Thuốc Zenace thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp có thành phần chính là Acetylcystein. Thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm phổi, viêm phế quản mạn tính. Vậy Zenace là thuốc gì?

1. Thuốc Zenace có tác dụng gì?

Thuốc Zenace có thành phần chính Acetylcystein, một chất điều hoà chất nhầy theo kiểu làm tan đờm, thuốc có tác động lên giai đoạn gel của niêm dịch bằng cách cắt đứt cầu nối disulfur của các glycoprotein. Thuốc Zenace thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Làm loãng đàm trong các bệnh phế quản- phổi cấp và mãn tính kèm theo sự tăng tiết chất nhầy;
  • Tình trạng sau chấn thương ngực;
  • Xẹp phổi do tắc nghẽn chất nhờn;
  • Chăm sóc mở khí quản;
  • Gây mê;
  • Hỗ trợ trong nghiên cứu phế quản chẩn đoán (hô hấp khí phế quản, chụp phế quản, thông phế quản).

Thuốc Zenace chống chỉ định trong một số trường hợp:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với Acetylcystein hoặc bất cứ thành phần nào của Zenace;
  • Bệnh nhân có tiền sử hen (vì nguy cơ co thắt phế quản với các dạng thuốc chứa Acetylcystein);
  • Không dùng để tiêu chất nhầy hay làm loãng đờm ở trẻ em dưới 2 tuổi.

2. Liều sử dụng của thuốc Zenace

Thuốc Zenace thường được sử dụng dưới dạng hít qua khí dung. Liều dùng cụ thể như sau:

Đối với sử dụng mặt nạ khí dung, ống ngậm hoặc ống thông khí quản:

  • Khi khí dung hóa trong mặt nạ, ống ngậm hoặc ống thông khí quản thì liều sử dụng có thể dao động từ 2-20 ml của dung dịch 10%, sử dụng mỗi 2-6 giờ;
  • Liều khuyến cáo là 6-10 ml dung dịch 10%, 3-4 lần/ngày.

Đối với sử dụng buồng khí dung:

  • Một số trường hợp người bệnh sử dụng thuốc Zenace cần khí dung hóa trong một buồng lớn;
  • Đây là phương pháp đòi hỏi một lượng lớn dung dịch, có thể lên đến 300 ml trong một giai đoạn điều trị;
  • Khi dùng buồng khí dung với duy trì trạng thái sương mù dày đặc trong khoảng thời gian mong muốn, thậm chí là qua đêm để có thể được mong muốn.

Đối với nhỏ trực tiếp thuốc:

  • Khi dùng trực tiếp Zenace cần 1-2 ml dung dịch 10% được sử dụng thường xuyên mỗi giờ;
  • Khi chăm sóc bệnh nhân khí quản, 1-2 ml của dung dịch 10% cần được sử dụng mỗi 1-4 giờ bằng cách nhỏ trực tiếp vào khí quản.

3. Tác dụng phụ của thuốc Zenace

Ở một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc Zenace có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn, nôn;
  • Buồn ngủ, nhức đầu, ù tai;
  • Chảy nước mũi, viêm miệng;
  • Phát ban, mày đay;
  • Co thắt phế quản kèm phản ứng phản vệ toàn thân;
  • Sốt, rét run.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Zenace

Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc Zenace gồm:

  • Cần giám sát bệnh nhân có nguy cơ phát hen chặt chẽ vì khi dùng Zenace có thể gây co thắt phế quản, xử trí bằng cách dùng thuốc phun mù giãn phế quản như salbutamol hoặc ipratropium và ngưng acetylcystein ngay;
  • Có thể xuất hiện đờm loãng lượng nhiều khi điều trị bằng Zenace nên cần phải hút đàm để thông phế quản nếu bệnh nhân giảm khả năng ho;
  • Cẩn trọng khi sử dụng thuốc Zenace với phụ nữ mang thai;
  • Không khuyến cáo sử dụng thuốc Zenace khi đang trong thời kỳ cho con bú
  • Không sử dụng thuốc với các thuốc có tính oxy hoá;
  • Không dùng đời thời các thuốc ho khác hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian điều trị bằng Zenace.

Trên đây là thông tin về thuốc Zenace, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Khi không còn sử dụng thuốc thì bạn cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan