Công dụng thuốc Zixtafy

Ceftriaxone là kháng sinh nhóm Cephalosporin có phổ tác dụng rộng. Hoạt chất này có mặt trong nhiều sản phẩm thương mại khác nhau, trong đó có thuốc Zixtafy. Vậy Zitaxfy có tác dụng gì và chỉ định khi nào?

1. Zixtafy có tác dụng gì?

Mỗi lọ bột pha tiêm Zixtafy có thành phần Ceftriaxone Sodium, tương đương kháng sinh Ceftriaxone hàm lượng 1g;

Hoạt chất Ceftriaxone trong thuốc Zixtafy có hoạt tính kháng khuẩn do ức chế tổng hợp vách tế bào, từ đó tiêu diệt vi khuẩn. Phổ kháng khuẩn của Ceftriaxone tương đối rộng, bao gồm cả vi khuẩn Gram dương lẫn Gram âm bài tiết men beta-lactamase, bao gồm cả chủng thủy phân được kháng sinh Penicillin và Cephalosporin khác.

Những chủng vi khuẩn đề kháng Ceftriaxone chủ yếu do sản xuất được một số dạng enzyme beta-lactamase đặc biệt (bao gồm các Carbapenemase và một vài ESBL), đặc biệt là các chủng Gram dương.

2. Chỉ định của thuốc Zitaxfy

Thuốc Zixtafy được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn như sau:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới, đặc biệt là viêm phổi;
  • Bệnh lậu;
  • Nhiễm trùng da, mô mềm và xương khớp;
  • Viêm màng não;
  • Một số trường hợp nhiễm trùng nặng như nhiễm khuẩn huyết;
  • Nhiễm trùng vùng tai mũi họng;
  • Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân ung thư;
  • Zixtafy còn dùng với mục đích phòng ngừa nhiễm trùng giai đoạn hậu phẫu, dự phòng trong phẫu thuật;
  • Thuốc Zixtafy còn dùng để điều trị sốt thương hàn.

3. Liều dùng, cách dùng thuốc Zitaxfy

3.1. Liều dùng

Thuốc Zixtafy chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ với liều lượng như sau:

  • Người trưởng thành: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trong 2-4 phút hoặc truyền tĩnh mạch với liều 1g (1 lọ Zixtafy) mỗi ngày, có thể tăng lên 2-4g nếu nhiễm trùng nặng. Chú ý với cách dùng liều tiêm bắp, 1 lọ Zixtafy nên chia thành 2 liều tiêm ở 2 vị trí khác nhau;
  • Trẻ sơ sinh: 20-50mg/kg/ngày, truyền tĩnh mạch trong thời gian 60 phút;
  • Trẻ nhỏ cân nặng dưới 50kg: Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch trong 2-4 phút hoặc truyền tĩnh mạch với liều 20-50mg/kg/ngày, tối đa 80mg/kg/ngày nếu nhiễm khuẩn nặng. Lưu ý với liều từ 50 mg/kg trở lên chỉ dùng bằng đường truyền tĩnh mạch;
  • Trẻ lớn hơn 50kg: Liều Zixtafy tương tự người trưởng thành;
  • Lậu không biến chứng: Tiêm bắp 1 liều duy nhất 250mg (1⁄4 lọ Zixtafy);
  • Dự phòng trong phẫu thuật: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trong 2-4 phút 1 lọ Zixtafy trước thời điểm phẫu thuật;
  • Với phẫu thuật trực tràng: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trong 2-4 phút hoặc truyền tĩnh mạch với liều 2g (2 lọ Zixtafy) trước phẫu thuật.

Thời gian điều trị của thuốc Zixtafy cần duy trì thêm khoảng 2 ngày sau khi các triệu chứng nhiễm khuẩn biến mất. Với trường hợp nhiễm khuẩn có biến chứng cần dùng Zixtafy từ 4 đến 14 ngày, nếu cần có thể điều trị lâu hơn.

3.2. Cách dùng thuốc Zixtafy

  • Tiêm bắp: 1⁄4 đến 1⁄2 lọ Zixtafy pha với 2ml dung dịch Lidocain 1% hoặc 1 lọ Zixtafy pha với 3.5ml dung dịch Lidocain 1%;
  • Tiêm tĩnh mạch: 1⁄4 đến 1⁄2 lọ Zixtafy hòa tan với 5ml nước cất pha tiêm hoặc 1 lọ Zixtafy pha với 10ml nước cất pha tiêm hoặc 2 lọ Zixtafy pha với 20ml nước cất pha tiêm. Thời gian tiêm tĩnh mạch trực tiếp cần chậm trong khoảng 2-4 phút hoặc có thể tiêm qua dây truyền dung dịch. Dung dịch Zixtafy sau khi pha nên được sử dụng ngay, dung dịch sau pha bền vững trong ít nhất 6 giờ ở nhiệt độ phòng hoặc 24 giờ ở 59 độ C.

