Công dụng thuốc Zinacef 750mg

Thuốc Zinacef là thuốc kháng sinh với dược chất chính là Cefuroxime. Thuốc đem lại hiệu quả trong điều trị các bệnh lý về nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu, xương khớp. Để có thể sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, người bệnh cần nắm được các thông tin về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc.

1. Thuốc Zinacef 750mg có tác dụng gì?

Với thành phần chính là Cefuroxime đem lại hoạt tính kháng khuẩn cho thuốc Zinacef. Khi đi vào cơ thể, thuốc nhanh chóng đi vào tuần hoàn chung của cơ thể, tác dụng đến ổ viêm nhiễm. Khi được tiêm qua đường truyền tĩnh mạch, thuốc sẽ đạt nồng độ tối đa trong máu. Zinacef 750mg có thể đi qua rau thai và sữa mẹ với hàm lượng lớn nhưng lại có hàm lượng thấp khi đi qua dịch não tủy. Do đó thuốc không đem lại hiệu quả cao để diệt vi khuẩn ở vị trí này.

Cũng trong một số trường hợp nhiễm khuẩn, thuốc Zinacef 750mg không đem lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí là không có tác dụng như: nhiễm Enterococcus.

Do đó, thuốc Zinacef 750mg được chỉ định trong các trường hợp sau:

Không dùng thuốc trong trường hợp người bệnh dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Người bệnh xuất hiện tình trạng quá mẫn với kháng sinh nhóm Cephalosporin cũng không được kê đơn. Theo chuyên gia, người có tiền sử quá mẫn nghiêm trọng với hoạt chất kháng khuẩn Beta-lactam nào khác Penicillin, Monobactams và Carbapenems) chống chỉ định kê đơn thuốc Zincacef.

2. Liều dùng và cách dùng Zinacef 750mg

2.1. Cách dùng

Thuốc Zinacef được sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Trong suốt quá trình tiêm thuốc sẽ được sự giám sát và thực hiện bởi nhân viên y tế.

Trước khi tiêm, thuốc ở dạng bột khô sẽ được hòa tan với nước cất. Trường hợp pha với nước cất nhưng chưa dùng đến sẽ được bảo quản trong nhiệt độ lạnh theo hướng dẫn. Nếu dung dịch thuốc còn lạnh cần phải lăn xoa để tăng nhiệt độ, tuyệt đối không truyền dung dịch lạnh vào người dẫn đến tình trạng sốc, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

2.2. Liều dùng

Liều dùng của thuốc Zinacef được điều chỉnh tùy thuộc vào sức khỏe người bệnh và mục đích điều trị bệnh. Dưới đây là liều dùng tham khảo dành cho người lớn và trẻ em với mỗi mục đích điều trị bệnh khác nhau:

Liều dùng đối với người lớn:

  • Mục đích điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng, viêm phổi và viêm phế quản sẽ được chỉ định liều dùng là 750mg mỗi 8 giờ.
  • Mục đích điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng được chỉ định liều dùng Zinacef là 1,5g mỗi 8 giờ.
  • Liều dùng với trường hợp nhiễm khuẩn nặng, bác sĩ chỉ định tiêm tĩnh mạch, không tiêm bắp với liều dùng là 750mg mỗi 6 giờ hoặc 1g mỗi 8 giờ.
  • Trong trường hợp dự phòng nhiễm khuẩn tiêu hóa, phụ khoa, người bệnh được khuyến cáo liều khởi mê là 1,5g. Sau 8 giờ và 16 giờ sẽ tiếp tục bổ sung liều 750mg bằng đường tiêm bắp.
  • Tương tự với mục đích dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật tim mạch và thực quản cũng có liều khởi mê là 1,5g. Liều bổ sung mỗi 8 giờ trong 1 ngày tiếp theo là 750mg tiêm bắp.

Đối với trẻ nhỏ, liều lượng thuốc được điều chỉnh theo cân nặng:

  • Trẻ sơ sinh hơn 3 tuần tuổi và có cân nặng nhỏ hơn 40 kg được chỉ định liều dùng 30-100 mg/kg/ngày. Mỗi ngày tiêm tĩnh mạch từ 3 - 4 lần. Với hầu hết bệnh nhiễm trùng, liều dùng thích hợp được chỉ định là 60mg/kg/ngày.
  • Trẻ sơ sinh đến 3 tuần tuổi được giảm liều dùng xuống 30-100 mg/kg/ngày chia 2-3 lần.

Bệnh nhân suy thận: sẽ được giảm liều dùng dựa vào tình trạng bệnh lý.

Nhiều bệnh nhân lo ngại việc quên liều thuốc Zinacef. Trên thực tế, thuốc được tiêm truyền bởi nhân viên y tế cho nên hầu như không có trường hợp quên liều. Ngược lại đã ghi nhận trường hợp quá liều thuốc dẫn đến người bệnh xuất hiện một số triệu chứng như: co giật, bệnh não, hôn mê... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

3. Tác dụng phụ của thuốc Zinacef 750mg

Bên cạnh hiệu quả điều trị bệnh, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Mặc dù, trước khi kê đơn, bác sĩ đã cân nhắc những lợi ích cũng như rủi ro mà thuốc đem lại.

  • Một số phản ứng phụ thường gặp nhất là: giảm bạch cầu trung tính, hemoglobin và tăng bạch cầu ái toan, men gan tăng thoáng qua, phản ứng tại vị trí tiêm gồm đau, viêm tắc tĩnh mạch....
  • Các tác dụng phụ ít phổ biến hơn như: táo bón, tiêu chảy, Bilirubin tăng thoáng qua, mày đay, phát ban da, ngứa,...
  • Một số phản ứng phụ ghi nhận không phổ biến như: thiếu máu tan huyết, viêm đại tràng giả mạc, phù thần kinh,...

Với các phản ứng phụ không nghiêm trọng, người bệnh không nên quá lo lắng bởi dấu hiệu này sẽ biến mất sau khoảng 2 - 3 ngày. Tuy nhiên, với các tác dụng phụ nghiêm trọng và không có dấu hiệu cải thiện sau vài ngày, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để nhận được tư vấn kịp thời. Đồng thời có những biện pháp xử trí sớm.

4. Tương tác thuốc

Thuốc Zinacef 750mg khi kết hợp với một số thuốc khác có thể gây nên tình trạng tương tác. Hiện tượng này làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị, đồng thời gia tăng các tác dụng phụ. Các tương tác thuốc Zinacef đã được ghi nhận như sau:

  • Khi kết hợp Zinacef với thuốc tránh thai sẽ làm giảm hiệu quả tránh thai ở chị em phụ nữ.
  • Thành phần Cefuroxim trong thuốc có thể kéo dài thời gian bài xuất và tăng nồng độ huyết thanh đỉnh khi dùng đồng thời với thuốc Probenecid.
  • Khuyến cáo không dùng kết hợp Cefuroxim với các loại thuốc lợi tiểu để tránh nguy cơ suy giảm chức năng thận ở người bệnh.
  • Chuyên gia khuyến cáo không kê đơn thuốc chống đông máu đường uống với thuốc Zinacef 750mg để tránh tăng INR.

Mọi tương tác thuốc đều không mang lại lợi ích khi điều trị bệnh. Do đó, để hạn chế tình trạng này, người bệnh cần liệt kê các loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ để được đánh giá và xem xét việc kê đơn thuốc Zinacef 750mg.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú là đối tượng nhạy cảm nên bất cứ khi kê đơn thuốc nào cũng cần cân nhắc đến những rủi ro và lợi ích. Việc kê đơn thuốc Zinacef 750mg cũng vậy. Chỉ sử dụng thuốc Zinacef 750mg cho đối tượng này khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc Zinacef 750mg khá an toàn đối với người bệnh thường xuyên vận hành máy móc và lái xe.
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, không ẩm ướt, tránh xa tầm với của trẻ em.

Trên đây là những thông tin hữu ích về công dụng của thuốc Zinacef 750mg. Người bệnh cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng để thuốc đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Khi có bất cứ thắc mắc nào về thuốc, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

398 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Imanmj 250mg
    Công dụng thuốc Imanmj 250mg

    Thuốc Imanmj 250mg là thuốc kháng sinh mạnh, dùng đường tiêm. Thuốc thường được chỉ định dùng trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Nefasul Inj
    Công dụng thuốc Nefasul Inj

    Nefasul Inj thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng nấm và kháng virus. Thuốc được bào chế dạng bột pha tiêm, đóng gói hộp 10 lọ. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Nefasul Inj sẽ ...

    Đọc thêm
  • Cilaprim
    Công dụng thuốc Cilaprim

    Thuốc Cilaprim được dùng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch nhằm điều trị cho các trường hợp nhiễm khuẩn. Để dùng thuốc Cilaprim hiệu quả và sớm khắc phục bệnh, bạn nên thực hiện theo đúng phác đồ ...

    Đọc thêm
  • Norlinco Caps
    Công dụng thuốc Norlinco Caps

    Norlinco Caps thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng virus và kháng nấm. Thuốc được bào chế dạng viên nang cứng, đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên. Trước khi sử dụng thuốc Norlinco Caps ...

    Đọc thêm
  • Mikalogis
    Công dụng thuốc Mikalogis

    Thuốc Mikalogis có thành phần chính là Amikacin sulfate được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc Mikalogis có thể gặp một số tác dụng phụ như các phản ứng ...

    Đọc thêm