Công dụng thuốc Zolival

Thuốc Zolival có thành phần chính là Cefazoline, được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng, nhiễm khuẩn phổi - phế quản, tiết niệu sinh dục, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương khớp, răng miệng, ngoài da, thanh mạc, dự phòng nhiễm khuẩn trong quá trình trước và sau phẫu thuật,....Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cách dùng thuốc Zolival hiệu quả qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Zolival là thuốc gì?

Thuốc Zolival thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc được nghiên cứu và sản xuất tại Laboratorio Reig Jofre S.A - TÂY BAN NHA.

Thuốc Zolival 1g được bào chế dưới dạng bột pha tiêm với thành phần chính là Cefazoline và các thành phần tá dược khác.

2. Chỉ định dùng thuốc Zolival

Thuốc Zolival được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng, phổi, phế quản, tiết niệu sinh dục.
  • Điều trị viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn huyết.
  • Điều trị nhiễm khuẩn xương khớp, răng miệng, ngoài da, thanh mạc.
  • Điều trị nhiễm khuẩn huyết & viêm nội tâm mạc.
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường mật & tiết niệu sinh dục.
  • Ðiều trị dự phòng nhiễm khuẩn trước và sau phẫu thuật.

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Zolival

3.1. Cách dùng

Thuốc Zolival được bào chế dưới dạng bột pha tiêm và pha dung dịch tiêm tùy vào theo cỡ lọ.

  • Cefazolin được tiêm bắp sâu, tiêm chậm vào tĩnh mạch từ 3 - 5 phút hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
  • Lọ 1g chỉ nên pha loãng với nước cất tiêm.
  • Lắc mạnh lọ thuốc tiêm khi pha với dung môi.
  • Tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch: Pha thuốc theo hướng dẫn của bảng pha loãng ở trên. Tiêm truyền tĩnh mạch liên tục hay gián đoạn: Pha loãng tiếp cefazolin đã pha với 50 - 100 ml của một trong những dung môi tương hợp.

3.2. Liều dùng

Người lớn:

  • Liều dùng thông thường 0,5 - 1g Cefazolin, 6 - 12 giờ/lần.
  • Liều dùng tối đa là 6g Cefazolin/ngày.
  • Trường hợp nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng liều dùng khuyến cáo 12g/ngày.

Trẻ sơ sinh < 1 tháng tuổi:

  • Liều dùng thông thường là 20 mg Cefazolin/kg thể trọng, 8 - 12 giờ/lần. Tuy nhiên không khuyến cáo sử dụng cefazolin cho trẻ em ở độ tuổi này do tính an toàn của thuốc chưa được đầy đủ.

Trẻ em >1 tháng tuổi:

  • Liều dùng thông thường có thể dùng từ 25 - 50 mg Cefazolin/kg thể trọng/ngày và 3-4 lần/ngày.
  • Trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể dùng liều tối đa lên đến 100 mg Cefazolin/kg thể trọng/ngày và chia ra dùng 4 lần/ngày.

Dự phòng nhiễm khuẩn trong quá trình phẫu thuật:

  • Tiêm liều 1g Cefazolin trước khi phẫu thuật từ 0,5 - 1 giờ.
  • Phẫu thuật kéo dài, tiêm tiếp liều 0,5 - 1g Cefazolin khi phẫu thuật. Sau phẫu thuật tiêm liều 0,5 - 1 g Cefazolin, 6 - 8 giờ/lần trong 24 giờ hoặc 5 ngày cho một số trường hợp mổ tim hở, ghép cấy các bộ phận chỉnh hình.

Người bệnh suy thận:

  • Cần giảm liều Cefazolin cho người suy thận.
  • Độ thanh thải creatinin 55ml/phút, dùng liều Cefazolin thông thường.
  • Độ thanh thải creatinin 35 - 54 ml/phút, dùng liều Cefazolin thông thường với thời khoảng giữa hai liều kéo dài ít nhất là 8 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin 11 - 34 ml/phút, dùng 1/2 liều Cefazolin thông thường với thời khoảng 12 giờ/lần.
  • Độ thanh thải creatinin £ 10 ml/phút, dùng 1/2 liều Cefazolin thông thường với thời khoảng 18 - 24 giờ/lần.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Zolival

Thuốc Zolival không được sử dụng cho người bệnh tiền sử dị ứng, quá mẫn với cephalosporin và thuốc gây tê tại chỗ.

5. Tương tác thuốc Zolival

Thuốc Zolival tránh dùng chung với các dòng thuốc Probenecid, warfarin và rượu vì có thể dẫn đến tình trạng tương tác thuốc.

Để đảm bảo an toàn, người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ những bệnh lý mình đang gặp phải hoặc những dòng thuốc khác đang sử dụng.

6. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Zolival

Trong quá trình dùng thuốc Zolival điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn gặp phải như:

  • Ðã có báo cáo về dị ứng với cefazolin ở người bệnh không bị dị ứng với penicilin, nhưng không rõ tỉ lệ chính xác.
  • Đã có báo cáo về hoại tử biểu bì nhiễm độc và ban mụn mủ phát triển toàn thân nhưng tỷ lệ lâm sàng chỉ chiến 1-2%.
  • Giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tan huyết miễn dịch khi dùng liều rất cao.
  • Co giật, gây cơn động kinh, ngộ độc thần kinh
  • Gây tổn thương và độc hại thận ở động vật

Cách xử lý khi gặp phải tác dụng phụ của thuốc Zolival:

  • Cần giảm liều thuốc Zolival cho người bệnh bị suy thận, theo dõi chức năng thận và công thức máu khi dùng liều cao và kéo dài ngày. Trường hợp bị phản ứng dị ứng hoặc quá mẫn nghiêm trọng, phải ngừng sử dụng thuốc Zolival và tiến hành các biện pháp hỗ trợ (duy trì thông khí và sử dụng oxygen, epinephrin, tiêm tĩnh mạch steroid).
  • Người bệnh bị viêm đại tràng màng giả thể nhẹ thường chỉ cần ngừng thuốc Zolival. Các trường hợp vừa và nặng, cần lưu ý cho dùng các chất điện giải hoặc dung dịch, bổ sung protein và điều trị bằng một kháng sinh có tác dụng lâm sàng điều trị viêm đại tràng do Clostridium difficile.

Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ hoặc chuyên viên y tế biết tất cả những tác dụng phụ mình gặp phải trong quá trình điều trị với thuốc Zolival, để có phương hướng xử lý kịp thời.

7. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Zolival

Người bệnh cần tham khảo kỹ tờ hướng dẫn dùng thuốc hoặc theo chỉ định từ bác sĩ/dược sĩ. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng thuốc Zolival như sau:

  • Người bệnh cần kiểm tra kỹ tiền sử dị ứng với cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác trước khi điều trị với thuốc Zolival.
  • Ðã có báo cáo về dị ứng chéo một phần giữa penicilin và cephalosporin, những phản ứng trầm trọng với cả hai loại thuốc. Vì thế, tránh dùng chung cephalosporin cho người bệnh có tiền sử bị phản vệ do penicilin hoặc bị gặp phải các phản ứng nghiêm trọng khác qua trung gian globulin miễn dịch IgE.
  • Người bệnh xuất hiện phản ứng dị ứng với cefazolin, phải ngừng thuốc Zolival và người bệnh cần được xử lý bằng các thuốc thường dùng (như kháng histamin, adrenalin, các amin co mạch, corticosteroid)
  • Cần thận trọng khi kê đơn thuốc Zolival, các kháng sinh phổ rộng cho những người có bệnh sử về dạ dày ruột, nhất là bệnh viêm đại tràng.
  • Sử dụng thuốc Zolival dài ngày có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm.
  • Trong quá trình điều trị nếu xuất hiện bội nhiễm cần phải theo dõi và có biện pháp thích hợp.
  • Cần giảm liều thuốc Zolival cho người bệnh bị suy giảm chức năng thận.
  • Đã có báo cáo về nhiễm độc nặng trên hệ thần kinh trung ương, co giật khi tiêm cefazolin qua đường tiêm vào dịch não tủy.
  • Thận trọng khi dùng Cefazolin cho phụ nữ mang thai cho dù Cefazolin được xem như có thể sử dụng an toàn cho người mang thai.
  • Thận trọng khi dùng Cefazolin cho phụ nữ đang cho con bú do nồng độ cefazolin trong sữa mẹ thấp, nhưng vẫn có thể xảy ra tác dụng trực tiếp lên trẻ đang bú, thay đổi của hệ vi khuẩn đường ruột, bị nhiễu khi cần thử kháng sinh đồ ở trẻ bị sốt. Trẻ cần được quan sát khi bị ỉa chảy, nổi ban, tưa lưỡi do nhiễm nấm Candida trong quá trình mẹ sử dụng cefazolin.
  • Thuốc Zolival được kê theo đơn của bác sĩ, người bệnh không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ dẫn dùng thuốc từ chuyên viên y tế.

Thuốc Zolival có thành phần chính là Cefazoline, được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng, nhiễm khuẩn phổi - phế quản, tiết niệu sinh dục, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương khớp, răng miệng, ngoài da, thanh mạc, dự phòng nhiễm khuẩn trong quá trình trước và sau phẫu thuật. Hy vọng với những thông tin được chắt lọc và chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho người bệnh khi sử dụng và điều trị với thuốc Zolival.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Brutax
    Công dụng thuốc Brutax

    Brutax thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng nấm và kháng virus. Thuốc được bào chế dạng bột pha tiêm, đóng gói hộp 1 lọ kèm 1 ống dung môi. Tuân thủ chỉ định, liều dùng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • pasoxime 1g
    Công dụng thuốc Pasoxime 1g

    Thuốc Pasoxime thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng bao gồm nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm ...

    Đọc thêm
  • Kefotax
    Công dụng thuốc Kefotax

    Thuốc Kefotax có thành phần chính là Cefotaxime và các thành phần tá dược khác. Thuốc được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn.

    Đọc thêm
  • Braciti
    Công dụng thuốc Braciti

    Braciti thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng nấm và kháng virus. Thuốc được bào chế dạng bột pha tiêm, đóng gói hộp 1 lọ + 1 lọ dung môi tiêm. Tuân thủ chỉ định, liều ...

    Đọc thêm
  • Amnam 1g
    Công dụng thuốc Amnam 1g

    Amnam 1g thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được sử dụng để điều trị trong những trường hợp nhiễm khuẩn ở người lớn và trẻ em. Dưới đây là thông tin chi ...

    Đọc thêm