4. Chống chỉ định của thuốc Zitaxfy

Zixtafy chống chỉ định sử dụng ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Ceftriaxone hoặc các kháng sinh nhóm cephalosporin khác.

Đồng thời không sử dụng Zixtafy đường tiêm bắp nếu bệnh nhân mẫn cảm (hoặc dị ứng) với Lidocain.

5. Cảnh giác khi sử dụng thuốc Zitaxfy

Trước khi bắt đầu sử dụng Zixtafy, bác sĩ cần khai thác kỹ tiền sử quá mẫn với Cephalosporin, Penicilin hoặc bất kỳ thuốc nào khác, trong đó nên thận trọng khi chỉ định Zixtafy cho bệnh nhân nhạy cảm với Penicilin.

Viêm đại tràng giả mạc đã được báo cáo với gần như hầu hết các loại kháng sinh, kể cả Zixtafy, với các mức độ khác nhau. Do đó nên xem xét chẩn đoán tình trạng cho bệnh nhân bị tiêu chảy sau khi sử dụng Zixtafy.

Điều trị bằng Zixtafy có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn bình thường ở đường ruột và tạo điều kiện cho các chủng Clostridia tăng trưởng quá mức. Các nghiên cứu cho thấy độc tố sản xuất bởi Clostridium difficile là nguyên nhân hàng đầu gây viêm đại tràng do dùng kháng sinh. Các trường hợp viêm đại tràng giả mạc mức độ nhẹ thường cải thiện khi ngưng dùng Zixtafy. Các trường hợp trung bình đến nặng bên cạnh ngưng thuốc nên xem xét bù dịch, điện giải, protein và điều trị với với kháng sinh nhạy cảm với Clostridium difficile.

6. Một số thận trọng khi dùng Zitaxfy

Khả năng độc thận của Zixtafy tương tự các kháng sinh Cephalosporin khác. Lưu ý là Ceftriaxon đào thải qua thận và mật, do đó bệnh nhân suy thận có thể không cần điều chỉnh liều Zixtafy ở liều khuyến cáo nhưng nên theo dối định kỳ nồng độ Ceftriaxone trong huyết thanh. Trường hợp có dấu hiệu tích lũy thuốc thì tiến hành giảm liều Zixtafy cho phù hợp.

Không cần thiết điều chỉnh liều dùng Zixtafy ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan. Tuy nhiên, những trường hợp vừa rối loạn chức năng gan vừa có bệnh thận nặng không nên dùng quá 2 lọ Zixtafy mỗi ngày nếu không thể theo dõi chặt chẽ nồng độ Ceftriaxone trong máu.

Thay đổi thời gian prothrombin hiếm xảy ra ở bệnh nhân điều trị bằng Zixtafy. Những bệnh nhân có bệnh gây giảm tổng hợp Vitamin K hoặc dự trữ Vitamin K thấp (như bệnh gan mãn tính và suy dinh dưỡng) cần phải theo dõi thời gian prothrombin trong khi điều trị với Ceftriaxon. Nếu thời gian Prothrombin kéo dài có thể chỉ định dùng Vitamin K (liều 10mg mỗi tuần).

Sử dụng kéo dài thuốc Zixtafy có thể kích thích tăng trưởng quá mức các chủng vi khuẩn không nhạy cảm với Ceftriaxone. Do đó cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận, nếu xảy ra bội nhiễm thì dùng các biện pháp điều trị thích hợp.

Thận trọng khi chỉ định Zixtafy cho bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.

Đã có những báo cáo về kết quả siêu âm túi mật bất thường ở bệnh nhân đang dùng Zixtafy. Tình trạng này xuất hiện thoáng qua và hồi phục sau khi ngưng điều trị Ceftriaxon. Do đó cần ngưng sử dụng Zixtafy ở bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng được cho là bệnh túi mật và/hoặc có kết quả siêu âm túi mật bất thường.

Vẫn chưa có các nghiên cứu kiểm soát tốt và thích hợp về việc dùng Zixtafy ở phụ nữ mang thai, nên chỉ dùng trong thai kỳ nếu thật cần thiết.

Ceftriaxon bài tiết vào sữa người ở nồng độ thấp, do đó nên thận trọng khi dùng Zixtafy cho phụ nữ đang cho con bú.

Ceftriaxon gây chóng mặt do đó có thể ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

7. Tác dụng phụ của thuốc Zitaxfy

Nhìn chung, Ceftriaxon có khả năng dung nạp tốt. Trong các thử nghiệm lâm sàng, các phản ứng phụ sau đây được xem là có liên quan đến việc trị liệu bằng Zixtafy hoặc chưa rõ nguyên nhân:

  • Phản ứng tại chỗ: Đau, cứng mô hoặc tăng nhạy cảm đau. Với đường tiêm tĩnh mạch, tác dụng phụ viêm tĩnh mạch gặp dưới 11%;
  • Quá mẫn cảm: Phát ban (1.7%) hoặc các triệu chứng như ngứa, sốt hoặc ớn lạnh (dưới 1%);
  • Huyết học: Tăng bạch cầu ưa eosin (6%), tăng tiểu cầu (5.1%) và giảm bạch cầu (2.1%). Báo cáo ít thường xuyên hơn (<1%) là thiếu máu, thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và kéo dài thời gian prothrombin;
  • Tiêu hóa: Tiêu chảy (2.7%) hoặc những tác dụng ít gặp hơn (<1%) như buồn nôn, nôn ói và rối loạn vị giác;
  • Gan: Tăng SGOT (3.1%) hoặc SGPT (3.3%) hoặc ít gặp hơn là tăng phosphatase và bilirubin;
  • Thận: Tăng ure máu (1.2%) hoặc tác dụng ít gặp hơn (<1%) là tăng creatinin hoặc trụ niệu trong nước tiểu;
  • Hệ thần kinh trung ương: Đau đầu hoặc chóng mặt (gặp dưới 1%);
  • Viêm âm đạo hoặc nhiễm nấm candida;
  • Các tác dụng phụ khác: Đỏ bừng mặt và vã mồ hôi.

Bệnh nhân hãy thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Zixtafy.

8. Tương tác thuốc của Zitaxfy

  • Rượu: Sử dụng đồng thời rượu với Zixtafy có thể gây phản ứng giống disulfiram;
  • Thuốc chống đông, heparin hoặc thuốc tiêu huyết khối: Ceftriaxone có thể ức chế sự tổng hợp vitamin K, do đó dùng đồng thời Zixtafy những thuốc trên có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết;
  • Thời gian prothrombin: Có thể kéo dài do Cephalosporin ức chế sự tổng hợp vitamin K thông qua ngăn chặn vi khuẩn đường ruột tổng hợp;
  • Xét nghiệm Coomb: Phản ứng Coomb dương tính thường xuất hiện ở bệnh nhân dùng liều cao các Cephalosporin như thuốc Zixtafy.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

28 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Forekaximeinj 1g
    Công dụng thuốc Forekaximeinj 1g

    Forekaximeinj 1g là thuốc có chứa hoạt chất Cephradine Sodium với tác dụng diệt khuẩn nhằm điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn ở các cơ quan khác nhau.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • euoxacin
    Công dụng thuốc Euoxacin

    Thuốc Euoxacin có hoạt chất chính là Lomefloxacin, 1 kháng sinh nhóm Fluoroquinolon. Euoxacin được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do những vi khuẩn nhạy cảm gây ra, bao gồm viêm phế quản, nhiễm trùng đường ...

    Đọc thêm
  • Mactray
    Công dụng thuốc Mactray

    Mactray là thuốc có chứa thành phần chính là hoạt chất Clindamycin. Vậy Mactray là thuốc gì và cần sử dụng thuốc như thế nào cho đúng cách?

    Đọc thêm
  • Camoxxy
    Công dụng thuốc Camoxxy

    Thuốc Camoxxy với thành phần Amoxiciline trihydrate, Clavulanate potassium thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Vì thế thuốc có tác dụng trong việc điều trị các bệnh viêm tai giữa, viêm xoang, ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Brigmax
    Công dụng thuốc Brigmax

    Brigmax là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3 được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn. Vậy khi sử dụng thuốc Brigmax cần lưu ý điều gì để đạt hiệu quả và an toàn? Hãy cùng tìm hiểu về thuốc ...

    Đọc thêm