Khi nào cần dùng vitamin K1 tiêm tĩnh mạch?

Bài viết bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Bích Phượng - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Vitamin là chất rất cần thiết đối với cơ thể người, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh nhân có nguy cơ thiếu vitamin K là những người dùng kháng sinh phổ rộng kéo dài hoặc những người bị kém hấp thu chất béo vì nhiều lý do, bao gồm rối loạn bài tiết mật hoặc tuyến tụy.

1. Tổng quan về vitamin K

Vitamin K rất cần thiết cho hoạt động của một số enzyme trong tế bào gan và kích hoạt các yếu tố đông máu (VII, IX, X và prothrombin). Các protein chống đông máu tự nhiên (S,C) cũng cần vitamin K để hoạt động.

Các dấu hiệu lâm sàng và triệu chứng thiếu vitamin K bao gồm dễ bị bầm tím, chảy máu niêm mạc, chảy máu nhiều khi có tổn thương nhẹ. Bệnh nhân có nguy cơ thiếu vitamin K là những người dùng kháng sinh phổ rộng kéo dài hoặc những người bị kém hấp thu chất béo vì nhiều lý do, bao gồm rối loạn bài tiết mật hoặc tuyến tụy.

Thiếu vitamin K thường gặp ở trẻ sơ sinh do chức năng gan chưa trưởng thành và vitamin K ít vận chuyển qua nhau thai, sữa mẹ. Nếu không tiêm dự phòng vitamin K ở trẻ ngay sau sinh, trẻ có thể bị chảy máu do thiếu vitamin K (xuất huyết ở trẻ sơ sinh) và xuất hiện dấu hiệu: Chảy máu da, chảy máu tiêu hóa, chảy máu nội sọ. Chảy máu do thiếu vitamin K có thể xuất hiện muộn thậm chí khi trẻ đã 8 tháng tuổi, gặp ở trẻ bú mẹ hoàn toàn do nguồn bổ sung vitamin K từ sữa mẹ ít.

Vitamin K1
Vitamin K1 có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người

2. Vitamin K1 tiêm tĩnh mạch dùng trong những trường hợp nào?

Chỉ nên dùng vitamin K1 đường tĩnh mạch khi không dùng được đường uống hoặc trong những tình huống cấp cứu cần tác dụng nhanh.

Vitamin K1 có thể sử dụng trong một số trường hợp sau:

  • Điều trị chảy máu hay đe dọa chảy máu do thiếu prothrombin hay yếu tố đông máu (yếu tố VII trong máu).
  • Giải độc thuốc chống đông máu kháng vitamin K.
  • Giảm vitamin K trong một số trường hợp như ứ mật, bệnh gan, bệnh ở ruột.
  • Dự phòng và điều trị thiếu vitamin K cho trẻ sơ sinh.

3. Các phản ứng có thể gặp khi tiêm vitamin K vào tĩnh mạch

  • Vitamin K tiêm tĩnh mạch có thể gây nóng bừng, toát mồ hôi, hạ huyết áp, chóng mặt, mạch yếu, hoa mắt, tím tái, vị giác thay đổi, thay đổi màu da trên môi, móng tay hoặc ngón tay ngón chân.
  • Có thể gặp phản ứng dạng phản vệ như: Nổi mẩn đỏ, mẩn ngứa, sưng, phồng da, đau ngực, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, họng.
Dị ứng
Một số trường hợp xuất hiện mẩn ngứa khi người bệnh được tiêm vitamin K vào tĩnh mạch

  • Phản ứng trên da như phản ứng quá mẫn chậm, nổi mề đay, nổi cục có thể khởi phát trong vòng 1 ngày đến 1 năm sau khi tiêm thuốc.
  • Liều lớn hơn 25mg có thể gây tăng bilirubin huyết ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ đẻ non, tiêm tĩnh mạch cũng có thể gây các phản ứng nặng kiểu phản vệ (thậm chí cả ở người bệnh chưa từng dùng thuốc).

4. Cần chuẩn bị gì trước - sau khi tiêm vitamin K vào tĩnh mạch?

Trước khi tiêm vitamin K vào tĩnh mạch cần phải:

  • Bệnh nhân cần báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng thuốc, tiền sử bệnh cũng như các thuốc đã và đang dùng.
  • Nhân viên y tế khi dùng thuốc đường tĩnh mạch cần lưu ý: Tiêm chậm hoặc pha loãng truyền tĩnh mạch với tốc độ thích hợp để hạn chế các tác dụng bất lợi.

Sau khi tiêm vitamin K vào tĩnh mạch cần:

  • Bệnh nhân cần theo dõi các triệu chứng bất thường sau khi tiêm thuốc, cần thông báo ngay cho nhân viên y tế khi gặp các phản ứng dạng phản vệ hoặc bất kỳ dấu hiệu nào đã nêu trên.
Tiêm tĩnh mạch
Tiêm vitamin K vào tĩnh mạch cần được thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Overview of vitamin K, Uptodate truy cập ngày 15/02/2020
  • Vitamin K (phytonadione): Patient drug information, Uptodate truy cập ngày 15/02/2020
  • Tờ thông tin sản phẩm SPC
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

44K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan